Huyền thoại củ khởi – thần dược trong truyền thuyết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
387

Củ khởi còn gọi là củ khỉ hay cẩu kỷ hay kỷ tử là tên gọi chung của ít nhất 2 trong số khoảng 90 loài thực vật của chi Lycium. Đó là Lycium chinense và Lycium barbarum (cẩu kỷ Ninh Hạ). Chúng là hai loài thực vật có quan hệ gần trong họ Cà (Solanaceae). Bản địa cây củ khởi có lẽ là vùng Đông Nam châu Âu trải rộng sang Tây Nam châu Á nhưng cây này ngày nay chủ yếu trồng ở Trung Hoa với 7 loài được ghi nhận trong Quần thực vật Trung Hoa.

Ngày nay, ở Việt Nam, người tiêu dùng không còn quá xa lạ với loại dược liệu này. Các món ăn làm tử kỷ tử – trong đó có những món như Cháo kỷ tử, các món hầm thuốc bắc có vị thuốc kỷ tử, gà xảo kỷ tử… được rất nhiều người yêu thích.

Vậy, liệu rằng bạn đã biết hết công dụng của những hạt kỷ tử nhỏ bé có màu sắc rực rỡ kia chưa? Hãy cùng Metunhien.vn tìm hiểu nhé!

Câu chuyện về cây kỷ tử

Có nhiều truyền thuyết về loại cây thuốc này, tuy nhiên nổi tiếng nhất liên quan đến Kỷ tử phải nói đến chuyện về Tể tướng Phương Huyền Linh. Chuyện kể rằng: vào đầu đời Đường (Trung Quốc), tể tướng Phương Huyền Linh do giúp Đường Thái Tông Lý Thế Dân cai quản triều chính nên phải suy nghĩ căng thẳng, khiến cả tinh thần lẫn thể chất suy kiệt. Biết chuyện, vua Đường Thái Tông lệnh cho thái y đến thăm và bốc thuốc ban cho Phương Huyền Linh. Tể tướng được quan Thái y  cho dùng món canh kỷ tử nấu với ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) thường xuyên nên sức khỏe dần phục hồi, tinh thần tráng kiện, phục vụ việc triều chính cho đến tận những năm qua đời.

Một câu chuyện khác cũng nói về cây kỷ tử: Câu kỷ tử còn được gọi là “Minh mục tử” do có tác dụng làm sáng mắt. Chuyện xưa kể rằng:  ở Ninh An, tỉnh Ninh Hạ, Trung Quốc, có người vợ khóc chồng nên mù cả hai mắt. Để chữa bệnh cho mẹ, con gái tên là Câu Hồng Quả đã ngày đêm leo đèo, lội suối để tìm thuốc. Cảm tấm lòng hiếu thảo của cô gái, tiên ông Bạch Hổ Tử đã chỉ cô hái thuốc câu kỷ tử cho mẹ cô uống.Sau thời gian uống thuốc, mắt của mẹ cô gái sáng trở lại một cách thần kỳ.

cau-ky-tu-tu-huyen-thoai-den-thuc-te-1

Huyền thoại về cây thuốc thường được dựa trên công dụng thực chữa bệnh của nó. Thực tế, câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh Can, Thận và Phế; có công dụng tư bổ Can, Thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận phế; thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh…

Đông y nói gì về cây kỷ tử? 

Theo Tạp chí Bác sĩ gia đình (TQ), có một loại quả phổ biến thuộc diện hàng đầu trong những bài thuốc Đông y được hầu hết các danh y sử dụng cho bệnh nhân của họ chính là Kỷ tử. Loại quả này tốt thế nào thì đã có nhiều tài liệu nhắc đến, nhưng ít người biết rằng, kỷ tử là một cây dại/cây rừng có giá trị dược liệu từ gốc đến ngọn, không bỏ sót bộ phận nào trên thân cây.

Các tài liệu Đông y nhấn mạnh rằng, kỷ tử toàn thân cây đều là “bảo bối” đáng giá.

Trong cuốn “Bản thảo cương mục“- cuốn sách Đông y nổi tiếng ghi chép rằng, “mùa xuân hái một nắm lá kỷ tử – loại lá giúp mỗi ngày tràn đầy sinh lực. Mùa hè hái một ít hoa kỷ tử – loại hoa giúp bạn sống trường sinh, mùa thu dùng một ít hạt kỷ tử – loại hạt giúp bạn khỏe mạnh, mùa đông dùng một ít rễ kỷ tử – loại rễ giúp bạn khỏe mạnh gân cốt, đẹp da”.

