Cách chữa táo bón hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
756

Rau củ chữa táo bón hiệu quả

1.Củ cải

Củ cải chia thành củ cải trắng, củ cải đỏ… có thể ăn sống hoặc chế biến thành món ăn. Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt…

Lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng thông tiện, chống ung thư, chống vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 250g để thông tiện.

Rau củ chữa táo bón hiệu quả
Rau củ chữa táo bón hiệu quả

2.Cải thảo

Cải thảo tính hàn, vị ngọt, có công dụng giải độc trừ nhiệt, thông tiện. Người miệng khô, táo bón, nước tiểu vàng đều có thể ăn cải thảo. Trong cải thảo giàu chất xơ, hàm lượng vitamin A, B, C…phong phú

3.Bầu

Quả bầu chứa 94% trở lên là nước, là loại quả nhiệt lượng thấp, giàu vitamin A, hàm lượng kali, magiê cao, hàm lượng chất xơ phong phú, cũng có công dụng thông tiện hiệu quả.

4.Giá

Chủ yếu chỉ các loại giá đỗ xanh, giá đậu tương với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin C, nhiệt lượng và chất béo thấp có tác dụng thông tiện lợi tiểu. Ăn giá đỗ thường xuyên còn có thể trị đờm, tăng cường chức năng cho não bộ.

Ngoài ra, để trị chứng táo bón cần điều chỉnh chế độ ăn. Nên ăn nhiều các loại đậu và khoai có chứa nhiều chất xơ; ăn các loại hoa quả tươi như chuối tiêu, táo, lê, dâu tây…. Các thực phẩm cũng có công dụng thông tiện khác như ngân nhĩ, mật ong, hồ đào, rong biển….

5.Rau má

Dùng một nắm rau má tươi trộn với giấm và dầu Mè, ăn liền trong vài ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Cách trị đau vai gáy từ dân gian hiệu quả

Nhiệt miệng và cách chữa bột sắn dây hiệu quả

Ăn gì để sinh con trai như ý

rau má chữa táo bón hiệu quả
rau má chữa táo bón hiệu quả

6.Rau diếp cá

Lấy 5 – 10g cây diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 – 12 phút, sau đó uống thay trà.

7.Thầu dầu

Dùng dầu của hạt cây thầu dầu, tên thuốc là tỳ ma du. Thuốc có vị ngọt cay, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng. Tác dụng nhuận hạ, tích trệ, tiêu sưng. Dùng dầu thầu dầu làm trơn nhuận, phù hợp với người già bị bệnh táo bón. Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 5ml.

8.Quả mướp

Quả tươi chứa các chất cholin, phytin, các acid amin tự do. Tác dụng làm lưu thông máu, thông sữa, làm dịu, chữa táo bón, đau nhức gân xương. Dùng mướp nấu ăn hoặc sắc cô đặc lấy nước uống có tác dụng làm hoạt tràng, thông tiện.

9.Bồ kết

Dùng quả già, chín đem phơi hoặc sấy khô. Thuốc có vị cay, mặn, tính ấm hơi độc, quy vào hai kinh phế, đại trường. Bồ kết chứa chất saponin, một số flavonoid và hợp chất triterpen. Có tác dụng trừ đờm, khai khiếu, điều trị bệnh táo bón, làm thông sữa. Dùng bồ kết quả to, sao tồn tính, tán thành bột mịn, uống ngày 1 lần 2g với nước cơm để điều trị bệnh táo bón.

10.Đào nhân

Vị thuốc là nhân của hạt đào trong có chứa phần lớn các chất dầu, ngoài ra có amygdalin, men elmusin, một ít tinh dầu. Đào nhân vị đắng, ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết, trừ ứ, nhuận tràng. Liều dùng 4-8g sắc uống. Có thể dùng hoa đào 5-8g có cùng tác dụng.

