Trang chủ Sống khỏe Thiền định

Thiền định

Thiền định giúp cuộc sống cân bằng và tốt đẹp hơn

Đạo phật đã xuất hiện ở Việt Nam từ ngàn năm trước và trước đây, con người tìm đến thiền như một liệu phát giải phóng tâm hồn, trút bỏ mọi sân si, hỉ nộ ái ố để đạt đến sự thanh tịnh. Ngày nay, lượng người tập thiền ngày càng cao bởi người ta đã tìm thấy nhiều ưu điểm vượt trội của thiền, đặc biệt là đối với sức khỏe con người. Có thể nói, đây là phương thức giúp cuộc sống cân bằng và tốt đẹp hơn.

1. Thiền định là gì?

  • Thiền định hay gọi ngắn gọn lại là thiền, có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Thiền không chỉ là mô phỏng tư thế ngồi của Đức Phật mà sâu xa hơn, thiền là một phương pháp giúp cho cho người luyện tập tận hưởng trọn vẹn cuộc sống hiện tại, là giải phóng toàn bộ gánh nặng và tìm được sự bình an sâu thẳm trong tâm hồn.
  • Bản chất của thiền định là điều khiển hơi thở, làm chủ các luồng khí trong cơ thể, từ đó mang đến những tác dụng bất ngờ đối với việc rèn luyện sức khỏe.

Thiền định giúp cân bằng cuốc sống tốt đẹp hơn

Thiền định giúp cân bằng cuốc sống tốt đẹp hơn

2. Vai trò của thiền định đối với sức khỏe con người

– Luyện tập thiền giúp ngủ ngon giấc hơn, hạn chế mất ngủ

Thiền giúp bạn giải tỏa mọi căng thẳng, nguyên nhân chính cản trở giấc ngủ hàng ngày. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần dành ra 10-15 phút ngồi thiền mỗi ngày có thể giúp bạn ngủ ngon giấc hơn và thức dậy sảng khoái hơn vào sáng hôm sau.

– Thiền giúp người luyện tập nhận thức về sức khỏe bản thân tốt hơn

Khi luyện tập thiền, bạn sẽ có những giây phút lắng lại để suy ngẫm và cảm nhận những dòng chảy chính trong bản thân mình, lắng nghe những tín hiệu mà cơ thể gửi đến bạn. Càng thấu hiểu cơ thể mình, bạn càng có cơ sở cho việc rèn luyện sức khỏe, biết cách ăn uống và tập luyện phù hợp nhằm tăng cường khả năng phòng chống bệnh.

– Luyện tập thiền giúp cải thiện các vấn đề về cột sống và xương khớp

Các tư thế ngồi thiền thường yêu cầu người luyện tập phải giữ cột sống thẳng, không cong gấp. Chính tư thế này đã giúp giảm thiểu tối đa hiện tường đau thắt lưng khi ngồi nhiều, đặc biệt hiệu quả đối với những ai phải làm việc hàng giờ liền trước máy tính. Những người cao tuổi, nếu tập thiền thường xuyên có thể cải thiện hệ cơ xương, phòng chống được hiện tượng chuột rút, giảm thiểu tình trạng lập cập, run chân tay, giúp việc đi lại trở nên nhẹ nhàng hơn.

– Luyện tập thiền thường xuyên giúp cải thiện tâm trạng, hạn chế căng thẳng

Khả năng kiểm soát cảm xúc và giảm stress ở những người thường xuyên tập thiền tốt hơn hẳn so với những người bình thường. Điều này đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh. Rất nhiều các tập đoàn lớn trong đó có Apple và Google đã đưa thiền vào trong văn hóa doanh nghiệp, khuyến khích nhân viên của mình luyện tập nhằm giải tỏa những căng thẳng trong công việc và nâng cao hiệu suất làm việc.

– Thiền giúp giảm huyết áp

Thiền có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát cảm xúc, điều khiển các luồng khí của cơ thể. Khi thiền, nhịp tim ổn định hơn, các trạng thái cảm xúc đạt mức cân bằng, từ đó giúp điều hòa huyết áp.

– Thiền giúp tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ

Khi tập thiền, người luyện tập phải loại bỏ mọi tạp niệm và tập trung vào một vấn đề duy nhất. Thiền giúp bạn không bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài hay những luồng suy nghĩ khác len lỏi vào trong tâm trí. Khi tập trung cao độ, con người có thể giải quyết mọi việc vô cùng nhanh chóng và hiệu quả cũng như biết cách sắp xếp, xác định mức độ ưu tiên của từng công việc.