Trong Đông y hiện đại thì đã bớt dùng hoa kỷ tử, nhưng lá, quả và rễ thì vẫn được ứng dụng phong phú trong đời sống hàng ngày. Đây được xem là một nguyên liệu tốt có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Tây y đánh giá về Kỷ tử

Câu kỷ tử thuộc họ quả mọng, có vị đắng xen lẫn một chút vị chua nhưng kèm theo cảm giác ngọt ở hậu vị. Bạn có thể ăn quả tươi hoặc quả khô. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao kỷ tử sấy khô bởi hàm lượng dinh dưỡng cô đặc ở mức cao. Các nhà khoa học đã đánh giá và kết luận câu kỷ tử là một trong những loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm:

  • Sắt
  • Kẽm
  • Chất xơ
  • Vitamin C
  • Vitamin A
  • Chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, loại quả này còn đem đến 8 axit amin thiết yếu. Các chuyên gia dinh dưỡng nói rằng 120gram câu kỷ tử cung cấp 10% lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày, một con số đáng ngạc nhiên đối với trái cây. Các carbohydrate trong loại quả này thuộc dạng carbon phức, đồng nghĩa cho khả năng điều chỉnh đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng mệt mỏi do tiêu thụ lượng lớn carbohydrate (sugar crash) trong tương lai.

Những công dụng của quả kỷ tử

Câu kỷ tử có nhiều tác dụng, nhưng không phải ai cũng có thể biết hết những tác dụng đó. Dưới đây là hệ thống những tác dụng của câu kỷ tử:

1. Tăng cường thị lực

Quả kỷ tử đặc biệt giàu zeaxanthin, một chất chống oxy hóa được biết đến với những lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Ăn loại quả này được coi là một biện pháp điều trị tự nhiên cho bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi già. Zeaxanthin trong quả mọng cũng sẽ bảo vệ mắt khỏi tác động của tia cực tím, các gốc tự do và các dạng trầm cảm khác nhau.

2. Câu kỷ tử giúp giảm cân

câu kỷ tử giúp giảm cân

Câu kỷ tử có lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng, do vậy bạn hoàn toàn có thể dành cho loại quả này một vị trí trong kế hoạch ăn kiêng giảm cân. Ngoài ra, lượng đường trong câu kỷ tử khá thấp, khiến người ăn vào vẫn cảm thấy no cũng như thỏa mãn cơn thèm nhưng không hề mập thêm. Chất xơ dồi dào từ loại quả này sẽ bảo vệ vòng eo khỏi sự tấn công của lũ mỡ thừa đáng ghét.

Bạn có thể chế biến câu kỷ tử thành thức uống giảm cân với công thức như sau:

  • 10g quả khô
  • 1 quả chanh
  • 1/2 trái kiwi
  • 300ml nước khoáng.

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần vắt chanh để lấy nước, sau đó đưa tất cả nguyên liệu vào máy rồi xay nhuyễn cùng một chút đá lạnh.

3. Cải thiện khả năng tình dục

Câu kỷ tử có một lịch sử lâu dài gắn liền với nhiệm vụ hỗ trợ sinh sản. Một nghiên cứu đã cho thấy khả năng của quả kỷ tử trong việc:

  • Cải thiện khả năng tình dục
  • Cải thiện nồng độ testosterone
  • Tăng khả năng di chuyển và số lượng của tinh trùng
  • Kéo dài thời gian cương cứng và phản ứng xuất tinh.

Các bác sĩ cũng gợi ý quả kỷ tử có thể là một lựa chọn thay thế cho những phương thuốc điều trị rối loạn cương dương như Viagra.

4. Chống trầm cảm

Không những giàu vitamin B và C mà kỷ tử cũng chứa mangan và chất xơ. Tất cả các chất dinh dưỡng này sẽ làm tăng mức năng lượng tích cực của bạn. Loại quả mọng này đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để chống trầm cảm, các rối loạn lo âu và cảm xúc khác.

5. Thải độc cho gan

Các loại quả mọng thường được sử dụng cùng với nhiều loại thảo mộc truyền thống khác như cam thảo và nấm linh chi trong việc làm sạch gan. Theo dân gian, quả câu kỷ tử có lợi cho cả gan và thận, hỗ trợ phục hồi sức mạnh của cơ thể kèm theo khả năng đào thải độc tố. Vào những ngày nóng bức, bạn hãy pha cho mình 1 bình trà kỷ tử để hạ hỏa và tăng cường sinh khí nhé.

Cách pha trà kỷ tử cùng long nhãn không hề phức tạp, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm:

  • Trà
  • Mật ong
  • Táo tàu khô
  • Nước đun sôi
  • Quả kỷ tử khô.

