Vài nét tổng quan về cây tía tô – vị thuốc quý trong y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
2048

1. Tổng quan về cây tía tô

-Tía tô còn có tên gọi khác là: tử tô, tô ngạnh, tô diệp hay é tía
-Tên khoa họcPerilla frutescens
Tên đồng nghĩaPerilla macrostachya, Perilla nankinensis (Lour.) Decne, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens

Tía tô là cây thảo thuộc họ hoa môi, hay họ húng, họ bạc hà, thân cao từ  0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng cưa, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Quả bế, hình cầu màu nâu nhạt, ra hoa tháng 9-10 hàng năm. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn.

Loài cây tía tô(Perilla frutescens) có nguồn gốc từ vùng núi Himalayas đến vùng Đông Nam Á. Đây là loại rau gia vị được trồng phổ biến ở Châu Á cũng như Việt Nam.

2. Thành phần hóa học và dinh dưỡng

Trong các bộ phận cây tía tô có chứa tinh dầu (khoảng 0,5%) mà thành phần chủ yếu là perillaldehyd (4- isopropenyl, 1-cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin.

Trong hạt tía tô có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.

Trong lá tía tô rất giàu chất xơ dinh dưỡng (dietary fiber), giàu chất khoáng dinh dưỡng (dietary minerals) như canxi (calcium), sắt (iron) , kali (potassium) và vitamin A, C và riboflavin.

3. Đặc điểm sinh trưởng và kỹ thuật trồng cây tía tô

Trồng và canh tác tía tô xuất khẩu
Cây tía tô xanh

– Tía tô rất thích hợp sinh trưởng và phát triển trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm ở nước ta nên tía tô có thể được trồng quanh năm và rất dễ chăm sóc.

   Đất trồng– Chọn chân đất cao, tơi xốp, thoát nước tốt.
– Đất được cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ và lên liếp.- Mùa nắng : Làm liếp rộng  1- 1.2m, nếu đất cát pha có thể làm liếp chìm để giữ ẩm.
– Mùa mưa : Làm liếp rộng 0.8 – 1m, cao 20 cm.

  Cách gieo trồng– Có 2 cách : gieo hạt và giâm cành
– Liếp gieo hạt được cày bừa kỹ (đất nhuyễn), bón lót phân chuồng hoai. trước khi gieo nên rải Basudin và sau khi gieo phủ rơm. Khi hạt nẩy mầm phải giở rơm để cây mọc cứng.- Khi cây có 5 – 6 lá thật (30 – 35 ngày sau gieo) là đem trồng .

 Mật độ, khoảng cách– Cây cách cây, hàng cách hàng : 15 x 15 cm.
– Mật độ : 450.000 cây/ha

  Bón phân (tính cho 1.000 m2)Bón lót: 1 tấn phân chuồng + 10 kg super lân.
Bón thúc:+ 10 NST (ngày sau trồng): Hoà phân urê với nồng độ 20g/10 lít nước, kết hợp với bánh dầu, phân chuồng. 10 ngày tưới/lần.
+ 20 NST: Hoà phân urê để tưới như trên.

Chăm sóc:Thường xuyên làm cỏ, xới xáo, vun gốc cho cây sinh trưởng.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây tía tô ít khi bị sâu bệnh nên có thể hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng và canh tác tía tô.
Một số bệnh thường gặp với cây tía tô.
– Bệnh chết cây và bệnh gỉ sắt:Giai đoạn cây con có 4 – 5 lá thật thường bị bệnh chết rạp cây con do nấm Fusarium sp. gây nên.
Phòng trừ bằng cách xử lý đất bằng vôi trước khi trồng. Vào mùa mưa nên làm chân liếp cao, trồng thưa, thu gom tàn dư cây trồng đem huỷ. Không trồng tía tô trên cùng một chân đất.
– Sâu ăn lá: Sử dụng các loại thuốc như Sherpe, Polytrin, Cyper,… để phun phòng trị.

 Thu hoạch
– Sau khi trồng 40 ngày là  tía tô có thể  cho thu hoạch.- Thu hoạch đợt đầu bằng cách cắt chừa gốc 10 cm, sau đó tiếp tục chăm sóc cho cây tái sinh 15 – 20 ngày thu 1 lần.
– Sau mỗi đợt thu tiến hành làm cỏ, vun gốc kết hợp với tưới nước phân như trên.- Khoảng 2 đợt bón bổ sung bánh dầu, phân chuồng + 4 kg urê.

4. Giá trị kinh tế và vai trò của tía tô trong đời sống.

Lá tía tô xuất khẩu sang nhật
Lá tía tô

Cây tía tô có mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm cay rau gia vị, rau ăn kèm các món ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào… hay các quốc gia ở Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… hay khu vực Nam Á như Ấn Độ…. Ngoài ra trong y học cổ truyền các bộ phận của cây tía tô được sử dụng để làm thuốc với nhiều công dụng dược liệu khác nhau như giải cảm, điều trị rối loạn tiêu hóa, ho đờm, an thai, giảm cân, làm đẹp trắng da trị nám cho chị em phụ nữ, hay chữa gút(gout)….

Theo báo Tiền Phong TPO- Cuối tháng 6/2017 lô hàng lá tía tô đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo đơn vị xuất khẩu giá bán mỗi chiếc lá tía tô vào nhà hàng Nhật Bản lên tới 500-700 đồng/ lá. Nếu áp dụng đúng theo quy trình sản suất hữu cơ an toàn, 1ha trồng tía tô sẽ cho thu hoạch khoảng 17-18 triệu lá, doanh thu ước tính đạt khoảng 2.5 tỉ đồng.
Có thể thấy cây tía tô hứa hẹn một tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn cho nước ta. Bởi hiện nay nước ta đang hướng tới phát triển một nền nông nghiệp sạch. Thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam rất phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây tía tô.
Nó cho thấy tiềm năng rất lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản khi chuẩn hoá được theo đúng quy trình và yêu cầu khách hàng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here