Củ sen – dược liệu cầm máu, dưỡng vị hiệu quả của Đông y

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
111

Người Trung Quốc xưa có câu ‘Tân thái nộn ngẫu thắng thái y’, tạm dịch: Củ sen non mới hái có thể thắng thái y. Củ sen là thực phẩm dưỡng sinh đáng quý trong Y học cổ truyền. Danh y Lý Thời Trân gọi đây là ‘linh căn’ có thể trừ bách bệnh.

Củ sen có vị hơi ngọt và giòn, làm nước ép, salad lạnh, xào khô hoặc súp đều rất ngon. Đồng thời, nó cũng có tác dụng trị bệnh hiệu quả. Các thầy thuốc Đông y đều khuyên sử dụng nước ép củ sen để duy trì sức khỏe, loại bỏ độc tố, phục hồi sức khỏe. Y học cổ truyền tin rằng, củ sen có thể bổ Tỳ Vị, cố (giữ) tinh khí, an tâm thần, chắc xương cốt, bổ hư tổn, tốt cho tai mắt, trừ hàn lạnh, trị Tỳ hư, trị chảy máu tử cung và bệnh bạch đới ở nữ giới…

Theo danh y Hải Thượng Lãn Ông, củ sen để sống có tính hàn, vị ngọt; tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, làm hết nôn, giải khát, giã rượu, chữa các chứng xuất huyết do nhiệt. Củ sen chín có tính ôn, vị ngọt; tác dụng kiện tỳ, khai vị, chỉ khái, dưỡng huyết, sinh cơ, chữa vết thương lở loét lâu ngày không kín miệng… Những người yếu Tỳ Vị, người cao tuổi ăn củ sen chín rất tốt.

Củ sen sống có thể cầm máu, nấu chín dưỡng Vị

Củ sen sống và nấu chín có những công dụng khác nhau với sức khỏe. Củ sống có tính lạnh, hỗ trợ giúp thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, tán ứ hiệu quả. Sau khi nấu chín, tính thanh lạnh trở thành ôn táo, có thể hỗ trợ giúp bổ khí dưỡng huyết, kiện Tỳ dưỡng Vị, thích hợp cho những người thiếu máu, Tỳ vị hư nhược sử dụng bồi bổ.

Theo bác sĩ Đông y Ngô Quốc Bân, trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Tâm Y Đường, dân gian điều trị chảy máu dạ dày thường dùng lượng lớn nước ép củ sen tươi, thêm chút muối và trộn đều, cho bệnh nhân uống có thể cầm máu. Sau khi cầm máu, thi thoảng nhai ngó sống nuốt nước không ăn bã, có thể thanh ứ, ngăn ngừa chảy máu. Tuy nhiên, khi đã nấu chín thực phẩm này lại có tác dụng làm táo huyết, người xuất huyết nội tạng không nên ăn.

Củ sen già nghiền thành bột, vị ngọt tính bình có thể hỗ trợ giúp hồi phục Vị khí, là thực phẩm hỗ trợ phục hồi rất tốt cho những người ốm yếu, mắc bệnh, cần ăn lỏng sau thời gian trị liệu.

Công dụng chính của củ sen

Củ sen sống có thể cầm máu, nấu chín dưỡng Vị hiệu quả. (Ảnh: kknews.cc)

Theo quan điểm của Trung y, củ sen dùng trong mùa hè có hai công dụng chính:

  • Sinh tân: Củ sen vị ngọt, nhiều dịch, rất tốt cho người bị khô miệng, tâm phiền, táo bón, mất ngủ, nóng tính. Người hay khát nước, khô họng, dễ cáu… nên uống nước ép từ củ sen tươi, mía, mạch môn, lê, mã thầy.
  • Kiện tỳ khai vị: Sở hữu mùi hương thơm mát, củ sen có tác dụng kiện tỳ, trị tả.

Chưa dừng lại ở đó, loại thực phẩm này còn kích thích cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa, khai vị, kiện tỳ. Các thầy thuốc Đông y cho rằng củ sen ngoại trừ có tác dụng thanh nhiệt thì còn giúp dưỡng âm, sinh tân, nhuận phế khỏi ho, kiện tỳ ích khí, tán ứ tiêu sưng, cầm máu giải rượu, trị nôn mửa…

Tựu chung lại, loại thực phẩm này có những tác dụng dinh dưỡng chủ yếu sau:

1. Cầm máu

Củ sen có chứa tannin, vitamin K. Trong khi đó, củ sen tươi tính hàn, có tác dụng cầm máu. Bởi vậy, những người bị chảy máu mũi, ho ra máu, nôn ra máu, có thể dùng củ sen tươi với nước rễ cỏ tranh hoặc lá cây trắc bá nấu lấy nước uống.

