Sự ra đời của những đôi giày cao gót

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
291

Giày cao gót đã trải qua nhiều thế kỷ trong lịch sử với một hành trình dài biến đổi để trở thành biểu tượng của sự gợi cảm, quyến rũ ở phái đẹp. Tuy nhiên, ít ai ngờ, đàn ông mới là những người mang kiểu giày này đầu tiên.

Hàng thế kỷ trước, giày cao gót là loại giày dành cho phái mạnh. Người ta chế ra kiểu giày này để hỗ trợ các kỵ binh. Các nhà sử học cho rằng giày cao gót được tạo hình để giúp việc cưỡi ngựa dễ dàng hơn. Gót giày nhọn giúp người kỵ sĩ dễ dàng trụ vững trên bàn đạp, từ đó có thể đứng thằng, vững vàng trên yên ngựa,  lấy thế bắn cung chính xác hơn.

Sự ra đời của những đôi giày cao gót
Sự ra đời của những đôi giày cao gót

Ghi chép cổ nhất về giày cao gót xuất hiện vào cuối thế kỉ XVI. Có 2 bức tranh được vẽ giữa năm 1591 và 1593, mô tả các kỵ sĩ Ba Tư đi giày cao gót. Hai bức tranh này đang được trưng bày ở Bảo tàng Victoria và Albert (London).

Trong cuộc chinh phục này, những đội kỵ binh đóng vai trò quan trọng và giày cao gót đã được họ sử dụng một cách hiệu quả. Vua Abbas I muốn tìm kiếm sự trợ giúp từ các quốc gia Tây Âu để đánh bại người Ottomans. Năm 1599, ông cử sứ giả tới Nga, Đức và Tây Ban Nha để mở rộng bang giao, vô tình phổ biến văn hóa nước này. Một làn sóng hứng thú về các vật liên quan đến Ba Tư lan rộng khắp các nước Tây Âu. Những đôi giày mang phong cách Ba Tư nhanh chóng được các quý tộc nơi đây tiếp nhận. Họ mang giày cao gót như một cách để chứng tỏ sự mạnh mẽ và địa vị xã hội.Có thể nói đây là kiểu giày rất phổ biến ở vương quốc Ba Tư (nay là Iran). Phương pháp dùng giày cao gót được đế chế Ba Tư sử dụng dưới triều đại Safavid và rất được hưởng ứng. Tới cuối thế kỉ XVI, quân đội Ba Tư là đội quân lớn nhất thế giới và đế chế Ba Tư đang bắt đầu mở rộng lãnh thổ. Dưới quyền Shah Abbas I, đế chế Ba Tư đã đánh bại người Uzbeks để củng cố biên giới và chiến thắng đế chế Ottoman để mở rộng tới Iraq ngày nay.

Có thể bạn quan tâm:

Vải tơ chuối- đỉnh cao kỹ thuật của người Việt

Những công dụng tuyệt vời của dép chiếu đi trong nhà.

Cách giặt giày vải đúng cách

Đại diện cho kiểu cách xa hoa của thời kỳ này chính là hoàng đế Louis XIV của nước Pháp. Ông chỉ cao có 1,63m nên càng cực kỳ ưa chuộng những đôi giày cao gót. Giày của đức vua có gót cao đến 10cm, được trang trí công phu với họa hình khung cảnh các trận chiến. Gót giày luôn luôn màu đỏ, sử dụng kỹ thuật nhuộm đắt tiền.Khi các tầng lớp thấp hơn bắt chước mang kiểu giày này, các nhà quý tộc bèn tăng chiều cao của giày để tách biệt hẳn với dân thường. Những đôi giày có gót cao chót vót được họ mang để chứng minh một điều: những người giàu có không cần phải đi bộ xa, không cần phải làm việc như dân nghèo nên có thể thoải mái mang những món phụ kiện xa xỉ, dù cho nó có khó chịu đi chăng nữa.

giày cao gót xuất hiện vào cuối thế kỉ XVI
giày cao gót xuất hiện vào cuối thế kỉ XVI

Giày cao gót đã khiến công chúng bị chinh phục khi được mang trong lễ cưới của hoàng hậu Pháp Catherine de Medici. Vì không muốn xuất hiện với chiều cao khiêm tốn, Nữ hoàng đã đặt một đôi giày đế cao cho lễ cưới vào năm 1533. Đó cũng là cột mốc quan trọng cho lịch sử phát triển của giày cao gót.

