Kĩ thuật trồng rau sạch tại nhà an toàn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
462

Trong cuộc sống hiện nay việc nhiều loại rau, củ, quả luôn trong tình trạng báo động về độ an toàn thực phẩm. Đã khiến cho nhiều gia đình lo lắng rằng mình có thể sẽ ăn phải những thực phẩm có chứa chất độc hại đó. Vì thế mà rất nhiều người thay vì mua rau ở ngoài chợ về thì họ đã tự tay trồng rau tại nhà để luôn đảm bảo cho sức khỏe của mọi người trong chính ngôi nhà mình. Nhưng không phải ai cũng thành công với phương pháp trồng rau tại nhà này, bởi nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế mà ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn kĩ thuật trồng rau sạch tại nhà an toàn và hiệu quả ngay trong bài viết chia sẻ này nhé.

1. Tìm hiểu về rau sạch:

Kĩ thuật trồng rau sạch tại nhà an toàn
Kĩ thuật trồng rau sạch tại nhà an toàn

Để có thể trồng rau sạch thành công thì trước tiên các bạn cần hiểu thấu đáo về rau sạch là gì hay cũng chính là việc trả lời cho câu hỏi thế nào là rau sạch. Vậy thì rau sạch có nghĩa là những loại rau được trồng và chăm sóc dưới chế độ không phun thuốc sâu, không chất kích thích tăng trưởng, tạo màu và độ non cho rau.

Nhằm hạn chế tối đa những độc tố có trong rau như natri, kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng. Và phổ biến nhất chính là việc người dùng bị ngộ độc thực phẩm. Để có thể tạo nên cho mình nguồn rau sạch này thì bạn cần đảm bảo 3 yêu tố đó là: Đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật sạch.

Việc trồng rau sạch này giúp cho mọi người có thể an tâm hơn khi sử dụng chúng vào trong các bữa ăn mà không cần phải lo lắng quá nhiều về việc sẽ bị nhiễm độc dẫn đến tình trạng bị ngộ độc thức ăn và có thể dẫn đến nguy cơ bị tử vong cao.

Hơn nữa trồng rau sạch cũng sẽ giúp cho người sử dụng tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể cho việc mua rau ngoài chợ hay tại các siêu thị cung cấp rau sạch. Vừa có thể tận dụng được nguồn đất trống lại vừa tạo cho gia đình mình một bầu không khí trong lành hơn. Và với những người trung tuổi khi đã về hưu thì đây cũng sẽ là một trong những công việc giúp họ thể dục chân tay mỗi ngày nhằm nâng cao sức khỏe cực kì hiệu quả.

2. Kĩ thuật trồng rau sạch:

Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu trồng rau:

Để trồng được rau sạch tại nhà thì bạn cần chuẩn bị cho mình những dụng cụ cũng như các loại hạt giống, cây mầm mà mình muốn trồng, như:

Bạn cần có thùng xốp, chậu cây không dùng đến: 1 hoặc nhiều hơn nếu bạn muốn

Đất trồng: Chọn loại đất phù hợp với giống cây mà bạn muốn trồng, nhưng với rau xanh thì đất màu hoặc đất cát luôn luôn là loại đất phù hợp nhất với những loại cây rau này. Bạn không nên sử dụng đất thịt, vì trong đất thịt độ dinh dưỡng không cao và có độ rắn nên cây rất khó để phát triển được trên loại đất này.

Xẻng nhỏ, dao đào: Đây là những dụng cụ để giúp bạn lấy đất, trộn đất, tạo hố khi trồng rau.

Bình tưới cây: Bạn có thể thay thế bằng xô nhỏ nếu không có bình.

Hạt giống, cấy mầm nhỏ.

Tiến hành trồng rau: 

Sau khi bạn đã có cho mình đầy đủ các dụng cụ cần thiết để trồng rau rồi thì bây giờ bạn tiến hành trồng rau theo đúng hướng dẫn các bước dưới đây:

Bước 1: Tạo chậu trồng an toàn

Tạo chậu trồng an toàn
Tạo chậu trồng an toàn

Bạn lấy thùng xốp và dùng dao để khoét vài lỗ hổng phía đáy thùng. Sau đó cho đất tơi xốp vào bên trong thùng, dùng cán dao gõ nhẹ xuống cho đất được im lại để khi trồng cây vào và tưới nước lên thì bề mặt đất không bị lõm xuống do đất chưa được chặt.

Lưu ý chỉ gõ nhẹ chứ không nén đất, vì nếu như bạn nén đất quá chặt tay thì sẽ khiến cho cây khó mọc thoát lên bề mặt được. Hoặc bạn cũng có thể dùng tay bê thùng xốp nên và gõ gõ nhẹ thùng xuống đất. Cách này cũng sẽ giúp cho đất bên trong thùng được cố định lại.

Bước 2: Gieo hạt/ trồng cây:

Nếu cây rau xanh bạn định trồng ở dạng hạt như rau cải cúc, rau bú….. thì bạn gieo hạt rau lên trên bề mặt đất trong thùng xốp nhẹ tay và dải đều tay như gieo mạ là được. Tiếp đến bạn dải thêm 1 lớp đất thật mỏng lên phía trên để đảm bảo mọi hạt rau đều được phủ bằng 1 lớp đất mỏng.