– Thiền giúp bạn yêu bản thân hơn

Hiếm có phương thức nào giúp bạn nhận thức rõ ràng về giá trị của bản thân hơn thiền. Khi tập thiền, bạn như đang đối diện với chính mình, những cảm xúc tiêu cực như thiếu tự tin, nghi ngờ bản thân, những nỗi sợ hãi năm sâu thẳm trong tâm hồn mỗi con người sẽ được khơi dậy và thiền sẽ giúp bạn vượt qua những điều đó. Bạn sẽ tự tìm ra con đường lấp đầy những cảm xúc đang bị thiếu hụt trong mình, tự hoàn thiện bản thân và yêu thương bản thân mình nhiều hơn. Khi bạn lạc quan và yêu bản thân hơn, bạn sẽ sống khỏe mạnh và ý nghĩa hơn.

Thiền định đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Thiền định đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

3. Nền tảng căn bản của thiền

Ngày nay, rất nhiều người luyện tập thiền theo phong trào mà không hiểu gì về thiền. Điều này vô cùng nguy hiểm. Để có nhận thức đúng đắn nhất về thiền cũng như có phương hướng luyện tập hiệu quả, bạn cần nắm bắt được nền tảng căn bản của thiền.

– Đạo đức:

Nếu khi luyện tập thiền, trong trí óc bạn vẫn còn những tham, sân, si, sẽ rất khó để bạn đạt tới cảnh giới của môn nghệ thuật mang đầy tính triết học này. Bắt nguồn từ đạo Phật, thiền luôn hướng tới sự thánh thiện trong sạch trong tâm hồn và thương yêu chúng sinh. Khi nghĩ về điều tốt lành và đẹp đẽ, hơi thở trở nên điều hòa hơn, tâm hồn thư thái, từ đó ổn định nhịp tim. Ngược lại, khi nghĩ đến những điều xấu xa, những toan tính, các cơ trở nên căng thẳng, hơi thở dồn dập đẩy huyết áp lên cao. Khi đặt đạo đức làm gốc, tâm trạng con người cũng trở bên bình an hơn, sống vui vẻ hơn.

– Công đức:

Được hiểu là việc đem lại niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người. Người tập thiền cần gạt bỏ mọi ích kỷ, toan tính cá nhân mà cần hướng tới lợi ích chung của cả cộng đồng mới có thể tìm đến sự thanh tịnh. Rất nhiều người nghĩ rằng, muôn thanh tịnh thì phải tìm đến những nơi vắng vẻ, xa lánh đời, lánh người. Trên thực tế, càng hoạt động vì tập thể bao nhiêu, con người càng cảm thấy bình an bấy nhiêu.

– Khí công:

Tập thiền chính là học cách thở, là điều khiển các luồng khí trong cơ thể và nền tảng của nó chính là khí công. Nếu như 2 nền tảng đầu tiên của thiền tác động vào mặt tâm lý và nhận thức, từ đó tác động gián tiếp đến sức khỏe thì khí công là có tác động trực diện hơn. Khi luyện khí công, bạn phải tập thở bằng cơ hoành, cơ hô hấp quan trọng nhất quyết định 80% chất lượng hô hấp. Y học phương Đông đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của khí công đối với sức khỏe con người, nó giúp giải phóng nguồn năng lượng tiềm tàng ẩn sâu bên trong cơ thể mỗi người.

Thiền định đem tới cho bạn sức khỏe, thanh tịnh

Thiền định đem tới cho bạn sức khỏe, thanh tịnh

4. Một số lưu ý khi tập thiền

  • Tập thiền tức là giữ cho đầu óc thư giãn. Vì thế, khi tập thiền, bạn không nên tự ép buộc mình phải nghĩ hoặc không nghĩ về điều gì đó hay cố gắng kiểm soát mọi suy nghĩ. Hãy thả lỏng bản thân và để mọi thứ đến tự nhiên.
  • Thiền bắt nguồn từ đạo Phật nhưng thiền không phải là hình thức thực hành tôn giáo. Thiền không ép buộc bất cứ ai phải xa lánh đời mà khuyến khích người luyện tập tập trung vào chính bản thân mình, thư giãn và giữ tinh thần thoải mái để tận hưởng cuộc sống.
  • Nếu bạn mới bắt đầu luyện tập, thời lượng cho mỗi lần tọa thiền nên kéo dài khoảng 5-15 phút, sau đó tăng dần. Ngồi thiền lâu hơn không có nghĩa là tốt hơn nếu bạn không ngồi đúng cách và thực sự cảm thấy thư giãn khi thiền.
  • Thông thường, thiền có 3 tư thế ngồi khác nhau: ngồi kiết giá hay còn gọi là tư thế hoa sen, ngồi bán giá và ngồi xếp bằng. Bạn có thể lựa chọn tư thế nào giúp bạn cảm thấy thoải mái và ổn định nhất khi thiền.
  • Thiền dành cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho tới người già và có lợi cho tất cả mọi người. Miễn là bạn yêu thích bộ môn này, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi nó.
  • Khi tập thiền, bạn có thời gian để nhìn lại mình, đối mặt với khó khăn chứ không nên chối bỏ vấn đề hay tự huyễn hoặc bản thân.