11.Lô hội

là nhựa đã chế biến khô của cây lô hội còn gọi là cây lưỡi hổ. Thuốc có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh tâm, can. Có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, thanh can, hoạt tràng, thông tiện. Dùng chữa các chứng táo bón, ruột dạ dày, can đởm thực nhiệt. Có thể dùng 6g lô hội nghiền nát, trộn với đường rồi ngậm và nuốt dần hoặc dùng lô hội 20g, chu sa 15g, tán nhỏ hòa với rượu làm viên, uống mỗi lần 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần.

12.Đại hoàng

Dùng rễ cây đại hoàng. Đại hoàng vị đắng, tính lạnh quy vào 5 kinh: tỳ, vị, can, tâm bào, đại trường. Có tác dụng thông rửa tràng vị, phá tích, hành ứ. Dùng chữa táo bón do nhiệt kết. Liều thường dùng 6-12g. Có thể dùng đại hoàng 9g, đào nhân 9g, hạt bí đao 9g, mang tiêu 9g, đan bì 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần chữa bệnh viêm ruột, đau bụng, táo bón.

13.Thảo quyết minh

Là hạt của cây muồng. Dùng hạt già đã chế biến khô, chứa chất antraglucosid, ngoài ra có protid, chất nhớt, chất béo và sắc tố. Quyết minh tử vị mặn, tính bình, vào hai kinh can, thận, có tác dụng thanh can, ích thận, thanh can hỏa, trừ phong nhiệt, làm sáng mắt, hoạt tràng, thông tiện. Liều dùng 6-10g, dùng sống hay sao, có thể tán bột hay sắc uống để điều trị bệnh táo bón.

14.Mạch môn

Vị thuốc là rễ (củ) cây mạch môn đông, thành phần chứa chất nhày, saponin, chất đắng. Vị ngọt hơi đắng, tính hơi lạnh, vào 3 kinh tâm, phế, vị. Tác dụng nhuận mát phổi, thanh tâm, tả nhiệt, sinh tân dịch, lợi sữa, nhuận tràng, tiêu đàm, chữa ho. Để điều trị bệnh táo bón dùng mạch môn 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 9g, sắc uống.

15.Mật ong

Vị ngọt, tính bình, quy vào 5 kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại trường. Tác dụng nhuận, trơn, hoạt tràng, bổ trung, giảm đau, giải độc. Dùng chữa đại tràng táo kết, chỉ thống, thích hợp với người bị chứng tân dịch ở vị tràng thiếu, hư nhược, không phải chứng thực, phù hợp với người già, trẻ em, phụ nữ sau đẻ bị táo bón. Liều dùng 20-40g mỗi ngày.

16.Phan tả diệp

Dùng dưới dạng lá, vị cay, đắng, tính rất lạnh, quy kinh đại tràng. Thường được dùng phối hợp phan tả diệp 8g, hậu phác 12g, sắc uống chữa chứng đại tràng bí kết gây táo bón. Tuy nhiên, không nên dùng cho những người thể hư nhược, phụ nữ mang thai.

Những loại rau củ chữa táo bón hiệu quả khác

1. Táo

– Táo có chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy nó rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Chất xơ tập trung nhiều ở vỏ táo, do đó khi ăn táo bạn nên ăn cả vỏ. Ngoài chất xơ, táo còn chứa nhiều pectin, một loại chất giúp làm mền phân và kích thích tiêu hóa. Để có kết qủa tốt nhất, bạn nên ăn táo khi đói. Ăn 2 – 3 quả táo mỗi buổi sáng sau khi thức dậy là cách tốt nhất để táo phát huy hết công suất trị táo bón.

2. Chuối

Chuối là phương thuốc tuyệt vời để trị táo bón, do chuối có hàm lượng chất xơ rất cao. Chuối giúp các chức năng đường ruột hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, chất kali có trong chuối có tác dụng giúp cơ ruột hoạt động hiệu quả.

chuối chữa táo bón hiệu quả
chuối chữa táo bón hiệu quả

3. Cà rốt

Cà rốt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Một củ cà rốt cỡ trung bình có chứa đến 1,2 gam chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan là chất rất quan trọng với đường ruột. Nó làm mềm phân cứng bằng các liên kết nước trong đường ruột, từ đó, chúng kích thích tiêu hóa và giúp bạn đi tiêu dễ dàng.

