Trang chủ Làm vui Trồng rau

Trồng rau

Trồng rau sạch là cách bảo vệ bạn và gia đình khỏi thực phẩm bẩn độc hại

Những tin tức dày đặc từ việc cảnh bảo thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường đã làm dấy lên nỗi lo về sức khỏe của đông đảo các bà nội trợ, người tiêu dùng. Rau sạch trở thành nguồn hàng khan hiếm và nếu có thì được bán với giá khá cao. Giờ đây bằng cách tự trồng sau sạch, bạn có thể chủ động cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo cho gia đình, tiết kiệm chi phí chi phí sinh hoạt, bên cạnh đó còn giúp không gian sống thêm xanh, sạch, đẹp.

1. Lợi ích của việc trồng rau sạch trong nhà, sân vườn

Không chỉ là một thú vui, trồng rau sạch còn giúp mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho bạn và gia đình.

Trồng rau sạch là cách bảo vệ bạn và gia đình khỏi thực phẩm bẩn độc hại

Trồng rau sạch là cách bảo vệ bạn và gia đình khỏi thực phẩm bẩn độc hại

Trồng rau giúp đem đến nguồn thực phẩm đảm bảo, an toàn, độ dinh dưỡng cao

  • Nguồn thực phẩm rau sạch tự trồng luôn có độ dinh dưỡng rất cao vì được chăm sóc từ phân bón hữu cơ, không sử dụng các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Rau sinh sôi và phát triển một cách tự nhiên. Tuy sản lượng không nhiều như cách trồng công nghiệp, sử dụng thuốc kích thích, nhưng những dưỡng chất trong rau sạch luôn chứa gấp đôi, gấp ba so với rau bản tràn lan ngoài chợ.

 Trồng rau bạn sẽ luôn được thưởng thức rau tươi, sạch và các món ăn ngon miệng, hấp dẫn

  • Khi trồng rau, bạn sẽ luôn được thưởng thức các mon ăn tươi ngon, hấp dẫn mỗi ngày. Rau trồng trong vườn nhà thường rất xanh và tươi. Sau khi hái, rau, củ, quả sẽ được chế biến luôn. Nhờ vậy mà các món ăn được làm từ rau sạch rất ngon miệng, chuẩn vị.

 Trồng rau bạn có thể phòng bị các vị thuốc sơ cứu, chữa bệnh cho gia đình

  • Từ xa xưa, dân gian ta đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc từ các loại rau thơm. Rau răm với vị cay dùng để chữa đau bụng, kích thích tiêu hóa. Rau thì là hỗ trợ giảm ho. Rau mùi có tính ấm có tác dụng thông đại tiểu tiện. Rau húng quế phát huy công dụng trong việc chữa đau đầu, nghẹt mũi.
  • Khi trồng các loại rau thơm này trong vườn nhà, là bạn đang chuẩn bị các vị thuốc phòng và ngừa bệnh, tác nhân gây bệnh. Từ đó, bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình.

 Trồng rau giúp bạn tiết kiệm chi phí mua thực phẩm cho gia đình

  • Ở nông thôn rau xanh là loại được trồng khá phổ biến. Tuy nhiên, do hạn chế về diện tích đất đai, tại thành phố, đặc biệt là các khu đô thị lớn, rau khá han hiếm và được bán với giá đắt đỏ. Bởi vậy, trồng rau sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí đáng kể khi có thể tự cung cấp nguồn thực phẩm cho gia đình.

Trồng rau giúp tạo không gian sống trong lành, xanh tươi cho mái ấm của bạn

  • Ngoài những lợi ích rất thiết thực, thể hiện dưới vai trò là nguồn thức ăn chất lượng cho gia đình, trồng rau còn đóng góp ý nghĩa trong khía cạnh mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian sống, và một môi trường trong lành, sảng khoái.
  • Màu xanh tươi mát của rau sẽ giúp ngôi nhà bạn trở nên xinh xắn, trong lành, chan hòa, ngập tràn thiên nhiên. Không những thế bầu không khí cũng sẽ mát mẻ, sạch sẽ hơn khi rau còn có tác dụng lọc không khí, đào thải các chất độc hại.

