Trồng cây hòe làm cảnh – thu hoa hòe làm thuốc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 4,00 out of 5)
Loading...
0
3414

Hoa hòe được biết tới không chỉ bởi những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nụ hoa hòe mà cây hòe còn  là cây cảnh được trồng nhiều công trình, đô thị. Vậy trồng hoa hòe làm cảnh tại nhà có nên hay không? Kỹ thuật trồng cây hòe làm cảnh, thu hoa hòe làm thuốc cho năng suất cao chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

1. Đặc điểm của cây hoa hòe.

Cây hoa hòe còn gọi là hòe mễ, hay hòe hoa có nguồn gốc từ khu vực Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản.

Trồng cây hòe làm cảnh - thu hoa hòe làm thuốc
Trồng cây hòe làm cảnh – thu hoa hòe làm thuốc

Ý nghĩa của hoa hòe theo phong thủy

Tại Trung Quốc có điển tích tại nước Triều môn trồng 3 cây hòe trước triều đình tượng trưng cho chức Tam công trong triều đình – 3 vị quan đứng đầu triều đình.

Dân gian quan niệm trồng cây hòe trước nhà, mong cho con cháu được công danh, liệt vào hàng tam công. Có nơi dùng cây hòe để cầu sinh con. Tại Trung Quốc có nơi rằng phụ nữ chữa mang thai ăn hạt hòe sẽ mang thai.

Có nơi lại cho rằng trồng cây hòe trước nhà sẽ mang người từ phương xa tới giúp đỡ cho gia chủ.

Bởi vậy nên trong dân gian mới lưu truyền câu nói : “ Một cây hòe trước nhà, không chiêu của báu cũng chiêu tiền bạc” có thể cho thấy rõ sự may mắn mà cây hòe mang tới trong quan niệm phong thủy, dân gian.

Tại nước ta cây hòe là một trong số những cây trồng làm cảnh công trình, đô thị, nhà ở được ưa chuộng bởi những ý nghĩa trong phòng thủy như mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Hoa hòe nở rộ theo chùm nên ý nghĩa tài lộc khi hoa nở sẽ được nhiều may mắn hơn. Theo quan niệm dân gian cây hòe trồng trước nhà đem tới tài lộc nhưng cây hòe trồng sau nhà thì lại bị coi như bế tắc công danh.

Ngoài ra cây hòe là cây có tán rộng nên trồng lấy bóng mát, thu hoa, lá làm thuốc, dược liệu cho giá trị kinh tế cao.

Xem thêm: Hoa hòe – vị thuốc trị trĩ nội – trĩ ngoại, huyết áp, tim mạch

Nụ hoa hòe làm thuốc
Nụ hoa hòe làm thuốc

Đặc điểm sinh trưởng của cây hòe

Hoa hòe là cây thân gỗ có thể cao tới 15m, thân thẳng, chỏm lá tròn, cành lá cong queo, lá kép, cụm hoa hình chùy ở đầu cành, tràng hoa hình bướm màu trắng ngà. Đài hoa hòe hình chuông màu vàng xám. Nụ hoa hình trứng, màu vàng xám. Cánh hoa chưa nở màu vàng, mùi thơm, vị đắng. Quả hòe là loại quả đậu, không mở, thắt lại giữ các hạt. Hạt hòe hình thận.

Cây hòe tại nước ta khá dễ trồng, tập trung nhiều tại các tỉnh phía Bắc như Thái Thụy, Vũ Thư tỉnh Thái Bình.

2. Cách trồng hoa hòe cho năng suất hoa cao

  • Ươm giống hòe hoa:

Hoa hòe có 2 loại là hoa hòe nếp và hoa hòe tẻ. Bởi một loại hòe có hoa lớn và tròn, một loại có hoa nhỏ và thon

Thông thường bà con hay trồng hòe nếp là loại cây có chùm hoa to, nhiều nụ.

+ Trồng hòe bằng hạt: Trồng hòe bằng hạt là phương pháp trồng khá phổ biến. Khi quả hòe chín vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch đem ngắt quả, tách lấy hạt và tiến hành ươm giống hòe.

Đem rải hạt hòe lên một lớp đất mịn hoặc cát sau đó phủ đất lên. Trong thời gian gieo hạt thường xuyên giữ ẩm cho hạt nảy mầm. sau khi gieo hạt khoảng 20 -30 ngày thì hạt nảy mầm. Khi cây con cao tầm 5 – 7cm, có tới 2 -3 lá nhỏ thì tiến hành ruống cây đem ươm vào bầu đất, làm giàn tre, thường xuyên giữ ẩm cho cây phát triển. Khi cây cao khoảng 40 – 60cm vào mùa mưa là có thể đem cây ra trồng trên đất. Cây hòe trồng bằng hạt thì cây bền, tuổi thọ dài, thời gian khai thác lâu. Tuy nhiên sau trồng từ 3 – 4 năm cây mới cho thu hoạch hoa.