5. Hướng dẫn tập thiền tại nhà tốt cho sức khỏe

– Bước 1: Chọn thời gian thiền

Bạn có thể chọn bất kỳ thời gian nào trong ngày để ngồi thiền và thời gian tốt nhất là vào buổi sáng khi vừa tỉnh giấc hoặc 30 phút trước khi đi ngủ. Tọa thiền vào buổi sáng sẽ giúp bạn có một tinh thần thoải mái nhất để bắt đầu một ngày mới trong khi tọa thiền vào buổi tối sẽ giúp bạn giải tỏa mọi căng thẳng sau một ngày làm việc vất vả, giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu.

– Bước 2: Lựa chọn không gian

Không gian lý tưởng nhất cho việc ngồi thiền là giữa thiên nhiên trong lành, ví dụ như một góc vườn cây đầy bóng mát, ven hồ hay trên bãi biển. Tuy nhiên, với điều kiện nhà ở thành phố như hiện tại, đất chật người đông, bạn có thể đơn giản là thu dọn lại căn phòng của mình sao cho gọn gàn và sạch sẽ là được.

– Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ

Bạn có thể lựa chọn một tấm đệm ngồi hoặc một chiếc ghế tựa.

– Bước 4: Thiết lập tư thế ngồi thiền

Tập ngồi thiền tại nhà cho đầu óc thư giãn

Tập ngồi thiền tại nhà cho đầu óc thư giãn

  • Bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 tư thế ngồi thiền đã nếu ở mục 4. Giữ khớp hông hơi cao hơn gối, hạ thấp vai và thả lỏng cơ thể, giữ lưng thẳng nhưng không căng, mắt mở vừa phải, không nhắm hẳn cũng không mở hẳn.
  • Vòng cánh tay theo hình chữ C, khủy tay hơi đưa ra để không khí lưu thông, hai bàn tay đặt lên nhau, lòng bàn tay ngửa, giữ thấp hơn rốn, hai ngón cái chạm vào nhau. Hoặc bạn có thể chạm đầu ngón tay cái vào ngón giữa và đặt hai tay lên đầu gối. Đầu hướng về phía trước, miệng khẽ mở.

– Bước 5: Tập trung tinh thần

Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hãy tưởng tượng bạn đang thu vào những tinh hoa của đất trời và đẩy toàn bộ những lo toan, sợ hãi ra ngoài. Dần dần, bạn sẽ tiến vào trạng thái vô thức, thư giãn, quên đi mọi muộn phiền của cuộc sống. Thiền đạt đến đỉnh cao khi đầu óc bạn trống rỗng và bạn cảm nhận được những luồng khí di chuyển trong cơ thể mình.

– Bước 6: Xả thiền

  • Từ từ mở mắt và thả lỏng chân tay và rời khỏi tư thế ngồi thiền. Lúc này bạn không nên đứng dậy ngay mà nên duỗi thẳng tay chân trước. Trong thời gian đầu mới tập thiền, bạn có thể thấy hơi tê chân. Hãy xoa bóp chân một chút để cho máu lưu thông, xoay khớp cổ, khớp hông để các cơ co giãn.

Thiền đang ngày càng chứng minh những lợi ích to lớn của mình đối với sức khỏe con người. Nó không chỉ đơn giản là một bộ môn luyện tập thông thường mà còn mang đậm nét nhân văn và giàu tính nghệ thuật, giúp con người thay đổi theo hướng tích cực cả về tâm thức và thể chất. Nếu muốn theo đuổi thiền, bạn phải thật sự kiên nhẫn và quyết tâm đến cùng mới có thể đạt được kết quả tốt nhất. Chúc bạn luôn sống vui vẻ và khỏe mạnh cùng thiền.

 

 

 

Sự thật tâm linh – Phần 3

Thể khí chính là bản sao của thể chất nhưng bằng dàn khí, chính là sự sống của chúng ta, khí tụ thì còn...

Để có được sự thanh tịnh trong tâm hồn

Hầu như tất cả mọi người đều muốn có được sự thanh tịnh tâm hồn trong đời sống của mình. Ai cũng muốn có được hạnh...

Sự thật tâm linh – Phần 2

Chúng ta là một phần tử bé nhỏ của tạo hóa, luôn tìm kiếm sự hòa hợp của bình an, sức khỏe , tri...

Sự thật tâm linh – phần 5- Thể Vi Tế

Thể vi tế là một công cụ khác của bản thể, để nhận biết được những thực tế ở những cảnh giới khác, tần...

Sự thật tâm linh – Phần 1

Kiến thức trọn vẹn về sự thật tâm linh - hành trình tìm về bản thể - một hành trình sẽ làm thay đổi...

Sự thật tâm linh – phần 4- Trải nghiệm con mắt...

Để thiền, bạn không cần tìm đến bất cứ một minh sư hay một vị thầy cụ thể nào, minh sư đã ở trong...

Video xem nhiều

Tin tức đọc nhiều