Trang chủ Sống khỏe Thảo dược

Thảo dược

Xu hướng sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh

Có rất nhiều cây cỏ xung quanh có tác dụng chữa bệnh thần kỳ mà chúng ta không hề để ý cho tới khi một loạt các nghiên cứu khoa học được tung ra, người ta mới vỡ lẽ, hóa ra những cây cỏ mọc ven đường, trong vườn nhà lại là những phương thuốc quý, giúp điều trị bệnh hiệu quả. Sử dụng cây thuốc tự nhiên để bào chế dược phẩm cũng như phòng và điều trị bệnh đang trở thành xu hướng hiện nay.

1. Thế nào được gọi là cây thuốc?

Cây thuốc là những loại thực vật có khả năng tổng hợp đa dạng các chất hóa học có tác dụng phòng và chữa bệnh. Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, có tới 122 hợp chất trong thuốc tây được phát hiện trong các cây thuốc tự nhiên và các chất này có tác dụng lên cơ thể con người tương tự như các loại thuốc tây.

Từ xa xưa, con người đã dùng cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh, nhưng xu hướng sử dụng cây thuốc tự nhiên thực sự bùng nổ khi có hàng loạt các trường hợp bị biến chứng do sử dụng thuốc tây. Vai trò của cây thuốc đối với sức khỏe con người đang ngày càng được củng cố và công nhận rộng rãi trên khắp thế giới.

Xu hướng sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh

2. Xu hướng sử dụng các cây thuốc tự nhiên để phòng và chữa bệnh

Nếu như trước đây, chỉ ở những nơi chưa công nghiệp hóa, người ta mới sử dụng cây cỏ làm thuốc thì hiện nay, ngay cả những nước có nền y học tiên tiến như Mỹ và phương Tây đã thay đổi cách nhìn về tác dụng của cây thuốc trong việc phòng và chữa bệnh. Tại sao lại có sự chuyển biến như vậy?

 Cây thuốc lành tính, ít tác dụng phụ

  • Cây thuốc là nguồn dược liệu tự nhiên, tổng hợp những tinh hoa từ đất trời để hình thành nên các hợp chất có lợi cho sức khỏe nên tốt hơn rất nhiều so với các loại thuốc được tạo ra từ các phản ứng hóa học.
  • Bên cạnh đó, thuốc tây là sự kết hợp và cô đặc của các hợp chất, tuy có tác dụng nhanh nhưng có thể khiến cơ thể không kịp thích ứng, dễ dẫn đến hiện tượng sốc hoặc những tác dụng không mong muốn. Trong khi đó, sử dụng thuốc từ cây cỏ tự nhiên tuy ngấm chậm hơn nhưng cho thời gian để cơ thể đón nhận và hiếm khi bị lờn thuốc.

 Chữa bệnh bằng cây thuốc giúp tiết kiệm chi phí

Ngoại trừ những dược liệu quý như nhân sâm, linh chi, đông trùng hạ thảo, … thì hầu hết các cây thuốc đều có giá rất rẻ, thậm chí có thể thu hái ngay trong vườn nhà. Ngay cả trong lĩnh vực bào chế dược phẩm, những vị thuốc được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên cũng thường có giá rẻ hơn các loại thuốc thông thường dù có cùng công dụng.

 Các hợp chất có trong cây thuốc tự nhiên có thể phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh nan y

  • Gần đây, cộng đồng rầm rộ chia sẻ những bài viết về tác dụng chữa bệnh ung thư của một số loại cây như nghệ, đu đủ đực, cây xương khỉ, hạ khô thảo, đan sâm, … Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu trên các loại cây này và công nhận chúng có chứa những hợp chất quý báu, có thể ức chế hoạt động của các tế bào ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào đó.
  • Đôi khi, y học hiện đại mải chạy theo sự tiến bộ của công nghiệp mà mải mê tập trung thử nghiệm, phát triển các chất hóa học mới với mong muốn tạo ra những phương thuốc điều trị các bênh nan y mà quên mất rằng, phương thuốc đó vốn dĩ đã tồn tại xung quanh chúng ta từ rất lâu. Đã đến lúc, những đứa con mang tên “người” cần phải quay trở về với mẹ tự nhiên.

3. Một số cây thuốc nên trồng trong nhà

Trồng cây thuốc trong nhà luôn đem lại những lợi ích bất ngờ. Những loại cây mà  chúng tôi gợi ý dưới đây không chỉ có tác dụng làm đẹp cảnh quan, mang lại không khí trong lành cho không gian nhà bạn mà cách dùng chúng để chăm sóc sức khỏe hàng ngày cũng vô cùng đơn giản.

