Giải độc, làm đẹp và chữa bệnh từ đậu xanh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
26

Là thực phẩm quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đậu xanh ngoài mang lại những giá trị dinh dưỡng nó còn có những công dụng rất tốt đối với việc làm đẹp, giải độc và chữa bệnh cho cơ thể.

1. Thanh nhiệt, giải độc

Trong cuốn sách “Nam dược thần hiệu” được danh y Tuệ Tĩnh ghi nhận, đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch, làm mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh. Chưa hết, trong “Bản thảo cương mục” (đời Minh ) của Lý Thời Trân cũng ghi nhận nếu bị buồn bực trong người hoặc ngộ độc thực phẩm đều có thể sử dụng đậu xanh để giải độc rất tốt.

2. Giảm cân

Với phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều vitamin E, B1, B2, B3, B6, vitamin C, tiền vitamin K, acid folic và các khoáng chất gồm Ca, Magie, K, Na, Zn, sắt.., khoáng chất dồi dào trong đậu xanh giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, nhờ vậy mà lượng chất béo tồn đọng trong cơ thể được đẩy ra ngoài, từ đó giúp cơ thể trở nên săn chắc và thon gọn hơn. Lượng chất xơ hòa tan có trong đậu xanh giúp làm giảm sự hấp thu các chất béo thừa, nhất là cholesterol.

3. Da trắng mịn nhờ uống nước đậu xanh

Nguồn dưỡng chất dồi dào từ đậu xanh còn góp phần cải thiện sắc tố giúp da bật tông trắng mịn nhanh chóng. Nhờ hàm lượng vitamin cùng khoáng chất giúp ức chế sản sinh hắc sắc tố trên da, giúp ngăn ngừa nám, tàn nhang và đốm nâu hiệu nghiệm.

Mỗi buổi sáng, pha 1 muỗng canh bột đậu xanh với 1 ly nước nóng và mật ong để uống trước bữa ăn khoảng 20 phút.

4. Chữa bệnh gút hiệu quả với đậu xanh

Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…

Cách làm: Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ (không cho thêm gia vị). Người bị bệnh ăn một bát thay cơm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy; ăn một bát vào buổi tối trước khi đi ngủ. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn như vậy liên tục trong 30 ngày.

Ảnh minh hoạ: monngon.tv

5. Đậu xanh giúp ngừa ung thư dạ dày

Đậu xanh chứa hàm lượng cao chất chống ôxy hóa coumestrol – một loại polyphenol giúp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các hợp chất phytonutrient chứa trong đậu xanh còn có tác dụng phòng tránh ung thư dạ dày.

6. Tăng cường hệ miễn dịch

Nếu bạn ăn một chén cháo đậu xanh nấu chín mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%.

Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.

Lưu ý:

Đậu xanh rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp để ăn đậu xanh, không những không có hiệu quả về sức khoẻ mà còn mang bệnh vào người.

– Những người có tính hàn (biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực; lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng) khi ăn đỗ xanh càng làm bệnh tình nặng thêm, thậm chí còn làm đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước, làm cho cơ bắp và khớp đau nhức, từ dạ dày yếu dẫn đến hệ thống tiêu hoá.

– Khi đang đói bụng bạn không nên ăn đậu xanh vì đậu xanh có tính hàn nên không tốt cho dạ dày.

– Không nên ăn quá nhiều đậu xanh, nó có thể gây ra bệnh dạ dày, đường ruột. Nữ giới ăn đỗ xanh quá lượng sẽ bị các bệnh phụ khoa như: Bạch đới, bị trướng bụng, đau bụng kinh…

– Tránh ăn đỗ xanh khi đang uống thuốc đông y, vì đỗ xanh khí vị ngọt hàn, không độc hoá giải toàn bộ thảo mộc.

Có thể bạn muốn xem:

Tổng hợp tác dụng của tía tô qua góc nhìn khoa học

Chia sẻ về cách sử dụng lá tía tô làm đẹp, giảm béo, trị nám

Bột tía tô Akina – đẩy lùi bệnh gút, giảm cân, làm đẹp da hiệu quả

Cây tía tô tím và tía tô xanh của Nhật Bản khác nhau như thế nào?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here