Nhiều người thích loại quả này, số khác lại lắc đầu ngán ngẩm!

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
282

Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae), (mặc dù một số nhà phân loại học đặt Durio vào một họ riêng biệt, Durionaceae), được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á.

Quả sầu riêng được nhiều người ở Đông Nam Á xem như là “vua của các loại trái cây”. Nó có đặc điểm là kích thước lớn, mùi mạnh, và nhiều gai nhọn bao quanh vỏ. Quả có thể đạt 30 xentimét (12 in) chiều dài và 15 xentimét (6 in) đường kính, thường nặng một đến ba kilogram (2 đến 7 lb). Tùy thuộc vào từng loài mà quả có hình dáng từ thuôn đến tròn, màu vỏ từ xanh lục đến nâu, màu thịt quả từ vàng nhạt đến đỏ.

Thịt quả có thể ăn được, và tỏa ra một mùi đặc trưng, nặng và nồng, ngay cả khi vỏ quả còn nguyên. Một số người thấy sầu riêng có một mùi thơm ngọt ngào dễ chịu, nhưng một số khác lại không chịu nổi và khó chịu với cái mùi này. Mùi hương của sầu riêng tạo nên những phản ứng từ mê mẫn cho đến kinh tởm mãnh liệt, và được mô tả như mùi hành tây thối, nhựa thông hoặc nước cống. Do mùi của sầu riêng ám rất lâu cho nên nó bị cấm mang vào một số khách sạn và phương tiện giao thông công cộng ở Đông Nam Á.

Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được thế giới phương Tây biết đến khoảng 600 năm. Vào thế kỷ XIX, nhà tự nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace đã mô tả thịt của nó như là “một món trứng sữa nồng hương vị hạnh nhân”. Có thể ăn thịt quả ở các độ chín khác nhau, và được sử dụng để tạo hương vị cho nhiều loại món ngọt và món mặn trong ẩm thực Đông Nam Á. Hạt của sầu riêng cũng có thể ăn được sau khi nấu chín.

Có 30 loài Durio được xác định, ít nhất 9 loài trong số đó có quả ăn được. Durio zibethinus là loài duy nhất có mặt trên thị trường quốc tế: các loài khác được bán tại các khu vực địa phương của chúng. Có hàng trăm giống sầu riêng; nhiều khách hàng chỉ thích những giống nhất định được bán giá cao trên thị trường.

Dinh dưỡng có trong quả sầu riêng

Một nguồn cung cấp năng lượng phong phú

Nếu bạn tiêu thụ khoảng 234g sầu riêng điều đó tương đương với bạn hấp thụ khoảng 20% lượng carbohydrate cần trong một ngày. Như thế sầu riêng chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn khi đang có nhu cầu bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể, bởi lẽ chỉ cần ăn 1/5 trái sầu riêng bạn đã có thể bổ sung nguồn năng lượng cần thiết cho cả một ngày dài.

Chứa nhiều Vitamin B

Sầu riêng có chứa một lượng vitamin B khá cao, các vitamin B sẽ có một loạt các lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa lão hóa và bệnh tim, giúp tăng HDL (cholesterol tốt) và thậm chí có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm bớt trầm cảm.

Giàu vitamin C

Điều đó có nghĩa là bạn sẽ nhận được tất cả những lợi ích mà vitamin C mang lại cho cơ thể của bạn như chống lại bệnh tật, hỗ trợ chữa lành vết thương, giúp giảm cholesterol và cải thiện lưu lượng máu. Có rất nhiều lợi ích mà vitamin C sẽ mang lại cho sức khỏe của bạn và sầu riêng chính là loại trái cây có khá “dư thừa” loại vi chất này.

Chứa nhiều kali

Kali là một chất điện phân quan trọng giúp kiểm soát huyết áp, giữ cho nồng độ natri ở mức độ cho phép và giúp điều hòa nhịp tim. Sầu riêng chính là loại trái cây chứa một lượng kali phong phú rất hữu ích cho sức khỏe của bạn.

Cung cấp chất xơ

Một trong những lợi ích của sầu riêng chính là có chứa hàm lượng chất xơ cao. Mỗi khẩu phần ăn nên cần chứa 9g chất xơ tương đương 37% nhu cầu hàng ngày của bạn, điều này thật khó thực hiện khi hầu như loại vi chất này có nhiều trong trái cây hơn là các bữa ăn. Chính vì thế, nếu bạn cần hấp thụ một lượng chất xơ ổn định, thì sầu riêng là loại trái cây tốt để bạn sử dụng.

Chứa nhiều chất béo và calo

Một khẩu phần ăn chỉ có sầu riêng có chứa hơn 350 calo và 13g chất béo. Rất may mắn rằng loại chất béo này không gây hại cho cơ thể của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhu cầu tăng cân liên tục thì nên biết kiềm chế với loại trái cây hấp dẫn này.

