Cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đinh lăng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
822

Đinh lăng không chỉ là cây cảnh mà còn là dược liệu quý mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy là loại cây dễ trồng nhưng nếu không biết cách chăm sóc đúng cách cây sẽ bị sâu bệnh tấn công dẫn đến kém chất lượng và năng suất.

Kỹ thuật chăm sóc cây đinh lăng

Cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đinh lăng
Đinh lăng là loại cây chịu hạn, phát triển quanh năm và ít sâu bệnh. Khi mới trồng, người dân cần bổ sung lượng nước vừa phải cho cây bén rễ vào lòng đất. Ở giai đoạn này, cây thường bị sâu xám cắt lá mầm và ăn vỏ thân nên cần được chú ý chăm sóc cẩn thận.

Cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đinh lăng

Người dân có thể diệt trừ sâu bệnh bằng cách bắt thủ công hoặc sử dụng thuốc trừ sâu cho cây. Một số loại thuốc trừ sâu được khuyến cáo nên sử dụng để diệt trừ sâu xám như: thuốc đơn TP-Pentin 18EC, Basudin 50EC; Shecpain 36EC, Gottoc 250EC hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC, Sevin 40% + Sherpa 25EC, Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS… Ngoài ra, các bạn có thể hoặc dùng thuốc sâu dạng hạt, bột ví dụ như: Basudin 10H, Vibasu 10G, Furadan 3G, Regent 3G…bằng cách trộn một phần thuốc cùng với 10 phần đất bột khô rắc xung quanh gốc cây.

Xem thêm: Cách chọn giống đinh lăng tốt nhất

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng cho chất lượng cao

Bảo quản đinh lăng thế nào là đúng cách?
Thông thường, vào cuối năm thứ 2 là khoảng thời gian thích hợp để thu hoạch đinh lăng. Ban đầu, cần thu hoạch lá trước sau đó mới thu hoạch phần rễ, thân cây. Lá đinh lăng sau khi thu được cần đem hong khô ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời (nên phơi lá đinh lăng trong bóng râm để lá không bị mất mùi hương tự nhiên).

Bảo quản đinh lăng thế nào là đúng cách?

Cây đinh lăng trồng càng lâu năm thì thân và rễ sẽ càng to. Để bảo quản rễ và thân đinh lăng được lâu, sau khi thu về, bạn cần làm sạch, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước. Những rễ to hơn 10mm thì bạn nên tiến hành tác bóc vỏ và tiếp tục phơi hoặc sấy liên tục cho tới khi khô giòn rồi cho vào lọ to hoặc túi to bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đinh lăng

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây đinh lăng, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong trồng trọt.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here