Dâu tằm: Chế biến đơn giản, chữa bệnh hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
65

Bên cạnh tác dụng trị bệnh rất tốt của các bộ phận cây dâu tằm như: cành lá, vỏ, rễ…, quả dâu cũng mang lại rất nhiều tác dụng chữa bệnh và bồi bổ cho cơ thể nếu biết cách chế biến chúng thành thảo dược. 

Theo Đông y: Dâu tằm (Tang thầm) có vị ngọt, tính hàn, vô độc; vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ thận, tư âm dưỡng huyết, tức phong (trừ gió độc), an thần ích trí, sinh tân chỉ khát, nhuận tràng thông tiện, minh nhĩ mục (thính tai sáng mắt) và ô tu phát (làm đen râu tóc).

Có thể sử dụng để chữa trị rất nhiều chứng bệnh, như hoa mắt chóng mặt do âm huyết hư suy, người mệt mỏi, ngực bồn chồn, tim đập dồn loạn nhịp, mất ngủ, hay quên, bí đại tiện, da khô nhiều nếp nhăn, râu tóc sớm bạc, phụ nữ bế kinh …

Quả dâu có thể chế biến thành thảo dược bồi bổ và trị bệnh. Ảnh dẫn theo suckhoedoisong.vn

Có 2 loại: dâu tằm và dâu lưu niên

  • Dâu ta hay còn gọi là dâu tằm, nhiều lá, quả ít và nhỏ, vị chua.
  • Dâu lưu niên (dâu Tầu) quả nhiều, to, đỏ, tím mọng, ngọt.

Các thành phần trong quả Dâu

Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế, trong quả dâu có:

  • Nước 84,71%;
  • Đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza)
  • Axit 80% (có axit malic, axit sucinic)
  • Protit 0,36%.
  • Tanin, vitamin C, caroten.

Cách làm nước dâu

Nguyên liệu

  • 1kg dâu tằm
  • 500gr đường

Cách chọn dâu

  • Quả chín có màu tím sẫm.
  • Quả không bị dập nát, hư hỏng.

Cách làm

  • Cắt bỏ cuống trên quả dâu, rửa nhẹ tay, nước cuối cùng rửa bằng nước muối pha loãng.
  • Vớt dâu ra rổ, để ráo nước.
  • Nấu một nồi nước sôi, khi còn nóng khoảng 80 độ, dội qua rổ dâu (cách này giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hay nổi váng)
  • Rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu cho đến hết. Trên cùng rải thêm một lớp đường.
  • Khi ngâm được 5-7 ngày thì mang hỗn hợp dâu ra để lọc qua rây.
  • Lấy riêng nước dâu đun sôi khoảng 15 phút, để thật nguội rồi cất vào lọ (cách này giúp bảo quản siro dâu được lâu hơn)
  • Riêng bã dâu, cho ít rượu vào ngâm chừng vài ngày là có ngay rượu dâu để thưởng thức.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ nước ngâm dâu

Giải khát, chữa táo bón

  • Uống 2 ly nước dâu /ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải khát.
  • Với 3 ly nước dâu/ngày hàm lượng vitamin C trong nước dâu sẽ trị căn bệnh táo bón rất hiệu quả.

Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe

  • Uống 1-2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện.
  • Sau bữa tối, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.

Chữa chứng nhức mỏi cơ, khớp

Uống đều đặn mỗi ngày ba ly nước dâu vào buổi sáng, trưa và tối sẽ chữa được chứng nhức mỏi cơ, khớp.

Giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn

  • Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và trưa.
  • Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn…

Giảm đau họng

  • 500g dâu rửa sạch và ép thành nước.
  • Dùng nước quả dâu để súc miệng (từ 3 đến 5 ngày) chữa các chứng đau ở miệng, họng.

Chữa bỏng

  • Chọn những quả dâu chín tươi, không dập nát, rửa sạch.
  • Ép dâu lấy nước sau đó bôi, rửa, đắp vào vết bỏng.

Lời kết

Dâu tằm không chỉ là một loại quả ăn ngon, có nhiều tác dụng với sức khỏe mà nước dâu ngâm cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, vì dâu thuộc tính hàn nên không dùng đối với các bệnh như sôi bụng, tiêu chảy… Mặt khác, dâu kỵ với kim loại nên khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất.

Có thể bạn quan tâm:

Cây tía tô tím và tía tô xanh của Nhật Bản khác nhau như thế nào?

Người Nhật dùng tía tô chữa gút, giảm cân, làm đẹp như thế nào?

Công dụng tuyệt vời của ớt mà bạn nên cân nhắc để ăn mỗi ngày

Tác dụng không ngờ từ quả su su trong vườn nhà

Ăn lê sau bữa cơm để loại bỏ độc tố gây ung thư trong cơ thể

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here