Trong những năm 1670, hoàng đế Louis XIV đã ban hành một sắc lệnh rằng chỉ có các quần thần trong triều mới được phép mang giày cao gót màu đỏ. Trên thực tế, chỉ những người được lòng nhà vua mới dám mang gam màu này trên chân.

Đến những năm 1630, phụ nữ bắt đầu áp dụng các xu hướng thời trang nam tính và giày cao gót cũng là một trong số đó.  Lúc này, để phân biệt giữa giày nam và giày nữ, đàn ông chọn kiểu giày có gót to, dày và thấp hơn, trong khi phụ nữ mang giày gót nhọn và thanh mảnh như ngày nay.Xu hướng đi giày cao gót phát triển mạnh ở tầng lớp qúy tộc châu Âu, biến nó thành biểu tượng quyền lực. Tới đầu thế kỉ XVII, giày cao gót trở thành một tuyên ngôn thời trang của giới đàn ông giàu có.

giày cao gót trở thành một tuyên ngôn thời trang của giới đàn ông giàu có.
Giày cao gót trở thành một tuyên ngôn thời trang của giới đàn ông giàu có.

Vào đầu thế kỷ XVIII, nam giới ngày càng tập trung vào vẻ ngoài nam tính bằng việc bỏ dần các phụ kiện màu mè, lòe loẹt, bao gồm cả những đôi giày cao gót. Đến năm 1740, đàn ông ngừng hẳn việc mang kiểu giày này vì cho rằng chúng trông “đàn bà” và ngớ ngẩn.

Sau cách mạng Pháp 1789, những đôi giày bằng chất liệu lụa, satin đắt tiền và trang trí cầu kỳ biến mất. Ý tưởng mang tính cách mạng về bình đẳng giới cũng ảnh hướng tới thiết kế giày. Giày da cho cả đàn ông và phụ nữ đã trở nên phổ biến. Những đôi giày cao gót có lúc còn bị coi là biểu tượng của sự mê hoặc, ma quái và bị cấm sử dụng.

Trong suốt thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, chân của phụ nữ luôn ẩn dưới chiếc váy dài nên phong cách giày không được quan tâm nhiều. Đến những năm 1920, thời trang Flapper dành cho những phụ nữ trẻ, yêu lối sống tự do, phóng túng trỗi dậy với kiểu trang điểm đậm, tóc bob, đội mũ chuông, mặc váy ngắn ngang gối đã làm thổi bùng ngành sản xuất giày dép. Loại phụ kiện này bắt đầu được sản xuất hàng loạt, trở thành một mặt hàng thời trang dành cho tầng lớp trung lưu. Lúc này, giày có đế khoảng 2-3 cm.

Giày cao gót ngày càng được ưa chuộng
Giày cao gót ngày càng được ưa chuộng

Giữa thế kỷ XX, nhiều chất liệu khác như cao su, nhựa, vải tổng hợp… tiếp tục được đưa vào ngành công nghiệp giày dép. Giày da với kỹ nghệ thủ công vốn đã xa xỉ lại càng trở thành những tuyệt phẩm thời trang đỉnh cao.Những năm 1930, giày gót nhọn ra đời, nhưng đến khoảng thập niên 1950 mới trở nên phổ biến. Gót giày mảnh mai hơn, thon nhọn dần về phía dưới. Năm 1970, giày platform ra đời, có đế dày chắn chắn, chiều cao khoảng 10 cm.

Khoảng những năm 1950, hai thợ giày bình dân là Salvatore Ferragamo (người Italy) và Roger Vivier (người Pháp) đã cho ra đời các thiết kế giày cao gót kiêu sa. Ngay lập tức, giày cao gót trở thành cơn sốt của phái đẹp, trở thành biểu tượng của sắc đẹp phụ nữ.

Bảo tàng Mỹ thuật Boston là nơi nổi tiếng có bộ sưu tập giày qua các thời kỳ, từ thời Ai Cập cổ đại tới các thiết kế đương đại của Vivienne Westwood và Marc Jacobs để khám phá về lịch sử giày dép và ý nghĩa văn hóa của nó.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Mong rằng bài viết này mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức về lịch sử những chiếc giày cao gót.

Nguồn ST

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here