Cách trồng và chăm sóc hoa nhài

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
11578

Cây hoa nhài rất quen thuộc với chúng ta, nhất là các vùng nông thôn thì gần như nhà nào cũng có khóm nhài vừa là để làm đẹp, cho căn nhà luôn thoang thoảng hương nhài vừa là dùng làm thuốc, làm thực phẩm rất hữu ích.

Hôm nay mẹ tự nhiên xin giới thiệu tới các bạn kỹ thuật trồng hoa nhài đơn giản tại nhà.

1. Sơ lược về cây hoa nhài

Nhắc tới hoa nhài người ta thường nghĩ ngay tới một loài hoa trắng tinh khiết với mùi hương thơm ngát, được rất nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh, lấy hoa uống trà, lấy lá đun nước tắm… Hoa nhài có tên khoa học là Jasminum sambac là một loài thực vật có nguồn gốc từ khu vực giữa Ấn Độ, Nam Á, Đông Nam Á. Cây thường mọc thành bụi hoặc dây leo, lá nhài thường có hình oval, hay bầu dục, màu xanh nõn ánh lên rất tươi. Hoa nhài màu trắng, thường phổ biến là loại nhiều lớp, hương thơm rất nồng, tinh khiết, mỗi chùm thường ra từ 3 – 10 bông hoa.

Cây hoa nhài thường ra hoa quanh năm nhưng rộ nhất là vào mùa hè khi thời tiết ấm áp, hoa thường nở và tỏa hương thơm ngát vào ban đêm. Nên khi buổi sáng thức dậy người ta thường hít hà mùi hương nhài thoang thoảng cho thư thái tinh thần, thưởng thức ly trà hoa nhài thơm ngát và bắt đầu một ngày làm việc đầy hứng khởi.

Loài hoa vốn mỏng manh nhỏ bé này là quốc hoa của nhiều quốc gia như Philippines, Pakistan, Indonesia, Tunisia.

Cách trồng hoa nhài đơn giản cho hoa chất lượng cao
Cách trồng hoa nhài đơn giản cho hoa chất lượng cao

Ý nghĩa của hoa nhài theo phong thủy

Hoa nhài thu hút năng lượng tích cực cho căn nhà của bạn, hương thơm dịu ngọt từ hoa nhài giúp giảm căng thẳng, cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn.

Theo phong thủy hoa nhài thường có hình dáng đẹp, sai hoa, hương thơm dịu ngọt, nên thường được trồng trang trí ở khu vực như ban công… Cây nên được đặt gần cửa sổ hướng về phía nam của nhà. Còn trong vườn, cây nên được trồng ở phía bắc, phía đông hoặc phía đông bắc.

Cây hoa nhài được quan niệm có tác dụng trừ xú uế, đem lại tài lộc cho gia chủ.

2. Kỹ thuật trồng hoa nhài tại nhà đơn giản ngát hương quanh năm.

Giống hoa nhài ở nước ta thì chia ra làm hai loại là Nhài tẻ và nhài trâu. Nhài tẻ hoa nhỏ, nhiều hoa, hoa có mùi thơm ngát đặc trưng, nhiều tinh dầu được ưa chuộng và trồng nhiều hơn nhài trâu hoa to, ít hoa và thường không thơm bằng.

Kỹ thuật trồng hoa nhài rất đơn giản. Để có được chậu hoa nhài trắng muốt, thơm ngát quanh năm trước  tiên bạn cần lựa chọn đất trồng cho tốt.

  • Đất trồng: Cây nhài thích hợp nhất là trồng trên đất cát ít chua, có nhiều chất mùn tơi xốp, thoát nước dễ dàng. Nếu không có đất cát bạn có thể lấy đất mùn, đất thịt, hay đất hỗn hợp có chứa các chất hữu cơ.
  • Tiến hành trồng hoa nhài:

+ Giâm cành , nhân giống:  Cây nhài thường được trồng và nhân giống theo phương pháp giâm cành. Trước hết để giâm cành tạo giống nhài bạn nên lựa chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Tiến hành cắt cành bánh tẻ thành từng đoạn 5 -7 cm sau đó giâm xuống đất, chú ý giữ độ ẩm phù hợp để cành ra rễ và sinh trưởng thành cây mới. Thông thường thời gian thích hợp nhất để trồng hoa nhài là vào mùa xuân. Sau khi giâm cành khoảng 20 ngày thì cành hoa nhài sẽ ra rễ. Thông thường sau khi giâm cành khoảng 4 -5 tháng, cây có chiều cao khoảng 15 -20 cm, rễ phát triển ổn định thì có thể đem ra ruộng trồng.