4. Dưa chuột

– Hàm lượng nước cao và chất xơ trong dưa chuột là phương thuốc hiện quả trong việc trị chứng táo bón. Nếu bạn bị táo bón mãn tính, hãy thêm dưa chuột vào chế độ ăn hàng ngày.

5. Cam

Chất xơ có trong cam giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị táo bón. Ăn 1 – 2 quả cam trước khi đi ngủ là cách tuyệt vời để khắc phục tình trạng táo bón.

Cam, quýt chữa táo bón hiệu quả
Cam, quýt chữa táo bón hiệu quả

6. Dầu hạnh nhân

– Dầu hạnh nhân rất có lợi trong việc điều trị táo bón, do nó có tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Cho 2 thìa dầu hạnh nhân vào sữa và uống trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy ngay kết quả vào ngày hôm sau.

7. Đậu

– Đậu là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao. Một chén đậu đen nấu chín sẽ mang lại 1,5 g chất xơ. Với hàm lượng chất xơ cao như vậy, nên đậu là một trong những loại thực phầm vàng để điều trị táo bón.

8. Cải bruxen

– Sáu cây cải bruxen sẽ mang về 3 g chất xơ, vì vậy mà đầy là loại rau đặc biệt tốt trong việc điều trị táo bón. Chúng hỗ trợ và giúp phân mềm cho phép đi tiêu nhanh chóng và thoải mái. Nếu bị táo bón, bạn nên thêm loại rau này vào các bữa ăn để khắc phục.

9. Ngũ cốc nguyên hạt

– Ngũ cốc nguyên hạt như gạo nâu, lúa mạch và bột yến mạch rất giàu chất xơ. Vì vậy, bạn nên bổ sung chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt và đi tiêu dễ dàng hơn.

10. Bắp cải

– Bắp cải rất hữu ích trong việc điều trị táo bón, vì chúng rất giàu chất xơ. Bạn có thể nấu hoặc ép nước để uống. Nửa chén bắp cải 2 lần mỗi ngày là cách tuyệt vời để bạn tránh xa hiện tượng táo bón.

Các cách chữa táo bón hiệu quả khác

Các món canh chữa bệnh táo bón

1. Món canh:

– Rau mồng tơi.
– Rau dền đỏ.
– Muối và gia vị.
Hai thứ bằng nhau, nấu ăn hằng ngày.

2. Khoai lang củ:

Nấu chín ăn mỗi ngày.

3. Dầu vừng (mè đen):

10 ml mè đen
Mật ong: 15 ml.
Hai thứ hòa lẫn nhau, uống 1 lần/ngày (dùng trong một tuần).

4. Củ cải

Chia thành củ cải trắng, củ cải đỏ… có thể ăn sống hoặc chế biến thành món ăn. Củ cải tính ngọt, mát, vị cay, có công dụng giải độc, hoá đờm giải nhiệt…

Lượng vitamin C trong củ cải gấp 10 lần lê, ngoài ra còn có tác dụng thông tiện, chống ung thư, chống vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa sỏi mật, làm giảm cholesterol, giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Mỗi ngày có thể ăn khoảng 250g để thông tiện.

5. Cải thảo

Cải thảo tính hàn, vị ngọt, có công dụng giải độc trừ nhiệt, thông tiện. Người miệng khô, táo bón, nước tiểu vàng đều có thể ăn cải thảo. Trong cải thảo giàu chất xơ, hàm lượng vitamin A, B, C…phong phú.

6. Bầu

Quả bầu chứa 94% trở lên là nước, là loại quả nhiệt lượng thấp, giàu vitamin A, hàm lượng kali, magiê cao, hàm lượng chất xơ phong phú, cũng có công dụng thông tiện hiệu quả.

7. Giá

Chủ yếu chỉ các loại giá đỗ xanh, giá đậu tương với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin C, nhiệt lượng và chất béo thấp có tác dụng thông tiện lợi tiểu. Ăn giá đỗ thường xuyên còn có thể trị đờm, tăng cường chức năng cho não bộ.