2. Tiêu sưng

Nhiều nguồn tư liệu về Y học cổ truyền có ghi: “Nước củ sen có thể tán ứ huyết”. Vì vậy, giã củ sen lấy nước hoặc hòa với rượu đều có công dụng tiêu sưng giải độc.

3. Nhuận tràng thông tiện

Củ sen sở hữu nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú với protein, nhiệt lượng thấp, có thể kiềm chế cân nặng, giúp ổn định đường huyết, triglyceride và mức độ cholesterol, thúc đẩy tiêu hóa, phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ. Bên cạnh đó, củ sen tươi với gừng chế thành nước còn có thể chữa bệnh viêm đại tràng.

4. Bổ huyết sinh cơ

Trong củ sen có chứa các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm, magie, mangan, cùng với đó là hàm lượng phong phú protein, vitamin, tinh bột. Bởi vậy, loại thực phẩm này có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt trong các loại thực vật thân củ, củ sen có chứa hàm lượng sắt tương đối cao, đặc biệt thích hợp cho những người thiếu máu. Bột củ sen càng có tác dụng dưỡng âm bổ huyết, thích hợp cho những người thiếu máu, dễ mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn.

Theo danh y Lý Thời Trân, củ sen là ‘linh căn’ có thể trị bách bệnh. (Ảnh: kknews.cc)

5. Dưỡng tâm an thần

Củ sen có chứa rất nhiều vitamin B (đặc biệt là B6), có công dụng giảm bớt chứng bực dọc, khó chịu trong người, xoa dịu cơn đau đầu và giảm nhẹ áp lực, cải thiện tâm tình, làm giảm nguy cơ hạ đường huyết.

6. Chữa ho tiêu đờm

Nước củ sen có thể dùng để làm dịu cơn ho, tiêu đờm, giảm hen suyễn, viêm phế quản. Trà củ sen còn có công hiệu trị ho khư đàm.

7. Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu của Y học hiện đại đã khẳng định các chất phenol và vitamin C có trong củ sen tươi có thể tăng cường hệ miễn dịch, trì hoãn lão hóa, ngăn ngừa ung thư.

Lưu ý: Người thể hàn, Tỳ Vị hư yếu nên ăn củ sen lúc còn nóng. Bên cạnh đó, cần phải chú ý rằng củ sen sống tuy nhiều công hiệu, nhưng lại mang tính hàn. Các thầy thuốc Trung y khuyến cáo, những người dễ trướng bụng, tiêu chảy, sợ lạnh, tay chân lạnh, người thể hàn hoặc Tỳ Vị kém nên ăn củ sen chín, không nên ăn quá nhiều củ sen sống để tránh tình trạng khó tiêu, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa.

Cách dùng củ sen dưỡng sinh và chăm sóc sức khỏe

1. Cận thị

Nguyên liệu: Củ sen, cần tây, dưa chuột… xay thành nước, trộn thêm 15ml nước cốt chanh và 150ml nước trộn đều, dùng hằng ngày.

Củ sen có thể giúp dưỡng tâm, an thần hiệu quả. (Ảnh: blog.sina.com.cn)

2. Bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt)

Nguyên liệu: Nửa cân củ sen hầm chín, thêm đường đỏ ăn hằng ngày.

3. Ù tai

Nguyên liệu: Vừng đen, thịt lợn, củ sen lượng vừa đủ nấu canh ăn hằng ngày.

4. Dưỡng tâm an thần

Nguyên liệu: Củ sen 7 lạng, hạt sen 3 lạng, long nhãn khô 1 lạng, nấu cháo hoặc canh ăn hằng ngày.

5. Người già huyết ứ

Nguyên liệu: Bột củ sen 1 lạng, quả óc chó 2 lạng, pha với nước sôi và thêm chút đường uống thay nước hằng ngày.

6. Hạ đường huyết

Nguyên liệu: Củ sen 3 lạng, lươn 1 con, hầm canh ăn hằng ngày.