Cúc vạn thọCúc vạn thọ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người

  • Cúc vạn thọ không chỉ có hoa đẹp, giúp không gian nhà bạn trở nên sống động và tươi sáng hơn mà còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Theo y học cổ truyền, cúc vạn thọ có thể chữa hơn 20 bệnh liên quan đến tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, làm mát gan, mật, chữa đau dạ dày, trị nôn mửa, … Bên cạnh đó, cúc vạn thọ còn rất tốt cho mắt và da, giúp điều hòa huyết áp.
  • Cách dùng cúc vạn thọ để phòng và chữa bệnh cũng khá đơn giản. Bạn có thể dùng để nấu ăn, hấp với đường phèn, dùng để pha trà hoặc sắc uống cùng với một số vị thuốc khác. Nếu dùng cúc vạn thọ để chữa mụn nhọt, bạn có thể giã nhỏ và đắp trực tiếp lên mụn.
  • Cúc vạn thọ rất dễ sống. Bạn có thể trồng vào trong các chậu nhỏ đặt trên cửa sổ hoặc ban công đều được.

 Xô thơmXô thơm là một loại thảo phòng chữa bệnh, nâng cao sức khỏe

  • Xô thơm là một loại thảo dược có dáng đẹp và có mùi thơm nhẹ nhàng, vừa thích hợp làm cảnh lại vừa tiện dùng khi muốn phòng chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
  • Xô thơm có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, đặc biệt được ưa chuộng trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến răng miệng và cổ họng như: viêm nướu, loét miệng, chảy máu chân răng, viêm a-mi-đan, viêm thanh quản, …
  • Bên cạnh đó, xô thơm còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp đốt cháy lượng mỡ thừa, hỗ trợ gan mật đào thải chất độc. Đối với phụ nữ, xô thơm đặc biệt có công hiệu trong việc làm đẹp da, điều hòa kinh nguyệt, ngăn chặn sự bốc hỏa trong thời kỳ tiền mãn kinh. Phụ nữa sau sinh nếu thường xuyên uống trà xô thơm có thể hạn chế hiện tượng trầm cảm, cải thiện tâm trạng.
  • Có thể nói, xô thơm là loại dược liệu tuyệt vời giúp bạn phòng chống bênh tật và sống khỏe mạnh hơn.
  • Không chỉ nhiều công dụng, cách dùng xô thơm còn vô cùng phong phú: phơi khô uống như trà, chế biến cùng đồ ăn, hấp cùng mật ong ăn trực tiếp, đun sôi xông mặt hoặc bào chế thành tinh dầu, …
  • Bạn có thể trồng xô thơm vào các chậu nhỏ đặt trên bàn làm việc, treo trên cửa sổ hoặc những nơi râm mát.

 Dương xỉDương xỉ

  • Dương xỉ rất được ưa chuộng và trồng trong các chậu nhỏ trang trí bàn làm việc hoặc lối đi. Đây cũng đồng thời là loại cây có tác dụng chữa rất nhiều bệnh như chữa lang ben, bạch biến, chữa đau lưng, mỏi gối, hỗ trợ chức năng thận, giúp cầm máu, trị bong gân và chữa tiêu chảy. Đối với người già, dương xỉ được dùng như một vị thuốc chữa phong thấp, tay chân lạnh, nhức mỏi, cử động khó khăn, giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn.
  • Cách dùng: Bạn có thể phơi khô và nghiền lá dương xỉ thành bột dùng để đắp mặt để chữa lang ben, lấy các đọt non để dùng như một món rau thông thường hay kết hợp với các loại dược liệu khác sắc thành nước uống.
  • Không chỉ là một loại thuốc đa hiệu, dương xỉ còn có tác dụng xử lý ô nhiễm và nước sinh hoạt. Nghiên cứu cho thấy, trồng dương xỉ có thể giảm hàm lượng asen trong đất, tách asen ra khỏi nguồn nước sinh hoạt và chuyển đổi chất này thành dạng khí, trả lại sự trong lành và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư hay các vấn đề về da.
  • Các văn phòng cũng nên đặt các chậu dương xỉ dọc lối đi để không gian luôn tươi mát do dương xỉ có thể hút bớt các khí độc trong phòng. Có thể nói, dương xỉ là giải pháp toàn diện cho một không gian xanh, một cuộc sống khỏe mạnh và an lành.

 Hoa cúc dại

Hoa cúc dại

  • Hoa cúc dại có vẻ đẹp phóng khoáng mà thanh khiết, rất thích hợp để trồng làm cảnh. Không những thế, trong y học phương Đông, nó còn được xem là một loại thảo dược đa năng trong điều trị bệnh an toàn. Hoa cúc dại có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, hỗ trợ điều trị mất ngủ kinh niên và làm giảm mỡ máu. Loại hoa tinh khôi này còn được dùng như một vị thuốc chữa các bệnh liên quan đến tim mạch, điều hòa huyết áp, trị các bệnh về da như mẩm ngứa, mề đay, dị ứng, làm vết thương mau lành, có thể dùng để dưỡng da và làm đẹp.
  • Cách dùng: Tác dụng chữa bệnh của hoa cúc dại tập trung ở phần cánh hoa và phần thân. Bạn có thể dùng hoa để đun nước gội đầu để trị gàu, giảm ngứa và dưỡng tóc suôn mượt.
  • Hoa cúc dại cũng có thể phơi khô, sắc thành nước uống và dùng như trà.