8. Thực phẩm khác

Ngoài ra, để trị chứng táo bón cần điều chỉnh chế độ ăn. Nên ăn nhiều các loại đậu và khoai có chứa nhiều chất xơ; ăn các loại hoa quả tươi như chuối tiêu, táo, lê, dâu tây…. Các thực phẩm cũng có công dụng thông tiện khác như ngân nhĩ, mật ong, hồ đào, rong biển….

Cách chữa táo bón không dùng thuốc

Dưỡng phổi

Thời tiết hanh khô làm tăng cảm giác khô ở vùng mũi, miệng và họng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan hô hấp. Theo Đông y thì phổi có liên quan trực tiếp tới đại tràng và được ví như một “mối quan hệ trong ngoài tương thích”. Do vậy, những tổn thương dù là nhỏ ở phổi cũng làm hạn chế hoạt động của nhu động của đại tràng, dẫn tới hiện tượng táo bón.

Gợi ý: Luôn giữ ấm cho phổi, tăng cường bổ sung các thực phẩm như: cà chua, tỏi, táo, cá và các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E khác.

Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa quá trình mất nước cho cơ thể khi thời tiết hanh khô đó là uống nhiều nước. Trung bình mỗi ngày, lượng nước bốc hơi qua da ít nhất là 600ml, và qua đường thở (mũi) là 300ml. Do vậy, việc bổ sung nước ầy đủ mỗi ngày sẽ giúp duy trì tốt hoạt động của hệ hô hấp và tiêu hóa.

Ngoài việc uống nước trực tiếp, hãy tăng cường rau xanh và hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày. Rau xanh chứa nhiều chất xơ và nước, có tác dụng tốt trong việc nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa. Chuối, táo, thanh long, khoai lang… là những thực phẩm “vàng” trị táo bón vì chúng chứa nhiều chất xơ và các enzym kích thích tiêu hóa.

Đi vệ sinh đúng giờ

Hãy rèn luyện thói quen này càng sớm càng tốt. Việc đi vệ sinh đúng giờ sẽ tạo “nếp” cho não bộ và tăng cường sự ổn định trong hoạt động co bóp của ruột cũng như đại tràng.

Bạn tuyệt đối không nên “nhịn” đi đại tiện vì điều này sẽ làm tăng áp lực lên đại tràng, lâu ngày sẽ làm mất cảm giác cũng như độ nhạy cảm của não bộ đối với việc đại tiện.

Chất thải tích lâu ngày trong đại tràng sẽ trở nên khô cứng, làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

Giảm stress

Bệnh táo bón có liên quan trực tiếp tới trạng thái tinh thần của cơ thể. Lo lắng, căng thẳng dài ngày sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa và bài tiết, và cụ thể là làm giảm nhu động ruột trong việc chuyển hóa thức ăn.

Do vậy, bạn hãy rèn luyện cho mình một thói quen sống khoa học để cơ thể bạn được nghỉ ngơi 1 chác hợp lý, giảm thiểu lo lắng và căng thẳng.

Có thể bạn quan tâm:

Bí quyết chữa chướng bụng đầy hơi hiệu quả

Ăn gì để tăng chiều cao ở tuổi dậy thì

Tập thể dục

Tăng cường vận động, thể dục thể thao
Tăng cường vận động, thể dục thể thao

Tăng cường vận động, thể dục thể thao giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể,làm hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru và hiệu quả. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho cơ thể trong vệc điều trị táo bón.

Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ thói quen ngồi quá lâu trong thời gian đại tiện, đặc biệt là khi ngồi xổm vì tư thế ngồi này gây áp lực lớn lên cá tĩnh mạch, lâu ngày có thể gây bệnh trĩ và táo bón.