Cách trồng hoa nhài ta cho năng suất hoa cao hơn
Cách trồng hoa nhài ta cho năng suất hoa cao hơn

Kỹ thuật trồng hoa nhài làm cảnh tại nhà

+ Để trồng hoa nhài tại nhà nếu bạn không có điều kiện và thời gian tiến hành giâm cành thì có thể mua sẵn cành giâm, hoặc cây con người ta bán rất nhiều ngoài chợ cây cảnh. Khi chọn mua cây con nên chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, cành lá mập, xanh mướt.

Sau khi mua cây con về bạn tiến hành chuyển cây xang chậu mới để có thể trang trí trong nhà hoặc ban công tùy ý thích của bạn. Lấp đất kín cổ rễ, trồng xong tưới đẫm nước, và thường xuyên tưới ẩm để cho nhài sinh trưởng và phát triển. Sau khi cây đã bén rễ, hồi xanh, thì có thể tiến hành bón phân đạm ure.

Trồng hoa nhài tại nhà bạn nên chú ý thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, không được để úng nước. Nhài cũng là cây ưa bóng dâm nên tránh để cây tiếp trực tiếp nhiều với ánh nắng. Thông thường sau khi trồng khoảng 3 -5 tháng là cây bắt đầu ra hoa.

Cây hoa nhài có dáng đẹp, hoa thơm nên bạn có thể để trang trí chậu hoa nhài ngoài ban công phòng ngủ, phòng làm việc hay sân nhà, công viên cũng rất được ưa chuộng.

Kỹ thuật trồng hoa nhài cho năng suất cao để làm thuốc

Để trồng hoa nhài làm thuốc, làm trang trại thì bà con thường trồng trên diện tích rộng nên chú ý một số điểm sau để nhài cho năng suất hoa cao nhất.

Có thể trồng thành từng băng rộng 3-4m (nếu đất cao) với khoảng cách 40x50cm (45.000- 50.000 khóm/ha), lên luống rộng 70cm, cao 25- 30cm, rãnh rộng 30cm, trên mỗi luống trồng 2 hàng cách nhau 40cm, cây cách nhau 50cm cho năng suất hoa cao nhất. Cuốc hố, bón lót 1kg phân chuồng hoai mục + 0,3kg hỗn hợp lân và kali. Trộn đều phân với đất trước khi trồng cho khỏi bị xót rễ. Trồng bằng cành chưa ra rễ thì lấp sâu 10-15cm, trồng bằng gốc thì lấp kín phần cổ rễ, trồng bằng bầu cây thì lấp kín phần hom đã cắm vào bầu. Trồng xong tưới đẫm và thường xuyên tưới đủ ẩm cho nhài sinh trưởng, phát triển tốt. Khi cây đã bén rễ, hồi xanh, pha nước phân chuồng + 3% đạm urê để tưới.

  • Sau mỗi đợt thu hoa thì bón thúc thêm cho cây bằng phân chuồng hoai, phân đạm, và kali bằng cách xới cách gốc 15cm, bón phân, lấp đất và tưới nhẹ.  Hàng năm đốn trẻ hóa vườn nhài vào tháng 11-12 bằng cách dùng dao, kéo sắc cắt toàn bộ thân cành cách gốc 15-20cm, tỉa bỏ bớt các cành già, cành khô, cành sâu bệnh, bón thúc, tưới nước đủ ẩm để cây tiếp tục cho hoa vụ tới.
  • Hoa nhài trồng được 1 năm thì bắt đầu cho thu hoa lứa đầu và thu liên tục trong khoảng 7-10 năm mới phải trồng lại. Thời điểm thu hoa bắt đầu từ 10 giờ sáng, tốt nhất là từ 3-6 giờ chiều sẽ cho nhiều hương nhất. Chọn hái những nụ hoa to có màu trắng tinh. Hoa nhài sau khi thu hái về thường được dùng ướp chè hoa nhài, sấy khô làm trà hoa nhài, hay được thu mua dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm như xà bông hoa nhài, sữa tắm hương hoa nhài, nước hoa….
    Cách trồng hoa nhài cho năng suất chất lượng hoa cao nhất
    Cách trồng hoa nhài cho năng suất chất lượng hoa cao nhất

    Xem thêm:

  • Trà hoa nhài – cho hương thơm sức khỏe kỳ diệu
  • Mô hình trang trại hoa nhài kết hợp du lịch sinh thái
  • Trà hoa nhài – thần dược phòng the, giảm cân đẹp dáng

3. Trồng hoa nhài – cách phòng trừ một số bệnh thường gặp.

Cây hoa nhài là loại cây có thể phát triển khá tốt trong môi trường tự nhiên, ít bị sâu bệnh.  Đối với hoa nhài trồng tại nhà thường rất ít khi bị sâu bệnh gây hại.