Chứa rất nhiều phốt phát

Cuối cùng, sầu riêng có chứa nhiều phốt phát hay còn gọi là axit pholic. Loại chất này có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa bệnh tim, phát triển bào thai (nếu bạn đang mang thai) và thậm chí còn giúp hỗ trợ chức năng não. Một khẩu phần ăn sầu riêng chứa khoảng 20% nhu cầu axit pholic hàng ngày của bạn.

Lợi ích của quả sầu riêng

Nhiều người không biết rằng sầu riêng còn được gọi là “vua của các loại trái cây nhiệt đới”, giống như mít. Vỏ ngoài của quả có gai và có màu xanh đậm. Thịt quả ngon ngọt và có mùi thơm rất mạnh. Trái cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Sầu riêng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể bạn đủ lượng vitamin và khoáng chất.

Ăn sầu riêng bạn sẽ đạt được vô vàn những lợi ích chung không tưởng này cho sức khỏe - Ảnh 1.

Nhiều người không biết rằng sầu riêng còn được gọi là “vua của các loại trái cây nhiệt đới”, giống như mít.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, 100 g trái sầu riêng chứa 64,99 g nước, 147 kcal (năng lượng) và các chất dinh dưỡng như: 1,47 g protein, 5,33 g tổng lipid (chất béo), 27,09 g carbohydrate, 3,8 g chất xơ, 6 mg canxi, 0,43 mg sắt, 30 mg magiê, 39 mg phốt pho, 436 mg kali, 2 mg natri, 0,28 mg kẽm, 0,25 mg mangan, 19,7 mg vitamin C, 0,374 thiamine, 0.200 mg riboflavin, 1.074 mg niacin, 0.316 mg vitamin B6, 44 IU vitamin A, 36 mcg folate.

Sầu riêng có nhiều loại và mỗi loại đều rất giàu giá trị dinh dưỡng cùng những lợi ích sức khỏe chung mà bạn có thể đạt được:

Ổn định huyết áp

Trong số các hợp chất hoạt tính sinh học trong quả sầu riêng có các hợp chất chứa lưu huỳnh như ethanethiol và các dẫn xuất disulphide. Trái sầu riêng giúp duy trì mức huyết áp do sự hiện diện của các hợp chất này. Một nghiên cứu cho thấy những người khỏe mạnh ăn trái sầu riêng có huyết áp ổn định.

Ăn sầu riêng bạn sẽ đạt được vô vàn những lợi ích chung không tưởng này cho sức khỏe - Ảnh 2.

Trong số các hợp chất hoạt tính sinh học trong quả sầu riêng có các hợp chất chứa lưu huỳnh như ethanethiol và các dẫn xuất disulphide.

Ổn định lượng đường trong máu

Tác dụng tiềm năng của sầu riêng được nghiên cứu trên mô hình người và chuột. Hoạt động chống đái tháo đường của sầu riêng được ghi nhận là sự hiện diện của các hợp chất hoạt tính sinh học trong quả. Trong một nghiên cứu nhỏ, trái sầu riêng đã được chứng minh là cải thiện cân bằng nội môi glucose bằng cách thay đổi bài tiết insulin ở bệnh nhân tiểu đường.

Tăng cường năng lượng

Vì trái sầu riêng có nhiều carbohydrate, tiêu thụ nó sẽ giúp bổ sung mức năng lượng bị mất. Carbohydrate phức tạp cần có thời gian để tiêu hóa, thúc đẩy các cơn co thắt cơ bắp cung cấp cho cơ thể bạn năng lượng lâu dài. Vì vậy, ăn một quả sầu riêng sẽ cung cấp cho bạn năng lượng và giảm mệt mỏi.

Cải thiện tiêu hóa

Sầu riêng là một nguồn chất xơ tốt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa. Các tế bào ruột kết sử dụng chất xơ làm nhiên liệu giúp chúng khỏe mạnh. Chất xơ cũng duy trì đường tiêu hóa của bạn bằng cách thêm số lượng lớn vào phân và giữ cho nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn.

Ăn sầu riêng bạn sẽ đạt được vô vàn những lợi ích chung không tưởng này cho sức khỏe - Ảnh 3.

Sầu riêng là một nguồn chất xơ tốt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa.

Giảm đau

Chiết xuất của vỏ sầu riêng được biết là có chứa đặc tính giảm đau và kháng sinh. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Y khoa Nam, chiết xuất vỏ sầu riêng có thể giúp giảm ho do các đặc tính giảm đau và kháng sinh.