2. Những loại rau sạch dễ trồng và cách chăm sóc khi trồng trong nhà, sân vườn

  • Với những người tận dụng khoảng không gian trống của gia đình để làm diện tích trồng rau nên tìm trồng những loại rau có điều kiện sống không quá khắt khe, có thể sinh trưởng tốt ở điều kiện thiếu thốn đất, nắng, và gió.
  • Dưới đây là các loại rau sạch dễ trồng mà bạn có thể tham khảo để áp dụng gieo trồng cho khu vườn của mình.

 Rau muống

Rau muống có sức sống tốt giúp thanh nhiệt, giải độc

Rau muống có sức sống tốt giúp thanh nhiệt, giải độc

  • Rau muống là loại thân rỗng, trên thân có các mắt, không có lông. Lá của nó dài, thuôn nhọn ở đầu. Khi đơm hoa, hoa của nó có màu trắng hoặc tím nhạt tùy vào từng loại muống.
  • Muống là loại thực vật có thể sống tốt cả ở trên cạn và dưới nước, sinh sôi mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C. Cây muống phát triển từ thân, nên khi ngắt ngọn cây sẽ lớn và tiếp tục lên chồi mới ở đoạn thân bị ngắt. Muống sống rất dễ vì vậy không đòi hỏi bạn phải chăm sóc quá cầu kì mà chỉ cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm trong đất.
  • Rau muống khi ăn có vị ngọt nhạt, ăn mát vì vậy có tác dụng thanh nhiệt, chữa rôm sảy, mụn nhọt. Với rau muống bạn có thể chế biến rất nhiều món như: rau muống xào tỏi, rau muống luộc, canh rau muống dầm sấu, canh chua rau muống nấu mẻ, nộm rau muống,…

 Xà lách

 Xà lách chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe

Xà lách chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe

  • Xà lách có thân thấp, mọc sát đất. Lá rau màu xanh đậm và mọc sát nhau tạo thành từng khóm. Nhìn từ xa, cây xà lách giống như một đóa hoa đang nở bung.
  • Kỹ thuật trồng xà lách rất đơn giản, chi phí thấp nhưng vẫn cho năng suất khá cao mà không đòi hỏi nhiều công sức chăm bón. Bạn có thể trồng xà lách trong thùng xốp, rổ đựng, khay nhựa. Xà lách được gieo trồng từ hạt. Loại cây này không ưa nước nên bạn cần lưu ý giữ cho đất trồng khô thoáng trong quá trình chăm sóc.
  • Xà lách thường được dùng làm salad, rau cuốn gỏi.  Ngòai ra, bạn cũng có thể sử dụng để cho vào canh như một loại rau thơm.

Mồng tơi

Mồng tơi là loại rau phổ biến trong bữa ăn gia đình Việt, rất dễ trồng, dễ kiếm

Mồng tơi là loại rau phổ biến trong bữa ăn gia đình Việt, rất dễ trồng, dễ kiếm

  • Mồng tơi thuộc loại dây leo, có thân mập mạp và lá rất nhớt. Lá mồng tơi to bản, có hình hơi tròn.
  • Mồng tơi là một trong những loại rau phát triển rất tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Vì là thân dây leo nên mồng tơi khi trồng không cần quá nhiều diện tích đất, mà có thể làm dàn. Để gieo trồng mồng tơi bạn có thể sử dụng hạt hoặc quả. Khi chăm sóc chỉ cần tưới nước mỗi ngày là mồng tơi có thể sinh trưởng tốt.
  • Mồng tơi thường được dùng để nấu canh, ăn rất mát. Một số món ăn thông dụng từ mồng tơi như: canh mồng tơi nấu ngao, canh mồng tơi nấu mướp, canh mồng tơi nấu tép khô. Vì có tính mát và nhuận tràng nên người ta sử dụng mồng tơi như một vị thuốc có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể.