Cách thực hiện như sau:

  • Bỏ lá trà vào bình đựng, lược qua 1 lần với nước sôi (tráng trà)
  • Cho tất cả nguyên liệu vào bình
  • Đậy kín và ngâm nguyên liệu trong 5 – 10 phút
  • Nếu muốn có vị ngọt tự nhiên, bạn có thể cho thêm chút mật ong
  • Rót ra ly và thưởng thức.

6. Tăng cường hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và việc ngừa cúm luôn đi đôi với nhau. Các vitamin trong quả câu kỷ tử có thể tăng cường hiệu quả của vắc-xin cúm. Điều này rất hữu ích vì biện pháp tiêm phòng không phải lúc nào cũng bảo vệ bạn khỏi sự tấn công của virus.

7. Hỗ trợ giảm đau

Quả kỷ tử mang đặc tính chống viêm, có thể giúp bạn đẩy lùi một vài cơn đau, chẳng hạn như đau khớp. Dẫu vậy, vẫn còn khá ít thông tin chứng minh loại quả này sẽ đem lại tác dụng tương tự với tình trạng đau cơ bắp.

8. Câu kỷ tử làm đẹp da

câu kỷ tử làm đẹp da

Bạn lo lắng về làn da sậm màu cùng những nốt thâm hay vết nhăn đáng ghét? Vậy thì đừng buồn bã nữa bởi vị cứu tinh đã xuất hiện rồi đây. Bạn có biết kỷ tử có tác dụng tốt trong việc điều trị nám da bởi chúng rất giàu vitamin C, beta-carotene và axit amin. Những hợp chất này đều giúp cải thiện sự hiện diện của hắc sắc tố, từ đó giúp làn da trở nên sáng hồng, mịn màng.

Ngoài cách ăn trực tiếp, bạn có thể nghiền nhỏ một vài quả kỷ tử và trộn cùng sữa chua. Sau đó đắp hỗn hợp này lên mặt, để yên trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Thực hiện việc này mỗi ngày sẽ đem lại kết quả mỹ mãn nhất cho làn da.

Chưa dừng lại ở đó, nếu đang đối mặt với tình trạng mụn xuất hiện, ngoài việc dùng sản phẩm chăm sóc da từ bên ngoài, bạn nên uống thêm trà câu kỷ tử để hỗ trợ từ bên trong và giảm nguy cơ mụn tấn công đột ngột. Cách pha chế trà kỷ tử khá đơn giản cũng như dễ làm, chỉ cần những nguyên liệu sau:

  • 15g quả kỷ tử
  • Nước đun sôi.

Thực hiện

  • Rửa sạch quả
  • Cho kỷ tử vào bình đựng
  • Rót nước sôi vào
  • Để yên trong vòng 15 – 20 phút
  • Rót ra ly và thưởng thức.

9. Giúp tóc nhanh dài

câu kỷ tử

Khi bị rụng tóc, bạn hãy nghĩ đến vitamin A nhé. Đây là loại chất có khả năng cải thiện khả năng tăng cường lưu thông máu trên cơ thể và da đầu, từ đó kích thích tóc tăng trưởng kèm theo ngăn ngừa tình trạng gãy yếu. Như thông tin bài viết đã đề cập ở trên, quả kỷ tử rất giàu vitamin C. Chất dinh dưỡng này giúp hấp thu sắt, một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của tóc.

10. Cải thiện sức khỏe của phổi

Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ câu kỷ tử trong bốn tuần giúp giảm viêm ở phổi và tăng hoạt động của bạch cầu nhằm chống lại các bệnh về phổi như cúm, hen suyễn…

11. Điều chỉnh huyết áp

Hợp chất polysacarit của quả kỷ tử được đánh giá cao ở đặc tính chống tăng huyết áp. Trên thực tế, đây là thành phần thường thấy trong các bài thuốc y học cổ truyền nhằm giúp bệnh nhân điều chỉnh huyết áp ổn định và ngăn ngừa các bệnh liên quan.

Công dụng của lá kỷ tử

Lá kỷ tử có vị ngọt và đắng, hơi lạnh và đi vào năm cơ quan nội tạng, có chức năng bổ hư ích tinh, trừ phong sáng mắt, tốt cho thị lực, thanh nhiệt, giải khát.

Lá kỷ tử phù hợp dùng cho những người có bệnh về âm hư sinh nhiệt, tiêu khát, giảm tình trạng khô cổ họng, gan thận yếu, khô mắt, mắt mệt mỏi, loại bỏ nóng trong, giảm đau răng và các triệu chứng khác.

Lá kỷ tử rất mềm và ngon. Vào mùa xuân, những chiếc lá non được sử dụng để nấu lên ăn như một món rau, rất mát và ngon. Món ăn này xưa được miêu tả là dùng để phục vụ trong bữa tiệc, từng được thể hiện trong các cảnh phim miêu tả các bữa yến tiệc sang trọng trong phim Hồng Lâu Mộng.