Gieo hạt/ trồng cây
Gieo hạt/ trồng cây

Còn với cây rau là dạng mầm non như su hào, cải xanh……thì bạn dùng dao để tạo lỗ nhỏ trên bề mặt đất với độ sâu khoảng 2-4 cm, độ rộng tùy thuộc vào cây to hay nhỏ. Hoặc bạn có thể dùng ngón tay mình ấn nhẹ xuống đất cũng sẽ tạo thành lỗ để trồng rau. Khoảng cách cấy rau là 5-10cm/cây.

Sau đó bạn đặt cây vào bên trong hố và vùi nhẹ tay với 1 lớp đất mỏng lên trên. Không ấn mạnh tay để tránh việc cây sẽ bị gẫy thân.

Bước 3: Tưới nước:

Sau khi bạn hoàn tất việc trồng cây thì bước cuối cùng bạn cần làm là tưới nước cho cây. Tưới đều tay bằng bình tưới hoặc múc ít nước một và tưới thấp tay vào vị trí gần gốc cây. Lượng nước chỉ đủ để tạo độ ẩm cho đất, không tưới nhiều vì có thể sẽ làm cho rễ cây bị long rễ và cây sẽ chết.

Những loại sâu bệnh thường gặp ở rau xanh

Một trong những khó khăn trong quá trình chăm sóc và bảo vệ rau xanh đến ngày thu hoạch đó chính là cuộc chiến với những con sâu tệ hại. Để bạn có thể dễ dàng hơn trong quá trình phòng và chống lại chúng thì dưới đây là những loại sâu bệnh thường gặp ở các loại rau xanh.

Những loại sâu bệnh thường gặp ở rau xanh
Những loại sâu bệnh thường gặp ở rau xanh

Sâu đục quả: Đây là những loại sâu thường xuất hiện vào mùa hè nóng, và ở những loại cây như cà chua, bầu bí…..Sâu sẽ chui vào thân quả để ăn. Việc này sẽ khiến cho hàng loạt quả bị rụng làm giảm năng suất cây trồng.

Sâu cuốn lá: Là loại sâu bệnh thường xuất hiện vào mùa nắng mưa thất thường. Sâu sẽ ở bên ngoài lá, cuốn lá lại và tạo ổ cho mình, rồi ăn dần ăn mòn các lá từ lá non trên đọt cây đến cả những lá già. Khiến cho rau trồng bị trụi lá không thể ăn được. Loại sâu này thường có ở rau cải, rau mùng tơi, rau muống……

Sâu đất: Là những con sâu sống dưới bề mặt đất hay chính xác là dưới gốc cây củ. Chúng sẽ phát triển mạnh vào giai đoạn khi cây rau bắt đầu có củ non, sâu sẽ ăn mòn củ và gốc cây dấn đến tình trạng củ bị đắng hoặc cây sẽ bị chết. Nếu bạn trồng cải trắng, cà rốt, su hào,….Thì cần lưu ý với con sâu đất này.

Bọ xít: Loại côn trùng này thường xuất hiện và phá hoại ở những loại cây có hoa và quả như mướp, bầu, bí. Chúng hút phấn nhụy hoa và quả non khiến cho hoa không thể kết trái và quả non cũng không thể lớn.

Xem thêm:

Muôn kiểu sáng tạo với chậu trồng rau sạch tại nhà

Trồng rau trên sân thượng với mô hình khí canh tự chế

Cách trồng cây hoa nhài

4. Những lưu ý khi trồng rau sạch tại nhà

Để có thể thu hoạch cho mình những cây rau xanh non và an toàn thì không những bạn cần để tâm đến những con sâu bệnh trên thì bạn còn cần lưu ý đến việc trồng rau vào đúng mùa vụ của nó. Không nên trồng rau trái mùa, vì rau ăn trái mùa vừa không ngon và cũng có thể gây độc cho chính bạn.

Kĩ thuật trồng rau sạch tại nhà an toàn
Kĩ thuật trồng rau sạch tại nhà an toàn

Không nên tưới nước quá nhiều mà chỉ tưới thường xuyên ngày 1-2 lần vào buổi sáng và tối. Nếu bạn tưới 2 lần/ngày thì chỉ tưới qua lá để đủ làm ẩm bề mặt đất, còn nếu vài ngày bạn mới tưới thì có thể tưới nhiều hơn 1 chút.

Ánh sáng với cây thì không phải là cây nào cũng cần nhiều ánh sáng như cây nào. Ví dụ như cà chua và rau ngót thì sẽ không cần nhiều ánh nắng so với bầu, bí, mùng tơi…Vì thế bạn cần tránh để đặt những cây trồng này vào từng điều kiện ánh sáng phù hợp. Nhưng tuy nhiên thì với hầu hết các loại rau xanh thì chúng đều ưa sáng.

Bón phân hữu cơ định kì cho từng loại cây, để cây có nhiều dinh dưỡng phát triển mạnh, cây có khỏe thì sâu bệnh mới có thể thuyên giảm và hạn chế việc cây bị chết.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách trồng rau sạch tại nhà mà bạn có thể tham khảo và học hỏi cho mình với cách trồng cũng như cách chăm sóc chúng sao cho thật khoa học và hợp lý.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here