 Bồ công anh Bồ công anh

  • Bồ công anh vốn là loại cây dại nhưng đang được ưa chuộng trồng tại nhà nhờ nhiều đặc tính quý báu. Hiếm có một loại cây nào lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất như bồ công anh.
  • Các nghiên cứu cho thấy, trong lá của loại cây này có chứa tới 7 loại vitamin, bao gồm: A, B1, B2, B6, vitamin C, E, K và hơn 6 loại khoáng chất như canxi, photpho, sắt, kali, magie, silic, … với hàm lượng cao hơn nhiều so với các loại rau thông thường. Vì thế, bồ công anh rất thích hợp dùng để chế biến món ăn.
  • Ở góc độ y học, bồ công anh được xem là liều thuốc đặc biệt công hiệu trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, rối loạn gan mật, chữa bệnh loãng xương ở người già và chứng còi xương ở trẻ nhỏ. Không chỉ dừng ở đó, loại thảo dược này còn hỗ trợ hiệu quả trong việc chữa suy nhược cơ thể, tăng sức đề kháng, hỗ trợ lọc máu và giải độc. Và tác dụng lớn nhất của bộ công anh khiến nó được săn đón đó chính là giúp phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
  • Cách dùng: bạn có thể lấy phần lá của cây bồ công anh làm món salad, xay lấy nước uống hoặc phơi khô, sau đó sắc uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Những lợi ích mà cây thuốc mang đến cho sức khỏe của chúng ta là không thể chối cãi được. Xu hướng “tìm đến tự nhiên” để phòng và chữa bệnh là xu hướng tất yếu của cuộc sống hiện đại và đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dù bạn sử dụng phương pháp nào để chăm sóc sức khỏe thì cũng cần chú ý đến liều lượng và cách dùng. Chúc bạn luôn có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Mùa thu mùa của hoa cúc

Tháng 8 về, mùa thu chập chững những bước đầu tiên cũng về. Mở đầu bằng những cơn mưa nặng hạt nhưng đâu đó...

Tất tần tật những thắc mắc về cây rau muống

Rau muống là món ăn phổ biến của nhiều gia đình trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều tác dụng phụ mà không...

Kinh nghiệm cho quý ông luôn giữ được chất lượng và...

Chất lượng và số lượng tinh trùng có thể được cải thiện đáng kể nếu quý ông tuân thủ những quy tắc sau. 1. Thay...

Hướng dẫn nấu những món ăn ngon dành cho người bị...

Theo Đông y, dinh dưỡng cho người đái tháo đường (ĐTĐ) là cả một nghệ thuật, đòi hỏi thầy thuốc phải có cách nhìn...

Những lầm tưởng về thói quen ăn uống dễ gây hại...

Trong đời sống hàng ngày, tồn tại nhiều quan niệm về ăn uống và bổ sung dưỡng chất. Về cơ bản, các quan niệm...

Đừng bỏ hạt khi ăn nho, bạn sẽ bất ngờ về...

Mua nho đa phần mọi người đều chỉ chú ý đến chọn trái mọng và ngọt. Khi ăn gặp hạt thì lại nhằn vứt...

Tuyệt chiêu làm tỏi đen thơm ngon, an toàn tại nhà

Tỏi đen có vị dẻo ngọt, thơm ngon và là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Cách làm tỏi đen tại nhà...

Hà Thủ Ô: một loại rễ cây giúp tăng cường sinh...

Polygonum multiflorum là tên khoa học của một trong các loại thảo mộc quý giá nhất trong Trung y. Loài cây leo sung mãn này có...

Bất ngờ với loại hạt nhỏ bé biểu tượng cho sự...

Trong tôn giáo Ấn Độ (đạo Hindu), hạt vừng là biểu tượng cho sự bất tử. Hạt vừng đem lại nhiều giá trị dinh...

Cây húng quế: Thảo dược của bọ cạp, bác sĩ, và...

Thuốc giảm stress, thải độc và chống lão hóa Đối với hầu hết người Mỹ, hương thơm của húng quế đồng nghĩa với những món...

Hột trái bơ ngừa ung thư, giúp cơ thể chống lại...

Trái bơ nổi tiếng là siêu thực phẩm cho sức khỏe nhân loại, và lẽ thường thì bạn chỉ ăn cùi bơ, nhưng giờ...

Truyền thuyết về “mã tiên thảo” và những bài thuốc kỳ...

“Mã tiên thảo” còn được gọi là “Cỏ roi ngựa”, một loài cây mọc hoang rải rác khắp, là vị thuốc dễ tìm nhưng...

Video xem nhiều

Tin tức đọc nhiều