Đối với trồng hoa trên diện tích lớn thì một số bệnh có thể gặp phải với cây hoa nhài như:

  Sâu bọ

Sâu đục bông (Palpita vitrealis) xuất hiện quanh năm nhưng phát triển nhiều vào mùa mưa, sâu kích thước rất nhỏ, gây hại trên nụ hoa lúc còn non, đục vào bóng làm bông hư hại không thu hoạch được
Đối với sâu đục bông có thể sử dụng thuốc nhóm Abamectin như Vertimec 1,8 EC để phòng trị.

Bọ phấn , bọ trĩ : thường tập trung ở đọt và mặt dưới lá non, chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, làm ảnh hưởng đến sinh trường của cây, ngoài ra còn gây lan truyền bệnh virus – phát triển nhanh trong điều kiện thời tiết nóng và khô.

Biện pháp phòng trừ: gồm chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để hạn chế tác hại của bọ, dùng các loại thuốc như:  Confidor 100 SL, Admire oso EC, chent 800 WG. .. nên luân phiên thay đổi thuốc giữa các lần phun.

Nụ hoa nhài sau khi thu hái về
Nụ hoa nhài sau khi thu hái về

 Bệnh hại: 

Bệnh khô cành, chết cành do nấm Gloes porium sp, Colletotrichum sp, bệnh xuất hiện quanh năm, thường cao điểm từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau khi trồng, các nhánh héo và khô dần, có thể khô một đoạn hoặc khô cả cành.

Biện pháp phòng trừ : gồm cắt tỉa cành tạo cho cây thông thoáng và loại bỏ những cảnh bị bệnh, bón phân cân đổi hợp lý tăng cường bón lân và kali, có thể sử dụng các loại thuốc như:  Rinhmyn 680 WP, Sulfat Đồng, Aliette 800 WG.

Bệnh chết bụi do nấm Pythium sp, Fusarium sp thường xuất hiện vào mùa mưa cao điểm bệnh vào tháng 8, thường phát triển và gây bệnh nặng sau thời điểm ruộng bị ngập nước do mưa, khiến cây bị vàng lá và chết cả cây.

Biện pháp phòng trừ: Cần kết hợp hiện pháp canh tác như xử lý đất bón vôi, tăng cường lân và kali giảm lượng đạm trong mùa mưa, mực nước trong mương phải được chủ động, tránh ngập trong mùa mưa, đồng thời, sử dụng các loại thuốc gốc đồng như Sulfat đồng, Aliette tưới gốc và phun lên cây. Ngoài ra, giải quyết được vấn đề ngập úng chung cho vùng đất trồng lài trong mùa mưa, vấn đề ô nhiễm nguồn nước, gia cố bờ bao ven sống sẽ giảm nhiều đến bệnh chết bụi.

Bệnh thối bông, tím bông do nấm Gloeosporium sp. bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường nặng nhất vào mùa mưa làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch bông, triệu chứng thối bông thường xuất hiện trên nụ mới ra, tím bông thường xuất hiện khi bông nở.

Biện pháp phòng trị: Gồm cắt tỉa cành bệnh, tạo cây thông thoáng ra nhiều chồi non và mầm hoa, bón phân NPK cân đổi hợp lý, đồng thời sử dụng các loại thuốc như : Score 250 EC, Ridomil MZ 720 WP, Coc 85WP phun vào thời điểm có nhiều nụ hoa.
Bệnh thối rễ: Khi trồng cây vào chậu, có thể phun dung dịch vôi lưu huỳnh 0,2 – 0,4°C hoặc có thể dùng dung dịch Thiophanate 70% pha loãng với tỷ lệ 1 : 600 – 1.000 lên chỗ thân và cành bị bệnh. Chú ý thoát nước của đất trồng, tránh đề giữ nước gây thối rễ.

Bệnh nhện đỏ: Có thể phun dung dịch 40% EC pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.500

Như vậy với vài một kỹ thuật đơn giản sau vài tháng là bạn đã có ngay một chậu nhài ngát hương trang trí cho căn nhà rồi. Bà con cũng có thể tham khảo các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhài cho năng suất hoa cao nhất tại đây.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here