+ Trồng hòe bằng phương pháp chiết cành: Hòe là một trong những loại cây khá khó chiết cành. Bà con tiến hành chọn cây hòe nếp sai hoa sau đó chọn một số cành bánh tẻ đem chiết cành. Sau khi cành chiết ra rễ bà con tiến hành cắt cành chiết đem giâm trong đất. Chú ý thời gian giâm cành tưới ẩm nước để cây phát triển tốt nhất. Sau khi cây bén rễ là có thể ruống cây ra trồng riêng. Cây hòe chiết cành thường cho hoa sau một năm trồng, tuy nhiên cây không bền, nhanh cỗi.

+ Trồng hòe bằng phương pháp ghép mắt: Hòa con sau khi ươm bằng bà con thường tiến hàng ghép mắt của những cây hòe sai hoa nhất trong vườn để tạo giống hòe sai hoa. Trồng hòe bằng cây ghép thì cây bền, cho thu hoạch sau khoảng 2 năm trồng.

Theo những người trồng hòe thì cây hòe chiết cành thường nha cho ra hoa, sai hoa hơn cả.

Cây giống hòe ghép mắt trong vườn ươm
Cây giống hòe ghép mắt trong vườn ươm
  • Cách trồng cây hòe:

Cây hòe giống sau khi đủ lớn bà con tiến hành ruống cây ra trồng. Nếu trồng trên đất trống có thể trồng mỗi gốc cách nhau từ 5 – 7m. Nếu trồng xen canh, che nắng cho café thì có thể trồng thưa hơn. Hoặc trồng làm cảnh trong sân vườn.

Tiến hành đào hố sâu 40 x 40cm, sâu 40cm , dùng phân chuồng đã ủ hoai mục đem trộn lẫn với phân lân, đất, bỏ xuống dưới sau đó xé vỏ bầu đặt cây hòe vào, lấp đấp kín hết bầu rồi tưới đẫm nước. Trong thời gian đầu mới trồng nên thường xuyên tưới nước để cây nhanh bén rễ.

  • Chăm sóc cây hòe:

Hòe là loại cây rễ cọc, chịu hạn tốt, rất ít bị sâu bệnh, không mất mùa nên mất ít công chăm sóc. Mùa khô có thể tươi thêm nước cho cây phát triển tốt hơn. Khi cây cao khoảng 1,2 – 1,5 m thì tiến hành ngắt ngọn cho cây ra cành. Sau đó tiếp tục bấm ngọn cành để tạo cành cấp 2. Cây càng nhiều cành, tán càng rộng thì càng nhiều hoa.

  • Phòng trừ sâu bệnh:

Cây hòe thường ít bị sâu bệnh vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch hàng năm khi cây ra lộc, cành lá non có thể mắc một số bệnh như nấm thân, thối cành non, rệp xáp, nhện đỏ, bọ cánh cứng, sâu đục thân. Có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật phun trừ.

  • Thu hoạch hoa hòe:

Thông thường hòe sau khi trồng từ 2 -3 năm bắt đầu cho thu hoa. Cây hòe sau khi trồng khoảng 4 – 5 năm có thể cho thu từ 8 – 10 kg hoa khô trên một cây.

Thu hoạch hoa hòe làm thuốc
Thu hoạch hoa hòe làm thuốc cho giá trị kinh tế cao

Thu hoạch hoa hòe nên chọn hôm trời nắng ráo, hoa hòe chín, cương to, hạt mẩy thì tiến hành thu hoạch. Khi bè cành không nên bẻ quá sâu, bẻ hết phần cành hoa như vậy cây hòe sẽ nhanh ra hoa hơn. Cành hòe sau khi thu hoạch đem loại bỏ lá rồi vò lấy hạt xong đem ủ vào bao từ 10 -15ph rồi đem phơi hoặc sấy khô. Nụ hòe sau khi sấy khô phải bảo quản kỹ tránh để ẩm mốc. Thông thường vào vụ cứ 7 – 10 ngày lại tiến hành thu hoạch một lần. Không nên thu hoạch lúc nụ còn non hoặc hoa đã nở sẽ làm giảm năng suất. Cây hòe sau khi thu hoạch cần bón bổ sung đạm, lân, phân chuồng cho cây.

Xem thêm: Cách trồng thảo quyết minh làm thuốc

Trồng hoa nhài trong nhà có nên hay không theo phong thủy

  • Công dụng của hoa hòe:

Hoa hòe vốn được biết tới là vị dược liệu quý trong y học cổ truyền với vị đắng, tính bình, đi vào 2 kinh can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết. Nụ hoa có tính hơi lạnh, có nhiều công dụng kỳ diệu với sức khỏe như hạ mỡ máu, chống viêm, chống co thắt, loét, tiêu chảy, điều trị cao huyết áp, đau mắt, tốt với bệnh tim mạch, các chứng chảy máu như chảy máu cam, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, trị trĩ hiệu quả…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here