7. Trừ bỏ thấp nhiệt mùa hè

Nguyên liệu: Nửa kg củ sen, đậu xanh 3 lạng, Ý dĩ 3 lạng, gạo tẻ 3 lạng, nấu cháo ăn hằng ngày có thể thêm đường tùy khẩu vị.

8. Ho khan, bệnh lao phổi

Nguyên liệu: củ sen nghiền bột 3 lạng, thêm nước gừng, muối, đường vừa đủ dùng hằng ngày.

9. Ho lâu ngày

Nguyên liệu: Câu kỷ tử 1 lạng, táo đỏ 5 quả, gừng 2 lát, đun sôi trong 30 phút, thêm 2 thìa bột củ sen và trộn đều, nấu thêm 5 phút dùng thành canh.

Chất phenol và vitamin C có trong củ sen tươi có thể đề cao hệ miễn dịch, trì hoãn lão hóa, ngăn ngừa ung thư. (Ảnh: icook.tw)

10. Sinh tân cầm ho

Củ sen, mía lượng vừa đủ ép nước uống.

11. Say rượu

Củ sen ép nước uống.

12. Thổ ra huyết

Củ sen ép hoặc giã lấy nước uống.

13. Loét dạ dày

Cho mật ong vào trong củ sen, hấp trong 20 phút, ăn cả nước và cái.

14. Kiện Vị

Cho củ sen và Câu kỷ tử tỷ lệ 2:1 nấu làm canh.

15. Thúc đẩy sự thèm ăn

Củ sen 1 cái nhỏ, thêm rượu vang, muối, đường, giấm, dầu, hành lá xắt nhỏ và xào.

16. Trị say nắng, nôn, đau bụng

Uống nước ép củ sen sống

3 nguyên tắc chọn và chế biến củ sen

Củ sen nấu chín có công dụng bổ huyết, dưỡng huyết hiệu quả. (Ảnh: Shutterstock)
  • Khi chọn mua củ sen nên chọn loại có vỏ ngoài màu vàng sẫm, phần thịt dày mà trắng, không nên chọn loại đã biến màu, thịt khô và có mùi lạ.
  • Củ sen nếu chưa chế biến ngay để nguyên củ, bảo quản ở nơi thoáng mát.
  • Sau khi gọt lớp vỏ bên ngoài, củ sen thường bị thâm vì vậy phải ngâm vào nước lạnh có pha giấm khoảng 5 – 10 phút rồi tráng qua nước lạnh để giữ được màu trắng và độ giòn.
  • Không dùng chảo sắt để luộc, chế biến củ sen để tránh bị thâm đen. Ngoài ra, lúc xào củ sen, bạn có thể thêm chút nước để món ăn giữ được màu tươi sáng.

Mách bạn cách chế biến hai món “đặc sản” từ củ sen

1. Trà củ sen tươi

Nguyên liệu: Củ sen tươi 50g, nửa bát nước và một lượng đường vừa phải.

Chế biến: Củ sen tươi thái mỏng cho vào nồi, cho thêm nửa bát nước, lại thêm đường đun sôi, để lạnh rồi uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi khí, bổ huyết, giúp giải trừ phiền muộn, giải khát, sáng mắt, lợi tiểu, giải rượu, cảm nắng.

2. Nước ép củ sen

Nguyên liệu: Sữa tươi 250ml, nước củ sen tươi và nước lê tươi mỗi loại 50ml, nước gừng, nước rau hẹ mỗi loại 5ml.

Chế biến: Đem nước củ sen tươi, nước lê tươi, nước gừng, nước rau hẹ trộn đều với sữa tươi, đun lửa nhỏ cho sôi lên rồi dùng.

Tác dụng: Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, liên tục uống 3 – 5 ngày, có tác dụng kiện Tỳ khai Vị.

Có thể bạn quan tâm:

Công ty Akina Đông Á đầu tư phát triển cây Tía tô Nhật Bản chất lượng cao

Bột tía tô Akina – đẩy lùi bệnh gút, giảm cân, làm đẹp da hiệu quả

Chia sẻ về cách sử dụng lá tía tô làm đẹp, giảm béo, trị nám

Tổng hợp tác dụng của tía tô qua góc nhìn khoa học

Bột tía tô Akina phòng và điều trị bệnh gút lên sóng truyền hình Hà Nội

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here