Đâu là điểm khác biệt giữa gấm và lụa – Cách phân biệt

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 4,00 out of 5)
Loading...
0
9150

Gấm và lụa là những loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên, luôn mang lại sự thanh nhã, sang trọng, cuốn hút cho người mặc.

Đâu là điểm khác biệt giữa gấm và lụa – Cách phân biệt

Áo gấm tạo nên sự sang trảnh, quý phát cho người mặc

Bạn biết gì về gấm và lụa?

Gấm và lụa không chỉ là sản phẩm ưa chuộng của người Việt mà còn thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người nước ngoài đặc biệt là người Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc ….bởi tính đa dang, phong phú về mẫu mã, màu sắc, họa tiết và hoa văn. Đặc biệt đây là sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, mang tính mỹ nghệ cao.

Mặc dù chúng ta nói và mặc rất nhiều về gấm, lụa nhưng thực tế không có nhiều người am hiểu về loại sản phẩm này. Chúng ta vô cùng lúng túng không biết đâu là gấm, đâu là lụa thậm chí có người còn đánh đồng gấm và lụa. Vì vậy chúng tôi đã tổ chức cuộc nghiên cứu, tìm hiểu sâu về gấm và lụa hy vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác, toàn diện hơn về loại sản phẩm này, cũng như cách phân biệt.

Lụa:

Đâu là điểm khác biệt giữa gấm và lụa - Cách phân biệt

Khăn lụa Hà Đông

Như chúng ta đã biết, lụa là loại vật liệu được dệt từ tơ tằm, có từ ngàn đời nay.

Nghề trồng dâu – nuôi tằm – lấy tơ – dệt vải được xem là một trong những nghề truyền thống của người Việt đi liền với cây lúa nước.

Trong dân gian đã có câu dao: “Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa; Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”. Câu ca dao này đã nói lên sự vất vả, khó nhọc của nghề Trồng dâu – nuôi tằm – lấy tơ – dệt vải. Mỗi một công đoạn đều đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, công sức và sự cải tiến, sáng tạo mới có thể tạo ra những tấm lụa mịn màng, mượt mà, đẹp như ý.

Đầu tiên là công đoạn nuôi tằm. Tằm được nuôi và chăm sóc rất kỳ công, cẩn thận từ trứng cho đến khi trưởng thành. Lá dâu là thức ăn của tằm, tuỳ vào độ tuổi mà chúng ta lựa những loại lá dâu phù hợp, không quá già cũng như không thể quá non. Được chăm sóc và cung cấp đầy đủ thức ăn tằm lớn rất nhanh, khi bước sang giai đoạn ăn dỗi, chúng tiêu thụ một lượng thức ăn bằng 75-80% lượng thức ăn của cả đời.

Công đoạn lấy tơ, Khi tằm chín, chúng sẽ lên ổ làm kén và sau đó người ta mang chúng bỏ vào những khung đan sẵn để chúng nhả tơ và kéo kén. Tằm nhả hết tơ tạo thành những con kén vàng óng người ta sẽ phân loại kén để chuẩn bị cho việc kéo sợi. Tiếp theo người ta nấu kén trong nước sôi để loại bỏ chất cerixin, trong xơ chỉ còn lại fibrobin. sau đó người thợ dệt sẽ lấy các sợi tơ chập lại với nhau kéo chúng ra và cho chạy qua guồng xe tơ để tạo thành sợi.

Và công đoạn cuối cùng là dệt lụa bằng phương pháp dệt thủ công. Những vuông lụa mới dệt xong gọi là lụa mộc, chúng chỉ có màu trắng ngà của tơ và tương đối khô cứng bởi còn keo sericin, qua công đoạn nhuộm màu, lụa sẽ có thêm nhiều sắc màu độc đáo, và mềm mại.

Gấm:

Đâu là điểm khác biệt giữa gấm và lụa - Cách phân biệt

Chăn ga gối đệm làm từ gấm tạo sự sang trọng, thanh tao cho phòng ngủ

Cũng giống như lụa, gấm được dệt từ tơ tằm. Trong các loại mặt hàng lụa dệt hoa, gấm là mặt hàng quý nhất, khó làm nhất trong số các mặt hàng tơ lụa. Ở nước ta, vải gấm được mệnh danh là bà chúa của các mặt hàng tơ lụa bởi rất ít người biết được kỹ thuật dệt. cho đến nay, làng Vạn Phúc là một trong những nơi dệt gấm nổi tiếng nhất của cả nước, được nhiều khách thập phương ghé tới mùa và tìm hiểu về làng nghề.

Nếu như dệt lụa chúng ta phải tuân thủ nhiều kỹ thuật phức tạp thì dệt gấm còn đòi hỏi công phu, yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn rất nhiều. Muốn dệt được những tấm gấm nhiều màu sắc, người thợ phải dệt nổi từ khung cửi được thiết kế làm 2 tầng – hay được gọi là khung hoa. Nó là một thứ máy thủ công khá phức tạp sẽ được 1 người ngồi trên và 1 người ngồi dưới điều khiển nhịp nhàng, chính xác. Người ngồi trên kéo hoa, và khi nào con cuốn kêu hai tiếng éc e thì người ngồi dưới biết hiệu mà dệt cho đúng nhịp. Để cài hoa nổi, người thợ phải khéo léo luồn sợi như thêu trên máy dệt một cách công phu. Điều này đòi hỏi kỹ thuật, bàn tay tài hoa của người thợ dệt.

Cùng với khung cửi cổ truyền và đôi bàn tay vàng của người thợ thủ công thì không máy móc hiện đại nào có thể so sánh được. Tuy nhiên muốn cho mọi người thấy hết được sự rực rỡ của gấm chúng ta nên mặc vào ban ngày. Hiện nay, trên thế giới dệt gấm hoa còn được gọi là kiểu dệt Jacquard. Kiểu dệt Jacquard tạo cho mặt vải có những họa tiết, hoa văn hình học hoặc hình hoa, cho hai mặt vải khác nhau. Mặt phải là những hình dệt rõ nét, còn mặt trái mờ hơn.

Qua nhưng phân tích và nghiên cứu trên cho ta thấy lụa và gấm có cùng nguồn gốc là được dệt từ tơ tằm nhưng lại tuân thủ theo các kỹ thuật khác nhau tạo ra những vuông vải khác nhau. Nếu như lụa là tấm vải trơn, bóng mềm mại, mỏng manh được nhuộm tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ thì gấm được dệt công phu tạo thành những họa tiết nổi sinh động trên bề mặt.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here