Kỹ thuật trồng nấm đùi gà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
1
5176

Được biết đến với cái tên nấm đùi gà vì trông hình dáng khá giống “đùi gà” với hàm lượng dinh dưỡng cao, ngon bổ được người dân hiện nay tìm mua và sử dụng khá nhiều. Vậy, nấm đùi gà nào tốt và quy trình nuôi trồng nấm ra sao mời các bạn cùng Mẹ Tự Nhiên tìm hiểu kinh nghiệm dưới đây.

Đặc điểm nấm đùi gà

Nấm đùi gà là loại Nấm Sò (Bào Ngư) lớn nhất trong giống nấm Sò, xuất xứ vùng địa Trung Hải, Bắc Phi. Quả thể dày,thịt trắng, mũ nhỏ mau nâu, tuổi thọ dài.Thuộc chi  pleurotus, họ pleurotaceae, bộ Agaricales, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, giới nấm Fungi.

Quả thể nấm đùi gà mọc chùm hoặc mọc đơn, màu trắng ngà, cuống nấm to, dài khoảng 5-10cm, mũ nấm khi còn non lồi phẳng, đường kính mũ nấm rộng khoảng 3-8 cm. Quả thể có thể hình thành ở nhiệt độ từ 10-16 độ C, điều kiện nuôi trồng tốt nhất vào mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2 dương lịch). Nuôi trong nhà lạnh có thể trồng quanh năm.

ky-thuat-trong-nam-dui-ga
kỹ thuật trồng nấm đùi gà

Nguyên liệu nuôi trồng nấm đùi gà

Nguyên liệu nuôi trồng là nguồn phế thải như mùn cưa, rơm rạ, bông phế loại… Năng suất đạt khoảng 25 – 30 kg nấm tươi trên 100 kg nguyên liệu khô với giá bán từ 50.000-60.000đ/kg. Có thể trồng nấm đùi gà trên các loại mùn cưa khác nhau, không dùng mùn cưa bị mốc, dính dầu máy, mùn cưa của cây gỗ cứng và mùn cưa của cây gỗ có tinh dầu. Tốt nhất là mùn cưa cao su và bồ đề. Mùn cưa mới, dùng ngay là tốt nhất, nếu dùng cần phải phơi khô, bảo quản cẩn thận, tránh để ẩm mốc, đóng tảng; dùng bột ngô, cám gạo.

Quy trình trồng nấm đùi gà

Đổ mùn cưa ra nền sạch, sau đó dúng bình ô doa tưới đều nước vôi trong lên mùn cưa, vừa tưới, vừa đảo (tỷ lệ 1 kg mùn cưa khô trộn với 1,2 lít nước). Sau khi tưới đủ nước, dùng xẻng đảo đều từ 3-4 lần rồi ủ thành đống, che đậy bằng nilon để mùn cưa ngấm đủ nước và trương nở tế bào gỗ. Thới gian ủ khoảng từ 2-4 ngày.

Đối với bòn xử lý bằng cách ngâm bông nhanh trong dung dịch nước vôi trong 1%, vắt nhẹ, ủ lại thành đống (chú ý đống ủ phải để trên kệ, kệ có khe hở để nước không bị đọng ở đáy đống ủ), che phủ kín đống ue bằng nilon hoặc bao tải dứa. Thời gian ủ từ 24-36 giờ.

Công thức phối trộn: 34% mùn cưa + 50% bông xé nhỏ + 5% cám ngô + 10% cám gạo + 1% bột nhẹ.
Cách trộn nguyên liệu: Trộn đều bột nhẹ với bột ngô và cám gạo (để bột nhẹ khỏi bị vón cục). Sau đó, rắc đều lên đống mùn cưa và bông đã trộn với nhau. Dùng xẻng đảo đi đảo lại 3 – 4 lần là được.

