Kỹ thuật trồng dâu tằm sai quả mọng nước

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 4,67 out of 5)
Loading...
0
11981

Trồng cây dâu tằm tại nhà làm thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe, làm đẹp, bồi bổ cơ thể, làm thực phẩm, trang trí món ăn…. Bạn đã từng nghĩ tới chưa? Cây dâu tằm được biết tới vô vàn công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy kỹ thuật trồng cây dâu tằm sai quả có khó không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

1. Đặc điểm sinh trưởng của cây dâu tằm

Cây dâu tằm là cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Á, thích hợp sinh trưởng và phát triển trên nền khí hậu nhiệt đới. Dâu tằm là cây thân gỗ, có thể cao tới 5 m tùy điều kiện chăm sóc. Cây ưa sáng, dễ trồng, không tốn công chăm sóc, sai quả.

Kỹ thuật trồng dâu tằm sai quả
Kỹ thuật trồng dâu tằm sai quả

Hiện nay có rất nhiều nơi trồng cây dâu làm bonsai bởi dâu tằm là cây sống lâu năm, cành dâu tằm mềm, nhiều cành, dễ uốn tỉa, tạo dáng, sai quả, quả đẹp nên rất được các nhà vườn ưa chuộng trồng làm bonsai. Đồng thời theo quan niệm dân gian cây dâu kị tà nên có tác dụng trừ tà. Các gia đình Bắc Bộ thường quan niệm trồng cây dâu để ngăn không cho các tà ma vào quấy nhiễu gia chủ.

Khi trồng cây dâu tằm nên trồng vào mùa xuân, khí hậu ấm áp, mưa gió thuận hòa để cây nhanh phát triển.

2. Kỹ thuật trồng cây dâu tằm sai quả

  • Chuẩn bị đất trồng:

Bạn chọn khoảng đất tươi xốp, thoát nước tốt, khu vực nhiều ánh sáng mặt trời để cây phát triển tốt nhất.

Nếu không có đất vườn bạn có thể trồng cây dâu tại chậu cảnh, thùng xốp, hay vỏ bao xi măng…

Bạn có thể tiến hành trộn đất với phân chuồng, rơm rạ đã hoai mục hoặc mua đất đã trộn sẵn thành phần hữu cơ. Trước khi trồng cây dâu tằm, đất cần được bón vôi và phơi ải từ 7 – 10 ngày để diệt sạch mầm bệnh trong đất.

Kỹ thuật trồng dâu tằm sai quả tại nhà
Kỹ thuật trồng dâu tằm sai quả tại nhà
  • Giống dâu tằm sai quả

Đối với trồng cây dâu tằm tại nhà bạn có thể giâm cành dâu lấy giống cây hoặc mua sẵn cây con đã được nhân giống về trồng.

Giống dâu tằm tại nước ta là giống dâu trắng, ngoài ra hiện nay có một số giống tằm khác như giống dâu quả dài,… Dâu tằm thường được nhân giống bằng cách giâm cành bởi cách trồng dâu tằm bằng giâm cành thường sai quả và tuổi thọ cao hơn.

  • Kỹ thuật giâm cành, nhân giống dâu tằm

Chọn cành bánh tẻ có tuổi trên 8 tháng từ những cây dâu sai quả, quả ngọt, mọng nước nhất để tiến hành giâm cành.

Cắt cành giâm thành từng đoạn từ 18 – 20cm, mỗi đoạn phải có ít nhất 2 mắt, chặt cách mắt từ 0,5 tới 1cm.

Nếu trồng nhiều bạn có thể tiến hành nhúng cành dâu vào thuốc kích thích ra rễ cho tỉ lệ nảy mầm cao.

Sau đó tiến hành cắm cành dâu vào đất đã chuẩn bị sẵn hoặc vào hom rồi tưới đẫm nước. Hàng ngày chú ý tưới đủ ẩm cho đất để cành dâu nhanh bén rễ.

  • Kỹ thuật trồng cây dâu tằm sai quả

Sau khi cành giâm được từ 30 – 45 ngày bạn có thể tiến hành ruống cây ra đất trồng hoặc vào chậu.

Đối với cây con mua sẵn tại vườn thì về bạn bóc bỏ vỏ hom sau đó trồng cây vào bồn, lấp đất kín hom.

Rồi tưới đẫm nước cho cây nhanh bén rễ.

Sau khi trồng cây khoảng 15 – 20 ngày cây đã bén rễ bạn tiến hành bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ hoặc hòa phân lân với nước rồi tưới. Cứ khoảng 1 – 2 tháng bạn lại tiến hành bón thúc và nhổ cỏ, vun gốc cho cây dâu một lần.

Thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây phát triển tốt, vặt bỏ lá sâu, lá già trên cây.

Tỉa cành: Nếu bạn không muốn cây phát triển cao thì ngắt ngọn hoặc cành của cây dâu. Ngoài ra bạn có thể uốn nắn cành dâu thành bonsai rất dễ, bởi cành dâu khá mềm, dễ sống nên bạn hoàn toàn có thể tự uốn nắn, tạo dáng bonsai cho cây dâu tằm của mình.

  • Thu hoạch

    Bonsai dâu tằm vô cùng được ưa thích
    Bonsai dâu tằm vô cùng được ưa thích

Cây dâu tằm thường ra hoa vào tháng 2 – tháng 3 và tới tháng 4 –  tháng 5 là quả bắt đầu chín và cho thu hoạch.  Trong thời gian cây ra hoa bạn nên bón thúc phân lân một đợt và khi quả đã đậu thì bón một đợt nữa để cây lấy dinh dưỡng nuôi quả.

Quả dâu tằm khi chín thường chuyển dần từ màu xanh sang vàng rồi đỏ và tím đen. Khi quả dâu tằm chuyển sang đỏ hoặc tím thì bạn có thể tiến hành thu hái và thưởng thức dâu tằm ngay tại vườn nhà.

Xem thêm:

Quả dâu tằm – vị thuốc cải lão hoàn đồng

Lá dâu tằm – cách dùng lá dâu tằm chữa bệnh

Cây dâu tằm – Vị thuốc chữa đau nhức sương khớp

3. Giá trị của cây dâu tằm

Cây dâu tằm được biết tới trong đời sống với nhiều giá trị to lớn trong y học, kinh tế – xã hội, thực phẩm…

  • Kinh tế – xã hội :

Cây dâu tằm là cây được trồng chủ yếu lấy lá nuôi tằm để ươm tơ, dệt lụa. Thời xưa lụa tơ tằm là thứ đắt tiền chỉ dùng cho giới quan lại, vua chúa, quý tộc, thượng lưu trong xã hội. Lụa tơ tằm nổi tiếng bởi vẻ đẹp óng ánh của mình khi ánh sáng chiếu vào cùng vẻ mịn, mượt hiếm có của loại lụa này. Lụa tơ tằm mở ra con đường tơ lụa, phát triển nền giao thương xuyên lục địa từ thời xa xưa. Con đường tơ lụa hình thành do nghề trồng dâu nuôi tằm đem theo cả những nét văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng thời bấy giờ nối liền giữ hai nền văn minh Đông Tây từ thời cổ đại.

Tà áo dài lụa tơ tằm Việt Nam
Tà áo dài lụa tơ tằm Việt Nam

Cho tới ngày nay thì lụa tơ tằm vẫn luôn giữ nguyên được giá trị của nó.

  • Y học:

Cây dâu tằm trong Đông y được biết tới với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ cho sức khỏe từ thân, lá, rễ, cành, quả, tới cả cây tầm gửi trên cây dâu, tổ bọ ngựa trên cây dâu, sâu dâu đều là những vị thuốc quý trong y học cổ truyền.

Cây dâu tằm được biết tới và sử dụng rộng rãi bởi các công dụng như chữa các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, mắt nhìn mờ, mắt mệt mỏi do dùng nhiều máy tính… Trị cảm mạo, cảm lạnh, ho lâu ngày không khỏi, ra mồ hôi trộm, làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa, viêm loét dạ dày, đau nhức xương khớp, bổ thận, tráng dương, hỗ trợ điều trị tóc bạc sớm, tóc rụng nhiều, an thần, trị đau đầu, chóng mặt… Có thể tham khảo thêm các bài thuốc từ cây dâu tằm tại đây.

  • Thực phẩm: 

Dâu tằm được biết tới với rất nhiều các món giải khát như siro dâu tằm, matcha vị dâu tằm,… được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức thì còn gì tuyệt vời hơn một ly siro dâu tằm. Hay trong các món bánh như bông lan dâu tằm, mứt dâu tằm… cũng rất được ưa chuộng.

Trái dâu tằm chín mọng rất được ưa chuộng
Trái dâu tằm chín mọng rất được ưa chuộng

Lá dâu tằm đặc biệt được ưa thích sử dụng trong các món cuốn, gỏi.. có nơi dùng lá râu tằm nấu ăn như rau hàng ngày.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here