Bí quyết trồng đinh lăng trong chậu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
5491

Đinh lăng là giống cây có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe con người. Tuy không phải là loại cây có bóng râm nhưng có rất nhiều người thích trồng đinh lăng để làm cây cảnh bởi quanh năm lá đinh lăng đều xanh tốt. Hơn nữa, người dân còn sử dụng lá đinh lăng làm rau gia có tác dụng như vị thuốc tốt cho sức khỏe. Mỗi gia đình nên trồng một vài chậu cây đinh lăng tại nhà, vừa làm cây cảnh lại có thể cải thiện sức khỏe.

Bí quyết trồng đinh lăng trong chậu

Cây đinh lăng hay còn được gọi là cây gỏi cá, là một loại cây cảnh dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, chịu hạn khá tốt. Việc trồng đinh lăng không quá phức tạp tuy nhiên đòi hỏi cần đúng phương pháp.

Cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đinh lăng

Giai đoạn chọn đất và chậu trồng cây
Các chuyên gia khuyến cáo, đất trồng đinh lăng nên trộn hỗn hợp giữa đất thịt tự nhiên pha với cát. Trước khi tiến hành trồng cây, cần pha một lượng phân hữu cơ hoai mục để tăng thêm độ dinh dưỡng cho đất. Chậu để trồng đinh lăng nên chọn chậu sành có đường kính chừng 40 – 45cm, chiều cao khoảng 40 cm là hợp lý.

Giai đoạn trồng cây

Đinh lăng được trồng theo kỹ thuật giâm cành và có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào mùa xuân hoặc mùa hè để cành giâm không bị thối úng. Chọn cành giâm có kích thước khoảng 20cm, tỉa bớt lá để hạn chế việc thoát nước. Tiến hành trồng cây và ấn xung quanh phần đất quanh gốc cây cho cố định. Sau khi trồng xong bạn chỉ nên tưới chút nước ẩm và để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời trong ngày đầu kể từ khi trồng.

Xem thêm:

Các bài thuốc quý từ đinh lăng

Củ đinh lăng ngâm rượu có tác dụng gì

Bí quyết trồng đinh lăng trong chậu

Giai đoạn chăm sóc

Ở giai đoạn đầu khi mới trồng cây vào chậu, bạn cần chú ý tưới nước vừa đủ để cây mau bén rễ và phát triển. Khi cây đã phát triển ổn định và có nhiều lá, cành thì chỉ cần vài ngày tưới nước cho cây là được. Để cây nhanh phát triển lá bạn có thể bón phân trùn quế vào gốc cây mà không cần dùng phân hóa học để bón. Chừng khoảng 1 năm nếu thấy cây phát triển to, bạn có thể thay chậu nhưng cần khéo léo tránh gây tác động nhiều tới bộ rễ nhé.

Có thể bạn chưa biết: Gối đinh lăng điều trị chứng mất ngủ ở người già và khóc đêm ở trẻ

Trên đây là một vài chia sẻ về bí quyết trồng đinh lăng trong chậu tại nhà mà chúng tôi sưu tầm được từ ý kiến của các chuyên gia trồng trọt. Chúc bạn thành công!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here