Đóng túi nilon chịu nhiệt, kích thước 18 – 19 x 33cm; vòng cổ, chun vòng, bông nút, nắp đậy. Khử trùng bằng lò thủ công xây gạch, kích thước 2m x 2m x 3m. Khoang dưới cùng để đốt than hoặc củi, có bố trí 1 ống khói phía sau lò. Tiếp đến chảo gang có đường kính 1,2m. Phía trên có vỉ tre để cách mặt nước trong chảo 7cm. Trên cùng là khoang chứa bích nguyên liệu (khoang này phải có cửa cao 1,3 m, rộng 0,8 m để vận chuyển bịch ra vào. Giữa khoang này bố trí một lỗ nhỏ để đặt nhiệt kế hoặc đồng nhiệt. Trên nóc lò có một van xả khí (đường kính 25cm). Mỗi lò hấp chứa khoảng 800-1.000 bích nguyên liệu. Thời gian khử trùng từ 10 – 12 giờ, nhiệt độ phải đạt 100 độ C. Bịch hấp xong phải có mùi thơm, không bị chua do lên men. Chuyển bịch vào phòng cấy đã thanh trùng. Để nguội, cấy giống.

Phòng cấy giống phải sạch, thoáng mát. Trước khi cấy phải thanh trùng phòng bằng cách phun foocmol (0,5%) xung quanh phòng hoặc đốt lưu huỳnh rồi đóng kín cửa từ 12 – 24 giờ. Mở cửa để hết múi mới được ào cấy.

Kỹ thuật trồng nấm đùi gà
Kỹ thuật trồng nấm đùi gà

Khi đã chuẩn bị đủ mọi điều kiện, tiến hành cấy giống theo các bước sau: Dùng bông cồn vệ sinh sạch chai giống; dụng cụ cấy và xung quanh hộp gỗ. Đốt kỹ que cấy trên ngọn lửa đèn cồn. Để que cấy nguội, mở nút chai giống từ từ trên ngọn lửa đèn cồn, khều bỏ lớp giống cũ trên bề mặt chai giống. Đặt chai giống nằm nghiêng trên khay cấy. Mở nút tưới nguyên liệu từ từ dưới ngọn lửa đèn cồn. Cấy khoảng 6 – 7g giống vào bề mặt túi nguyên liệu, đậy nắp bông lại. Khi cấy giống xong, chuyển bịch vào phòng nuôu để ươm sợi. Trong thời gian nuôi sợi tuyệt đối không được tưới nước, hạn chế vận chuyển bịch nhiều lần (nếu vận chuyển nhiều sợi nấm dễ bị tổn thương). Trong thời gian này cần kiểm tra loại bỏ bích nhiễm, nếu phát hiện thấy nhiễm cần loại bỏ ngay ra khỏi khu vực nuôi để tránh lấy lan sang bịch khác. Thời gian nuôi sợi kéo dài 30 – 35 ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Cách chữa đau xương khớp từ dân gian

Cách chọn đúng loại đèn và cách bố trí đèn cho ngôi nhà của bạn

Lí do nên ăn khoai lang hàng ngày

Khi sợi nấm mọc kín túi nguyên liệu, thảo mọc cổ nút và nút bông, dùng thìa nhỏ hoăc tay cào đi lớp giống mỏng ở trên bề mặt túi nấm để kích thích sự hình thành quả để nám đồng đều và hạn chế hạt thóc giống gây nhiễm bề mặt túi.

Để các túi nấm đã xử lý xong lên giàn ngay tại phòng nuôi sợi khoảng 4 – 5 ngày, khi sợi nấm phục hồi lại thì chuyển sang phòng chăm sóc cho ra quả thể. Phòng ra quả thể phải đảm bảo từ 12-15 độ C. độ ẩm 85-95%. Sau 1 vài ngày những quả thể nhỏ hình thành trong miệng túi nilon, 8-10 ngày sau quả thể nấm chui ra khỏi miệng túi. Nếu thấy nấm mọc thành chùm thì cần cắt tỉa bớt, chỉ để mỗi bịch 2 – 3 quả. Khi mũ quả thể phẳng và có màu sáng hơn, lúc này nấm có vị ngon nhất. Đây là thời điểm thu hái nấm thích hợp nhất. Nếu thu hoạch sớm quá sẽ làm giảm năng suất nấm, thu muộn quá sẽ làm giảm gá trị của sản phẩm.

Trên đây là những chia sẻ mà Mẹ Tự Nhiên muốn giúp bạn đọc hiểu hơn về quy trình cũng như thấy được giá trị thiết thực của sản phẩm nấm đùi gà.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Chúc bạn thành công!

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here