Cách trồng cây sâm đất trị bệnh thần kỳ tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 2,00 out of 5)
Loading...
0
4375

Theo Đông y, cây sâm đất có tính hàn, giúp thanh độc giải nhiệt và còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác. Tuy nhiên, loại cây này không phải nơi nào cũng có vì vậy trồng một ít loai cây này trong vườn sẽ mang lại lợi ích rất lớn trong việc chữu trị nhiều chứng bệnh. Bài viết giới thiệu tới các bạn cách trồng cây sâm đất trị bệnh thần kỳ tại nhà.

Một vài nét về cây sâm đất

Cây sâm đất thuộc họ cây thân thảo là cây trồng quen thuộc trong vườn của rất nhiều gia đình Việt. Trước kia thì cây sâm đất thường mọc hoang ở các khu vực vùng núi được nhiều người phát hiện ra công dụng trị bệnh của cây sâm đất nên đã mang về làm cây thuốc hữu ích trong gia đình. Loại cây này có đặc điểm là dáng đứng, thân nhẵn nhụi, có nhiều nhánh phân chia. Lá sâm đất thì thường khá dày và mập, xanh bóng cả hai mặt. Hoa sâm đất khá dễ nhận biết vì nó có màu hồng đặc trưng và tạo thành quả khi chín sẽ có màu đen nhánh.

Cách trồng cây sâm đất làm rau ăn trị bệnh tại nhà
Cách trồng cây sâm đất làm rau ăn trị bệnh tại nhà

Công dụng của cây sâm đất

Một đặc điểm làm cho cây sâm đất trở nên rất hữu ích đó chính là tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm cây thuốc, làm rau ăn. Với lá sâm người ta thường hái để chế biến thành các món ăn trong bữa cơm hằng ngày của gia đình như là xào hoặc nấu với thịt nạc có tác dụng làm nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, táo bón…

Củ sâm đất có thể dùng để ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống hàng ngày có công dụng chữa suy nhược, ra mồ hôi, kinh nguyệt không đều… Với thân cây sâm đất người ta có thể phơi khô ngâm rượu hay say nhuyễn để sắc thuốc hoặc để tươi sắc thuốc đều được. Bên cạnh đó, nhiều người cũng dùng lá sâm đất xay nhuyễn để đắp lên các nốt mụn mủ hoặc các vết thương để giảm sưng tấy và nhanh chóng lành sẹo. Ngoài ra còn cây sâm đất còn rất nhiều những công dụng trị bệnh khác như chữa trị sỏi thận, tiểu đường, bệnh gan, cao huyết áp…

Cách trồng cây sâm đất tại nhà

1. Chuẩn bị trước khi trồng cây

Dụng cụ trồng cây cần thiết

Tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình, chúng ta có thể tận dụng mọi thứ xung quanh như thùng xốp, bao xi măng, khay nhựa cũ hoặc một khoảng đất trống trong vườn để trồng cây sâm đất.

Hướng dẫn cách trồng cây sâm đất tại nhà
Hướng dẫn cách trồng cây sâm đất tại nhà

Đất trồng cây sâm đất

Vì có nguồn gốc là cây mọc hoang và bắt nguồn từ vùng núi nên cây sâm đất có khả năng sống và sinh trưởng rất tốt, vì thế bạn không cần quá lo lắng về đất trồng. Bạn có thể mua đất sẵn nếu không có hoặc xới tới đất trong khu vực đình trồng rồi trộn cũng với các loại phân như phân gà, phân bò, vỏ trấu, than bùn,… Ngoài ra nếu cẩn thận hơn các bạn có thể bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7-10 ngày trước khi trồng để xử lí các mầm bệnh có trong đất có thể gây hại cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sau này.

2. Chọn giống cây và tiến hành trồng cây sâm đất

Cây sâm đất có thể trồng bằng cả hạt hoặc hom.

Trồng cây bằng hạt: Hạt giống khi mua về trước khi trồng chúng ta đem ngâm trong nước ấm với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ. Sau khi ngâm xong, vớt ra để ráo, rồi dùng que nhỏ chọc mọt lỗ sâu khoảng 1 cm xuống đất đã chuẩn bị trước đó rồi bỏ hạt vào. Khi đã gieo hạt xong chúng ta lấp kín đất, dùng lưới che năng cho luống gieo và tưới nhẹ nhàng bằng vòi phun nhẹ.

Trồng cây bằng hom: đối với cách trồng này các bạn lưu ý khi chọn hom giống thì nên chọn từ thân hoặc cây củ của cây mẹ. Các bạn hãy lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, không nên lấy phần ngọn vì quá non khả năng sống sót rất thấp. Chiều dài của mỗi hom là từ 10-20 cm. Mỗi hom thường có từ 3 đến 4 mắt lá, hãy tỉa bớt lá trên hom chỉ để lại khoảng 1/3 lá. Sau đó đem hom đó giâm vào luống. Lưu ý là phải giữ độ ẩm bằng việc thường xuyên tưới nước. Sau khoảng 10 đến 15 ngày sau hom bắt đầu nảy rễ thì đem đi trồng. Khoảng cách trồng tối ưu là 20 cm giữa các cây với nhau. Sau khi trồng sau cũng cần thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho cây.

3. Cách chăm sóc rau sâm đất

Sau khi trồng xong, ngoài việc thường xuyên tưới nước thì trong khoảng 15 đến 20 ngày sau  các bạn hãy tiến hành bón lót đợt một bằng phân hữu cơ, phân bò, phân gà… Việc bón phân này nên được thực hiện sau mỗi vụ thu hoạch để cây có thể có điều kiện phát triển tốt nhất.

Việc tưới nước vào mùa khô là việc không thể thiếu rồi nhưng các bạn cũng lưu ý khi đến mùa mưa, chú ý tháo nước đẻ tránh việc cây sâm đất bị thối úng. Và trong trồng trọt thì việc làm cỏ cũng hết sức cần thiết nên hãy thực hiện thường xuyên để tạo ra môi trường tối ưu cho cây sinh sống.

4. Thu hoạch cây sâm đất làm thuốc

Tuỳ vào mục đích của mỗi người mà có cách lựa chọn thời điểm thu hoạch khác nhau. Nếu trồng để lấy ra thì các bạn có thể thu hoạch khi cây cao từ 20 đến 30 cm. Ngoài ra có thể trồng để lấy hoa, lấy quả, lấy thân hay lấy củ.

Cách trồng cây sâm đất khá đơn giản cộng thêm loại cây này có sức sống mãnh liệt và không tốn quá nhiều công sức chăm sóc vì vậy  hi vọng các với những thông tin trên các bạn sẽ thành công trong việc trồng cây sâm đất tại nhà. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here