Cách trồng dong riềng đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
2392

Dong riềng đỏ không chỉ được chế biến thành miến dong – một loại thực phẩm được rất nhiều gia đình ưa thích mà nó còn được nghiên cứu và trở thành một vị thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch rất tốt. Vì vậy trồng cây dong riềng đỏ đã trở thành nguồn kinh tế của của nhiều hộ gia đình. Hãy cùng tham khảo cách trồng rong riềng đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao qua bài viết này nhé.

Vài nét về cây dong riềng đỏ

Cây dong riềng đỏ được trồng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước nhưng tập trung với số lượng lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Cạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên…

Cách trồng cây dong riềng đỏ
Cách trồng cây dong riềng đỏ

Dong riềng đỏ thuộc loại cây thân thảo, thân nhẵn, không lông, thân cây màu tím, lá mọc so le có viền tím đỏ.

Đây là loại cây chịu được bóng rợp, có thể trồng dưới tán cây thưa, góc vườn… hoặc những nơi có diện tích nhỏ hẹp.

Giá trị của cây dong riềng đỏ

Trong y học: theo đề tài nghiên cứu khoa học của Bác sĩ Hoàng Sầm “NGHIÊN CỨU DỊCH CHIẾT CÂY DONG RIỀNG ĐỎ ỨNG DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CƠ TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ” đã cho ra kết quả trong mỗi kg củ cây dong riềng đỏ có khoảng 6g glucosid trợ tim và 7,4g cumarin chống đông máu. Còn trong 15g củ đã sấy khô khi dùng hàng ngày sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 12mg cumarin có tác dụng làm dãn mạch, chống đông máu làm tắc mạch vành, giảm cơn đau do nhồi máu cơ tim và 12mg glucoside trợ tim. Ngoài ra dưới tác dụng của hợp chất ancaloid  khi sử dụng hàng ngày sẽ bào mòn các mảng xơ vữa bám ở mạch máu giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các hoạt chất không chỉ chứa trong củ mà còn có ở trong thân và lá. Thậm chí hợp chất cumarin chống đông máu có hàm lượng ở thân còn cao hơn ở trong củ. Vì vậy nhiều chuyên gia khuyên rằng người bệnh không nên bỏ đi bất cứ bộ phận nào của cây để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Trong thực phẩm: phần củ của cây dong riềng đỏ được sử dụng để sản xuất miến – món ăn rất được ưa thích của người Việt.

Cây dong riềng chữa bệnh mạch vành
Cây dong riềng chữa bệnh mạch vành

Cách trồng dong riềng đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao

Chuẩn bị nơi trồng cây và làm đất trồng cây:

Nếu trồng dong riềng đỏ tại nhà thì có thể tận dụng những khoảng đất hẹp như góc vườn, bờ ao, mép rào,… vì đây là loại cây có thể sinh sống dưới bóng rợp. Còn đối với những hộ gia đình làm kinh tế trồng tập trung với quy mô lớn thì nên cày bừa và làm đất kỹ lưỡng. Trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng khoảng 60cm, trước đó nên bón lót với phân chuồng hoặc phân vi sinh, khoảng cách trồng giữa các cây trên hàng là từ 50 đến 60 cm. Tuỳ vào điều kiện thổ nhưỡng ở mỗi nơi mà chúng ta lựa chọn bón lót hay không bón lót. Ví dụ như ở những vùng đất miền núi giàu chất hữu cơ, nhiều mùn hoặc vùng đất mới khai hhoang lần đầu thì không cần bón lót.

Cách trồng cây dong riềng đỏ:

Dong riềng được trồng chủ yếu từ cuối tháng 2 đến tháng 5 dương lịch, đó cũng là thời vụ thích hợp để trồng cây tốt nhất. Dong riềng đỏ có thể trồng trực tiếp bằng củ hoặc cây con tách từ cây mẹ ra. Lưu ý khi chọn giống để cây có thể phát triển tốt thì nên chọn các củ giống đồng đều không trầy xước và sạch bệnh. Mỗi củ có thể cắt thành nhiều phần mỗi phần có từ 2 đến 3 mắt để tiết kiệm chi phí giống. Vì cây phát triển củ theo chiều ngang và rễ ăn sâu nên khi làm đất cần cay sâu khoảng 15 – 20 cm, làm tơi đất và sạch cỏ. Đối với vùng đồi núi thì nên đào sâu hơn 20 – 25 cm vì đất ở đây thường cứng hơn. Sau khi làm đất xong, thực hiện bón lót lần 1, tuỳ vào điều kiện của mỗi hộ gia đình mà có những cách bón lót khác nhau nhưng trung bình là 300 – 500 kg phân chuồng , 15 – 20 kg lân cho 1 sào Bắc bộ, sau đó phủ lớp đất mỏng lên trên, đặt củ giống lên trên. Khi đặt thì xoay mầm củ hướng lên trên, thực hiện bón lót lần 2, bón ở khoảng cách giữa 2 củ rồi lấp đất, phủ rơm rạ lên trên để giữ ẩm.

Cách trồng và chăm sóc cây dong riềng đỏ
Cách trồng và chăm sóc cây dong riềng đỏ

Chăm sóc cây sau khi trồng:

Thời gian đầu nên thường xuyên tưới để giữ độ ẩm cho cây có thể nẩy chồi nhanh. Khi cây đã ra rễ có thể tưới thêm phân chuồng pha loãng. Để cây sinh trưởng tốt hơn cần bón thúc cho cây. Lưu ý khi bón đó là không bón trực tiếp vào gốc mà bón vào khoảng giữ hai khóm. Để tránh tình trạng cây gãy đổ cần thực hiện vun gốc thường xuyên khi cây phát triển cao hơn. Để củ to hơn có thể phủ mùn mục hoặc trấu vào gốc cây, nếu không có thì có thể bón thêm kali để tăng năng suất và chất lượng củ. Việc làm cỏ cũng không quá phức tạp và tốn công vì dong riềng đỏ sinh trưởng rất nhanh nên chỉ cần làm sạch cỏ 1 – 2 tháng đầu sau đó khi cây đã lan tán rộng thì cỏ không thể phát triển được nữa. Nên lưu ý thêm về việc thoát nước trong mùa mưa để tránh củ bị thối do úng ngập.

Phòng trừ sâu bệnh:

do dong riềng đỏ có tính cay nên ít bị sâu bệnh hay chuột phá hoại mùa màng, chủ yếu là bị sâu xanh, sâu khoang, bọ nẹt nên chỉ cần loại bỏ bằng phương pháp thủ công.

Thu hoạch:

Trong trường hợp lấy củ làm giống thì có thể thu hoạch sau khi khoảng trồng 1 năm, nhưng nếu để thu hoạch lấy củ bán thì nên thu hoạch sau 2 năm trồng khi đó cây mới cho chất lượng tốt, sản lượng cao. Khi thấy dong riềng đỏ đã già, thân ngầm và củ đã nổi rõ hoặc làm nứt mặt đất quanh gốc thì đào thử nếu thấy củ đã già là có thể thu hoạch được. Sau thu hoạch có thể cắt sạch rễ, rửa sạch bán tươi hoặc thái phơi khô theo yêu cầu của nơi tiêu thụ.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn thêm những kiến thức về các trồng cây dong riềng đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chúc các bạn thành công!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here