3. Mô hình trồng rau tại nhà cực dễ bằng thùng xốp

Hiện nay, có rất nhiều gia đình lựa chọn phương pháp trồng rau trong thùng xốp vì cách làm đơn giản, tiết kiệm chi phí lại an toàn và tiện lợi.

Mô hình trồng rau sạch trong thùng xốp

Mô hình trồng rau sạch trong thùng xốp

  Vật dụng, nguyên liệu cần có

  • Để trồng rau theo phương pháp này bạn cần có các nguyên liệu, vật dụng sau đây.

+ Thùng xốp hoặc chậu, khay xốp

+ Hạt giống cây trồng

+ Đất

+ Phân hữu cơ

+ Gạch

 

 Hướng dẫn cách trồng rau trong thùng xốp đơn giản

  • Để giúp quá trình chăm sóc cây không bị ngập úng nước, dưới đáy của chậu xốp cần được đục lỗ. Lỗ này phải có kích thước vừa phải, không quá to giúp đất không bị trôi.
  • Sử dụng gạch có độ cao bằng nhau để kê dưới đáy thúng xốp nhằm mục đích giữ chậu cây cao ráo, không bị đọng nước khi tưới tiêu hoặc mưa gió.
  • Một số loại hạt giống nhỏ như rau dền, xà lách, rau cải,… bạn có thể gieo trực tiếp lên đất trồng vì, các loại hạt này nảy mầm rất dễ. Tuy nhiên, nếu gieo trồng hạt có kích thước lớn như: đậu, ngô, lạc,… thì bạn cần ngâm ủ đến khi hạt nảy mẩm mới có thể đem trồng. Hạt cần được ngâm trong nước ấm, sau đó tiếp tục được ủ bằng vải, mền cho đến khi hạt bắt đầu nhú mầm.
  • Đối với đất trồng, trước khi gieo, bạn trộn đều phân bón với tỉ lệ khoảng 30%. Ở dưới đáy thùng xốp bạn lót một lớp xơ quả như xơ dừa, xơ mướp. Lớp này có tác dụng giữ cho đất trồng khô thoáng nhờ khả năng thoát nước cao. Bên cạnh đó, vẫn giữ được các chất dinh dưỡng cần thiết cho rau. Sau đó bạn đổ đất thịt vào. Mật độ đất phải vừa đủ, không được nén quá chắc, rau sẽ rất khó vươn mầm.
  • Cuối cùng là bước gieo hạt. Khi gieo hạt chỉ cần chú ý đến khoảng cách, mật độ gieo để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của rau. Bạn không nên gieo hạt quá dày vì như thế rau không có đủ đất và chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Dẫn đến, sản lượng sẽ bị thấp.

 Ưu điểm của phương pháp trồng rau bằng thùng xốp

Phương pháp trồng rau bằng thùng xốp có ưu điểm là rất đơn giản, tiết kiệm chi phí, giúp bạn dễ dàng kiểm soát và chăm sóc. Chỉ với những vật dụng sẵn có, không quá cầu kì, một vài thao thác nhanh chóng là bạn đã có một luống rau mini xanh tốt, ngon lành.

4. Những lưu ý khi trồng rau sạch trong nhà, vườn

  • Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách trồng cho rau phát triển khỏe mạnh và lâu dài:

Khi trồng rau cần lưu ý về vị trí, tưới tiêu, và mật độ gieo trồng

Khi trồng rau cần lưu ý về vị trí, tưới tiêu, và mật độ gieo trồng

 Chọn vị trí phù hợp

  • Bạn nên chọn vị trí vườn rau của mình ở những nơi cao, thoáng. Cây xanh, thực vật luôn cần quang hợp liên tục để sinh trưởng. Những vị trí phù hợp như: sân thượng, hiên nhà,… Bên cạnh đó, vị trí này nên gần nguồn nước để thuận tiện cho việc tưới tiêu.

