Các loại vải có nguồn gốc tự nhiên, ưu nhược điểm và cách phân biệt

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (39 votes, average: 4,36 out of 5)
Loading...
0
16910

1.Vải sợi tự nhiên

Vải sợi tự nhiên là loại vải được dệt từ các sợi có sẵn trong tự nhiên mà loài người đã biết từ lâu.

Vải sợi bông: Thu được từ quả cây bông
Vải sợi lanh, gai, đay…: Thu được từ thân cây lanh, gai, đay…
Vải tơ tằm: Thu được từ kén tằm
Vải đũi: Là loại vải tơ tằm thô, thu được từ kén tằm
Vải sợi tự nhiên được dùng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam là vải dệt từ sợi bông ( vải cotton ). Thế giới hiện hay có xu hướng ưa chuộng các loại vải dệt từ sợi tự nhiên, đặc biệt là vải dệt từ tờ tằm là loại vải cao cấp nhất. Các loại vải tự nhiên vừa giúp bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, thân thiện với môi trường xung quanh.

Các loại vải có nguồn gốc tự nhiên, ưu nhược điểm và cách phân biệt

 Vải sợi bông ( Vải cotton 100% )

Ưu điểm

Hút ẩm cao. Do đó quần áo may bằng vải sợi bông mặc thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.

Chịu nhiệt và cách điện tốt.

Giặy tẩy dễ dàng.

Nhược điểm

Dễ bị nhàu, do đó phải là ủi thường xuyên hơn

Cách nhận biết

Khi kéo đứt sợi thấy dai và chỗ đứt không bị xù lông.

Khi vò nhẹ vải đẻ lai nhiều nếp nhăn.

Khi đốt vải cháy nhanh và có mùi như giấy cháy. Tàn tro trắng, lượng ít và dễ vỡ

Xem thêm: Địa chỉ uy tín mua vòng dâu tằm ở Hồ Chí Minh

Nhiệt độ là thích hợp từ 180 – 200 độ C, là khi vải ẩm.

Giặt bằng xà phòng kiềm.

Phơi ngoài nắng, cất giữ nơi khô ráo để tránh bị ẩm mốc.

Tên thương mại

Vải Phin nõn, vải xô, vải kaki..: Các loai vải dệt từ sợi Cotton

 Vải đũi

Vải đũi là một loại lụa tơ tằm ( loại vải tơ tằm thô, dày). Chất liệu hơi giống vải Thô nhưng mềm mịn hơn. Vải đũi được dệt từ sợi tự nhiên, nhuộm bằng trái mặc nưa và một số cây rừng khác nên cho ra sản phẩm rất tự nhiên, mộc mạc, giản dị; mang một nét đẹp sang trọng mà không cầu kỳ.

Ưu điểm

Vải đũi cho cảm giác rất thoải mái khi măc: nhẹ nhàng, không bám dính, không tích điện.

Vải đũi là một chất liệu tuyệt vời để diện tới công sở, đi chơi, đi tiệc với  những kiểu dáng sang trọng

Nhược điểm

Vì là vải dệt từ sợi tự nhiên 100% nên khi mặc vải hơi nhăn

Ghi chú: Vải đũi mà không bị nhăn là loại vải đã pha nilon hay sợi tổng hợp gây cảm giác nóng và bí cho người mặc.

Vải Thô

Vải thô cũng được dệt từ sợi tự nhiên như bông, gai. Đây là một chất liệu tuyện vời cho mùa hè oi nóng.

Các loại vải có nguồn gốc tự nhiên, ưu nhược điểm và cách phân biệt

Đặc điểm vải thô khi nhìn kỹ có lớp sợi bông nhẹ, mặt vải thấm mồ hôi nhanh. Vải thô được các nhà thiết kế thời trang rất ưa chuộng và khuyên dùng.

Thô mộc: Cứng hoặc mềm, vải cứng là đa phần là hồ cho cứng vải, may áo sơ mi lên phom đứng áo. Thô mộc có thô dày, thô mỏng.

Đặc điểm thô mộc thấm hút mồ hôi tốt, thô mộc mặt vải hơi ráp, thô mỏng như vải phin mặt vải mỏng mềm mịn.

Thô lụa: Mềm, sờ mát tay như vải lanh nhưng mềm mịn hơn

Đặc điểm: Thấm hút mồ hôi tốt, không nhăn, không nhàu cho dù vò nát. Mặt ngoài mịn, mặt trong lóng vải giống vải lụa. Thô lụa mang vẻ đẹp đơn giản, tinh tế, thanh lịch.

Vải tơ tằm

Vải tơ tằm thu được từ kén con tằm, vải tơ tằm là một chất liệu cao cấp và được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới. Đặc biệt là Châu Âu và Mỹ.

Ưu điểm

Mềm mại, bóng mịn, nhẹ

Cách nhiệt, cách điện tốt

Hút ẩm tốt, mặc thoáng mát

Vì tính chất cách nhiệt tốt nên quần áo bằng vải tơ tằm mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Đặc biệt áo sơ-mi ( chemise ) may bằng vải tơ tằm là một loại áo cao cấp mà quý ông lịch lãm nào cũng mơ ước.

Nhược điểm

Dễ bị co, nhiệt độ quá cao làm tơ lụa bị giòn. Vì thế khi là ủi phải là ở nhiệt độ thấp từ 140 –  150 độ C, khi là ủi nên để khăn ướt để lên trên bề mặt vải.

Các loại vải được dệt từ sợi tơ tằm: đủi ( vải tơ tằm thô, dày ), the, xuyến…

Xem thêm: Gối đinh lăng

Vải phin

Vải phin là một loại vải bông mỏng nhẹ. Có ưu điểm là thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí; nhẹ và mát khi mặc. Đặc biệt rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới ơi nóng như nước ta.

 Vải lanh

Vải lanh là một loại vải được làm từ sợi của cây lanh (Linum usitatissimum). Việc sản xuất vải lanh mất nhiều công sức nhưng đây là loại vải rất có giá trị, được ưa chuộng để may quần áo do sự mát mẻ và thoải mái trong thời tiết nóng.

Lanh là một dạng sợi vỏ. Các sợi lanh có chiều dài từ khoảng 25 mm đến 150 mm và đường kính trung bình từ 12 μm đến 16 μm. Có hai loại: sợi xơ ngắn được sử dụng cho các loại vải thô và sợi dài hơn được sử dụng cho các loại vải tốt hơn.

Vải lanh cho ta cảm giác mát mẻ khi tiếp xúc. Nó rất mịn màng, làm cho vải thành phẩm không có xơ vải, và càng mềm hơn khi được giặt.

Các loại vải lanh có độ bóng tự nhiên cao, màu sắc tự nhiên của chúng thay đổi từ màu trắng ngà, màu mộc, nâu vàng hoặc màu xám. Vải lanh trắng tinh được tạo ra bằng cách tẩy trắng mạnh. Vải lanh thường có tính dày và mỏng với một cảm giác xoăn và nhám, nhưng nó cũng có thể thay đổi từ cứng và thô, đến mềm mại và mịn. Khi xử lý đúng cách, vải lanh có khả năng hấp thụ và xả nước nhanh chóng. Nó có thể đạt được độ ẩm lên đến 20% mà không gây cảm giác ẩm ướt.

Vải lanh là một loại vải rất bền và chắc, và là một trong số ít các loại vải mà khi ướt lại chắc hơn khi khô.

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here