Ngoài ra, lá kỷ tử cùng dùng để chế biến các món salad và súp, hương vị tươi mới và rất ngon, hợp khẩu vị với nhiều người.

Đông y khen cây dại này tốt từ gốc đến ngọn: Lá, quả, rễ đều có thể nấu thành món ăn thuốc - Ảnh 2.

Món ăn từ lá kỷ tử

Món ăn dưỡng sinh nổi tiếng nhất là món lá kỷ tử nấu canh với gan lợn. Cách chế biến như sau.

Thành phần nguyên liệu: 100 gram lá kỷ tử, 200 gram gan lợn.

Cách chế biến: Rửa lá kỷ tử sạch sẽ, để ráo nước, rửa gan lợn rồi cắt thành lát vừa ăn.

Đun nước sôi, sau đó cho gan lợn vào nấu, thêm chút rượu, hành lá, gia vị vừa ăn, đun lửa nhỏ trong 30 phút cho đến khi gan chín thì cho lá kỷ tử vào, đun thêm 10 phút là có thể ăn.

Những tác dụng phụ nếu dùng kỷ tử không đúng cách

Dẫu rất tốt cho sức khỏe, quả kỷ tử tồn tại một số bất lợi mà bạn cần chú ý đến khi sử dụng nó, chẳng hạn như:

1. Tương tác với thuốc

Câu kỷ tử có thể tương tác với một số loại thuốc. Nếu bạn đang dùng warfarin (chất làm loãng máu), bạn không nên sử dụng loại quả này. Ngoài ra, câu kỷ tử cũng có thể gây ra tương tác xấu với thuốc trị bệnh đái tháo đường và thuốc trị huyết áp. Để đảm bảo tính an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Gây dị ứng

Những người bị dị ứng phấn hoa phải tránh xa quả câu kỷ tử. Chúng có thể khiến bạn nhạy cảm ánh sáng, từ đó hình thành phát ban trên da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

3. Nguy hiểm với mẹ bầu

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo tuyệt đối không ăn quả kỷ tử vì chúng có thể gây sảy thai. Ngoài ra, nếu đang cho con bú, loại quả này cũng sẽ không thích hợp bởi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Một số bài thuốc hay từ cẩu kỷ tử

Câu kỷ tử có thể dùng độc vị để ngâm rượu, làm trà, thậm chí nhai sống. Bài thuốc dùng câu kỷ tử  để bổ thận, sinh tinh vừa để giúp sức cho thục địa trong bổ thận âm. Bài thuốc:

Thục địa 100g, nhục thung dung 100g, huỳnh tinh 100g, câu kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, đan sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc nhung 20g, lộc giác giao 40g.

cau-ky-tu-tu-huyen-thoai-den-thuc-te-2

Ngoài ra, còn gia giảm một số vị thuốc quý hiếm khác tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.

Công dụng: đại bổ thận, bổ mạnh tinh huyết, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, sinh tinh, tăng cường sinh lực. Đối với nam: tăng số lượng và chất lượng tinh trùng; tinh trùng sẽ hoạt động mạnh, di chuyển nhanh hơn, từ đó người hiếm muộn có thể có con.

Trong đó: Thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, câu kỷ tử: bổ thận, sinh tinh;  lộc nhung, lộc giác giao: bổ mạnh tinh huyết; nhân sâm, đảng sâm, bắc kỳ, đan sâm: bổ khí, tăng cường sức khỏe; đương quy, xuyên khung: dưỡng huyết điều kinh; sinh địa, táo nhân: dưỡng huyết an thần.

Các vị thuốc khác trong bài có tác dụng hỗ trợ bổ thận, cường dương sinh tinh huyết.

Cách ngâm và uống:

Cho toàn bộ vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa tốt, loại bình 10 lít, đổ vào 6 lít rượu 40 độ, sau đó lấy 300g đường phèn nấu với nửa lít nước cho tan ra, để nguội đổ chung vào. Ngâm 1 tháng mới được uống.Ngày uống 3 ly nhỏ, mỗi ly khoảng 25ml, sau bữa ăn.

Đàn ông ngoài uống thuốc rượu trên còn có thể uống thêm bài lục vị, bát vị gia giảm, tùy theo từng  chứng trạng mà dùng (thận âm suy hay thận dương suy).

Có thể bạn quan tâm: 

Lạc tiên – đem lại cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn!

Thìa canh – khắc tinh của bệnh tiểu đường

Tía tô – xua tan nỗi lo bệnh gút

Atiso – đẹp da, trị mụn, giải độc rượu bia

Chiết xuất cô đặc Đương quy – món quà dành cho phái đẹp!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here