 Tưới tiêu hợp lí

  • Tưới tiêu là một việc quan trọng trong quá trình chăm sóc rau. Vì phải có đủ nước cây mới đơm rễ, hút chất dinh dưỡng. Khi tưới nước bạn không nên tưới quá nhiều tránh để rau bị ngập úng. Nhưng, cũng không nên bỏ bê rau vì khi khi không được tắm nước thường xuyên. chúng rất dễ bị khô héo và chết yểu.

Mật độ rau trong khu vực trồng phải hợp lý

  • Mật độ rau trong khu vực trồng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của rau. Nếu trồng thưa quá sẽ gây lãng phí đất. Nhưng ngược lại, nếu trồng rau quá dày, cây mọc yếu ớt, sản lượng không cao.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trồng rau thông minh vừa tiết kiệm diện tích gieo trồng lại vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch. Vì vậy, bạn hãy thử nghiên cứu để áp dụng cho gia đình mình để có một không gian sống xanh và một nguồn thực phẩm sạch, an toàn, dinh dưỡng.

 

Kĩ thuật trồng rau sạch tại nhà an toàn

Trong cuộc sống hiện nay việc nhiều loại rau, củ, quả luôn trong tình trạng báo động về độ an toàn thực phẩm. Đã...

Muôn kiểu sáng tạo với chậu trồng rau sạch tại nhà

Trồng rau trong chậu đã không còn quá xa lạ với những ai yêu thích công việc làm vườn nữa. Bởi nó không chỉ...

Hướng dẫn trồng mướp đắng sai quả tại nhà

Trồng khổ qua (mướp đắng) không hề... khổ chút nào mà trái lại, trồng loại cây này khá dễ dàng từ khâu gieo hạt,...

Cách trồng dưa leo cho vụ mùa bội thu

Tự trồng dưa leo tại nhà giúp vừa sử dụng làm thực phẩm, vừa “hiến mình” cho công cuộc làm đẹp, dưa leo tự...

Hướng dẫn trồng và chăm sóc rau xà lách tại nhà

Xà lách là loại cây thân thảo và cũng là tên gọi chung cho một loại rau ăn sống. Rau xà lách có khá nhiều loại như:...

Hướng dẫn trồng khoai tây đơn giản, sai củ tại nhà

Khoai tây là một loại rau củ cực kỳ phổ biến với nhiều nền ẩm thực trên thế giới không chỉ ở Việt Nam....

Các loại hạt giống rau dễ trồng, thu hoạch nhanh trong...

Mùa hè là mùa được xem là thuận lợi cho việc trồng các loại rau củ quả nhất trong năm, thời tiết nóng ẩm...

Hướng dẫn trồng sả tại nhà

Hiện nay, cây sả được trồng ở khắp nơi nhờ công dụng hữu ích. Tuy nhiên, để thu về sản lượng lớn và có...

Mô hình trồng rau sạch bằng hệ thống vườn treo

Hiện nay, nhiều gia đình ở thành phố dù diện tích sân vườn chật hẹp thế nhưng họ vẫn muốn trồng rau sạch tại nhà để...

Kỹ thuật trồng rau cải xoong trong thùng xốp

Cải xoong là một loại thực vật họ Cải, bán thủy sinh có nguồn gốc từ châu Âu tới Trung Á. Cải xoong ngoài...

Cách trồng rau mầm bằng khăn giấy

Trồng rau mầm bằng khăn giấy mà không cần sử dụng đất bạn đã thử chưa? Hãy cùng Mẹ Tự Nhiên tìm hiểu nhé! Rau mầm là...

Trồng rau trên sân thượng với mô hình khí canh tự...

Nếu ai có sân thượng nhỏ hẹp hay ban công có diện tích khiêm tốn thì có thể tham khảo cách trồng rau sạch theo mô...

Video xem nhiều

Tin tức đọc nhiều