Mất ngủ ở phụ nữ trung niên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
926

Rơi vào tình trạng mất ngủ mà không rõ nguyên nhân, nhiều phụ nữ tuổi trung niên trở nên hoang mang, lo lắng. Và càng hoang mang, lo lắng, chị em lại càng khó khăn hơn trong việc “dỗ” giấc ngủ của mình…

Tìm lại giấc ngủ ngon, thường là vấn đề không quá phức tạp như nhiều người vẫn hay lầm tưởng!

Giấc ngủ – Liều thuốc vạn năng

Giấc ngủ sâu được ví như “liều thuốc vạn năng”. Bởi khi ngủ, trạng thái ức chế từ vỏ não lan xuống tất cả vùng dưới vỏ, bảo vệ não và giúp cơ thể hồi phục sau một ngày làm việc. Đồng hồ sinh học của chúng ta đã chỉ rõ, trạng thái ngủ từ 0 giờ đến 5 giờ sáng là lúc cơ thể nghỉ ngơi thực sự và ra tiết nhiều hormone để cân bằng sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Do đó, ngoài những ảnh hưởng nhãn tiền như mệt mỏi, uể oải, mỏi mắt, tâp trung kém, không muốn làm bất cứ việc gì. Mất ngủ lâu ngày còn có thể dễ dẫn đến sạm da, thiếu ngủ, bệnh béo phì, suy giảm trí nhớ, stress mạn tính, thậm chí có thể mắc bệnh tim mạch, tổn thương hệ tiêu hoá, suy giảm sinh lý… Như vậy, hệ lụy của mất ngủ ảnh hưởng rất trầm trọng đến sức khỏe toàn thân, tâm lý và hành vi của mỗi người.

Mất ngủ ở phụ nữ trung niên thường có ba biểu hiện, đó là: khó đi vào giấc ngủ (mất ngủ đầu giấc), đến khi ngủ được rồi lại dễ bị thức dậy giữa chừng (mất ngủ giữa giấc), và sau đó rất khó hoặc không thể ngủ lại được (mất ngủ cuối giấc). Trong đó, thường gặp nhất là mất ngủ giữa giấc, có thể đi kèm vã mồ hôi, lên cơn bốc hỏa…

Mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mọi người
Mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mọi người

Khó ngủ, dễ thức là vì đâu?

Sở dĩ chúng ta ngủ được là do có một sự ức chế ở não tới các vùng cấu trúc lưới, vùng dưới đồi… Quá trình ức chế này được trung ương thần kinh phát động đến các tuyến nội tiết và não bộ tiết ra các hóa chất có tác dụng phong bế thần kinh. Như vậy, để giấc ngủ đến phải có sự phối hợp của thần kinh và nội tiết.

Ở tuổi trung niên, mất ngủ hầu hết có nguyên nhân do sự thay đổi của nội tiết tố. Với phụ nữ từ tuổi 40 trở đi, trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng dần bị suy yếu, dẫn đến tình trạng phối hợp chệch choạc, lạc nhịp giữa các cơ quan này. Hậu quả là cán cán cân nội tiết bị xô lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh khiến toàn thân chị em lâm vào cảnh rối loạn, mà mất ngủ là một triệu chứng điển hình.

Có thể bạn quan tâm

Thảo Quyết Minh: Bổ gan, nhuận tràng, ngủ ngon giấc, mắt sáng

Thảo dược cho bệnh mất ngủ lâu năm, huyết áp, tim mạch và máu nhiễm mỡ!

Ăn gì để bổ máu

Một khi phản ứng của hệ thần kinh – nội tiết với môi trường bên ngoài không còn chính xác, chứng mất ngủ sẽ xuất hiện. Do sự phản ứng không chính xác này mà mới có tình trạng trời đã khuya rồi, song cơ thể vẫn chưa đến được trạng thái ức chế gây nên không ngủ được. Và cũng do vậy mà gà chưa gáy sáng nhưng cơ thể đột ngột bị đánh thức.

Giấc ngủ đến phải có sự phối hợp của thần kinh và nội tiết
Giấc ngủ đến phải có sự phối hợp của thần kinh và nội tiết

Tiếp sức cho trục thần kinh – nội tiết

Để tìm lại giấc ngủ ngon, không nhất thiết phải tìm đến các loại thuốc để rồi dần bị phụ thuộc và mất tác dụng. Cần thấy rằng thay đổi thói quen sinh hoạt, nếp sống lành mạnh, dinh dưỡng đúng cách là biện pháp thiết thực giúp giảm chứng mất ngủ.

Bên cạnh đó, khi mà cơ thể dần bị suy thoái do tuổi tác, việc tiếp sức cho trục thần kinh – nội tiết là vấn đề vô cùng quan trọng đối với chị em tuổi trung niên. Thảo dược hiện nay là xu hướng vượt trội, an toàn, dài lâu và đã được kiểm chứng nhằm giúp chị em tìm lại giấc ngủ ngon.

Với nguồn dưỡng chất đặc biệt, giúp phục hồi cả trục nội tiết từ vùng dưới đồi, tuyến yên đến buồng trứng, các thảo dược quý không chỉ giúp chị em có giấc ngủ tự nhiên, nồng sâu mà còn giúp cả cơ thể khỏe mạnh.

Khỏe mạnh hơn khi không còn bị mất ngủ
Khỏe mạnh hơn khi không còn bị mất ngủ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here