Cải thiện chế độ ăn uống

Nếu khẩu phần của bạn có đủ lượng và đúng loại thực phẩm thì sự co thắt ở ruột sẽ trở nên dễ dàng. Cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống cân bằng với những thực phẩm lành mạnh, trong đó lượng chất xơ phải có ít nhất từ 25 đến 30 gr mỗi ngày (chất xơ giúp ruột tiêu hóa tốt hơn), đồng thời bạn phải đảm bảo uống đủ nước (vì nước giúp chất xơ phát huy tác dụng hiệu quả). Hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng về khẩu phần cần thiết.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Trái cây và rau xanh giúp làm đầy bao tử và tăng cường chất xơ, làm giảm bớt táo bón. Tuy nhiên, cần phải tránh những thứ gây đầy hơi như: bắp cải, các loại đậu, một số loại thức ăn khô, thức ăn được chế biến sẵn, những thứ chiên xào, có nhiều dầu mỡ.

Có thể bạn từng nghe nói mận khô có thể chữa táo bón rất hiệu quả nhưng thật ra, quả sung mới là lựa chọn tốt nhất. Đã từ lâu, sung ngâm trong nước và để qua đêm được coi là phương thuốc hay để trị táo bón tại nhà. Bạn có thể ăn sung vào buổi sáng hoặc bổ đôi, nấu chung với cháo, hoặc có thể ăn với sữa chua. Món sinh tố gồm 3 đến 4 quả sung, sữa dê và nước mận khô cũng là một lựa chọn tốt. Chỉ cần uống loại sinh tố này thường xuyên trong vài ngày sẽ giúp bạn giảm chứng táo bón.

Chọn ngũ cốc

Bánh mì làm từ bột mì thô, ngũ cốc nguyên hạt, mì ống… cũng là những thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa cũng như giữ cho chức năng của ruột hoạt động tốt nhất.

Vận động cơ thể

Hãy tập thể dục thường xuyên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy những người ít vận động có xu hướng bị táo bón nhiều hơn so với những người tập luyện thường xuyên.

Thay đổi lối sống, ăn nhiều rau xanh, chất xơ và chịu khó vận động… vừa có lợi sức khỏe của bạn, vừa giúp giảm bớt những triệu chứng của táo bón. Tuy nhiên, nếu thấy việc chữa trị tại nhà không có kết quả, bạn cần đến bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác và loại trừ những tình trạng nguy hiểm hơn.

Ngâm chân

Ngâm chân dưỡng sinh là một phương pháp phổ biến trong dân gian. Cơ thể người có 6 dây thần kinh tập trung ở chân và các huyệt vị tương ứng. Dùng nước ấm ngâm, rửa chân, hay tay kết hợp mát xa có tác dụng kích thích các huyệt thần kinh ở chân. Khí huyết sẽ thông qua các dây thần kinh, thúc đẩy vận hành khí huyết trong cơ thể, đồng thời làm ấm các cơ quan bên trong, điều tiết các chức năng của chúng. Đặt biệt, phương pháp này có tác dụng quan trọng với sự tăng cường của nhu động ruột, có ích trong việc phòng trị bệnh táo bón.

Nghiên cứu hiện nay cho thấy, nước ấm có tác dụng kích thích làm ấm lên các dây thần kinh của chân và phản xạ tới lớp vỏ não. Nước ấm còn có khả năng điều tiết các hoạt động của hệ thần kinh và các cơ quan trên toàn cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và tạo ra máu tươi mới. Đặt biệt là tăng cường thúc đẩy và điều tiết chức năng của dạ dày, ruột. Vì vậy, ngâm chân bằng nước ấm sẽ có tác dụng rất tốt đối với việc phòng trị bệnh táo bón.

Theo kết quả nghiên cứu, chân của người luôn tồn tại các vùng đối ứng với các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Đó là các vùng phản xạ cảm ứng. Khi rửa chân bằng nước ấm, vùng chân sẽ nhận được kích thích, thông tin được truyền đi khắp cơ thể làm lưu thông khí huyết, điều hòa chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Bởi vậy, sau khi ngâm chân và lâu khô, bạn nên kết hợp với mát xa, xoa bóp chân để làm tăng cường hiệu quả phòng trị táo bón.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Mẹ Tự Nhiên, mong rằng bài viết này hữu ích cho sức khỏe của bạn!

Mẹ tự nhiên

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here