Thúc đẩy tăng trưởng lượng hồng cầu

Sầu riêng có chứa nguồn axit folic và sắt dồi dào. Những khoáng chất này hỗ trợ sản xuất huyết sắc tố. Folate hoặc axit folic cần thiết cho sự hình thành và phát triển của các tế bào hồng cầu, và sắt là cần thiết để sản xuất huyết sắc tố, một loại protein chịu trách nhiệm mang oxy đến các tế bào và các cơ quan khác.

Gây ngủ và giảm trầm cảm

Theo Tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm Thế giới, trái sầu riêng có chứa tryptophan, một loại axit amin. Nó là một hợp chất gây ngủ tự nhiên giúp chuyển hóa các hormone melatonin và serotonin. Melatonin tham gia vào chu kỳ đánh thức giấc ngủ và serotonin có liên quan đến việc thúc đẩy giấc ngủ, tâm trạng và nhận thức. Điều này làm giảm nguy cơ trầm cảm và căng thẳng.

Ăn sầu riêng bạn sẽ đạt được vô vàn những lợi ích chung không tưởng này cho sức khỏe - Ảnh 4.

Theo Tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm Thế giới, trái sầu riêng có chứa tryptophan, một loại axit amin.

Thúc đẩy xương khớp khỏe mạnh

Vì trái sầu riêng chứa một nguồn canxi và phốt pho dồi dào nên rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Đối với sức khỏe của xương, cần có đủ lượng khoáng chất này. Theo American Bone Health, 85% phốt pho của cơ thể có trong xương dưới dạng canxi photphat.

Điều trị vô sinh ở người mắc buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng nội tiết gây cản trở hệ thống sinh sản, gây vô sinh. Sự mất cân bằng trong hormone giới tính nữ ngăn cản sự phát triển và giải phóng trứng trưởng thành. Điều này ảnh hưởng đến sự rụng trứng và mang thai. Một nghiên cứu đã chỉ ra tiềm năng sử dụng của trái sầu riêng trong điều trị vô sinh trong PCOS, mặc dù cần nhiều nghiên cứu khoa học hơn để chứng minh khả năng này.

Tác hại của trái sầu riêng

Đầy hơi: Theo Nature Word, sầu riêng giàu chất xơ, vì vậy ăn quá nhiều có thể khiến dạ dày khó chịu.

Gây chứng khó tiêu khi ăn cùng rượu: Việc kết hợp sầu riêng và rượu có thể gây ra chứng khó tiêu từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy thuộc vào lượng sầu riêng và rượu bạn tiêu thụ. Các hợp chất lưu huỳnh trong trái cây này ức chế sự hoạt động của enzyme trong gan có tác dụng phân hủy rượu, khiến việc tiêu hóa và loại bỏ độc tố lâu hơn. Ngoài ra, sầu riêng giàu calo, vì vậy, nếu bạn ăn loại quả này khi uống rượu khiến hoạt động của dạ dày và gan khó khăn.

Tăng lượng đường trong máu: Sầu riêng là loại trái cây giàu đường tự nhiên, vì vậy những người bị bệnh tiểu đường cần ăn hạn chế để kiểm soát nồng độ glucose trong máu.

Tăng cân: Sầu riêng rất giàu calo (147 kcal). Vì vậy nếu ăn quá nhiều loại quả này chất béo sẽ tích tụ trong cơ thể. Nếu thích ăn sầu riêng, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện cân bằng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Không tốt cho phụ nữ mang thai: Mặc dù cải thiện khả năng sinh sản và thụ thai, trái cây nhiều đường này không tốt trong quá trình mang thai. Nó có thể gây tình trạng khó ngủ, tim đập nhanh, xuất huyết, thậm chí đột quỵ. Phụ nữ mang thai muốn ăn sầu riêng cần có sự tư vấn và cho phép của bác sĩ.

Những lưu ý khi ăn sầu riêng

Chỉ nên ăn tối đa 2 múi sầu riêng/ngày và nên ăn thêm măng cụt vì giúp ngừa đau bao tử sau khi ăn sầu riêng.

Với những người bị bệnh suy thận, huyết áp, tiểu dường, phụ nữ mang thai, cần hạn chế ăn loại quả này.

Đối với trẻ nhỏ, do sầu riêng nóng nên với bé đang bị rôm sảy do nóng, sốt… thì mẹ không nên cho bé ăn sầu riêng. Kể cả với những bé có đường tiêu hóa kém không nên cho ăn quá nhiều sầu riêng còn có thể làm bé đầy bụng, khó tiêu.

Còn nếu chế biến sầu riêng làm món ăn thì nên tránh sử dụng chung với các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, gừng, tỏi…

Có thể bạn quan tâm: 

Lạc tiên – đem lại cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn!

Thìa canh – khắc tinh của bệnh tiểu đường

Tía tô – xua tan nỗi lo bệnh gút

Atiso – đẹp da, trị mụn, giải độc rượu bia

Chiết xuất cô đặc Đương quy – món quà dành cho phái đẹp!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here