Chữa bệnh bằng các loại cây thuốc tự nhiên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 4,50 out of 5)
Loading...
0
1061

Nhiều khi chúng ta thường thờ ơ với những gì tồn tại quá nhiều xung quanh, mà không ngờ tới giá trị của nó mang lại vô cùng hiệu quả. Đặc biệt là các loại cây rất dễ tìm giá thành lại rẻ lại đáp ứng được nhu cầu của con người và không gây độc hại hay ảnh hưởng đến sức khỏe.

1.Ưu và nhược điểm có trong cây thuốc tự nhiên.

– Ưu điểm của cây thuốc tự nhiên:

✧ Đa số các vị thuốc, thảo dược có trong y học cổ truyền đều đã được sử dụng hoặc trải nghiệm từ rất lâu và đã được sàn lọc qua nhiều lần để đúc kết lại những bài thuốc dân gian quý giá.

✧ Những cây thuốc này đều có nguồn gốc từ tự nhiên hoang dại nên tác hại hầu như là không có hoặc có là rất ít vì do chúng ta bài chế sai quy trình hoặc kết hợp không đúng các vị với nhau.

✧ Điểm nổi bật nữa mà cây thuốc mang lại chính là không gây độc hại ngay cả khi sử dụng trong quá trình dài lâu và nó còn giúp cân bằng âm dương.

✧ Tác dụng của cây thuốc mang lại vô cùng lớn đến nỗi khoa học cũng nhiều khi không thể chứng minh được.

– Nhược điểm của cây thuốc tự nhiên:

Bên cạnh sở hữu quá nhiều các ưu điểm thì nó cũng mang lại đôi chút phiền phức là:

✧ Phải biết sử dụng đúng liều.

✧ Cần dùng đúng và bài chế đúng loại cây thuốc cho đúng bệnh.

✧ Phải biết kết hợp chiết xuất các vị với nhau tránh trường hợp có một số loại kỵ nhau hoặc nó không dùng được cho trường hợp nào đó.

✧ Cách sử dụng và bài chế cũng như cách trồng( đối với một số loại giống quý hiếm) có phần vất vả hơn khi sử dụng các loại thuốc tây.

✧ Điều quan trọng cuối cùng là chính vì nó không có tác dụng phụ nên cần phải có long kiên trì kiên nhẫn khi sử dụng.

Trên đây là những ưu và nhược điểm của cây thuốc nhưng chung quy lại cây thuốc mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời, chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ và áp dụng đúng vào từng loại bệnh là sẽ đem lại hiệu quả cao. Như bạn có thể dùng cây chè cây trầu chữa bệnh phụ khoa hoặc cây chó đẻ chữa viêm gan B…

2.Chữa bệnh phụ khoa bằng cây chè, cây trầu không và cây ngải .

Các tinh dầu có trong lá chè cây trầu và ngải cứu có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm vi khuẩn và nó hạn chế tình trạng viêm ngứa vùng kín do các tác nhân gây ra.

2.1.Chữa bệnh phụ khoa bằng cây chè.

Chữa bệnh phụ khoa bằng cây chè
Chữa bệnh phụ khoa bằng cây chè

✓ Lá chè có vị hơi chát nhưng khi uống vào nó có vị ngọt và thanh mát.

✓ Tác dụng: Điều trị các bệnh phụ khoa như bệnh huyết trắng ra nhiều và ngứa vùng kín hoặc viêm phụ khoa.

✓ Cách dùng: Chọn những lá chè xanh càng già càng tốt sau đó rửa sạch và hơi vò cho nó nát ra.

  • Đổ chè đã vò cùng với lượng nước thích hợp và đem đun sôi.
  • Khi nước đã sôi thì đem đi để xông vùng kín. Sau khi xông song tận dụng nước còn ấm để rửa vùng kín tránh thao tác mạnh hoặc thụt rửa âm đạo mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài.

Lưu ý:

✓  Nên rửa là chè thật sạch trước khi dùng để tránh gây độc hại.

✓  Thực hiện đúng liều và đúng cách đặc biệt không nên rửa quá lâu.

✓  Không được dùng lại nước cũ hoặc để qua đêm lâu ngày mà chỉ dùng nước chè trong ngày.

✓  Nên thức hiện 2-3 lần/ngày để đem lại hiệu quả cao hơn.

2.2.Chữa bệnh phụ khoa bằng cây trầu không.

Là loại cây khá phổ biến cộng với giá thành quá rẻ các bạn có thể chế biến chúng thành loại thuốc chữa viêm phụ khoa vừa an toàn lại đem lại tác dụng ngay.

Chữa bệnh phụ khoa bằng cây trầu không.
Chữa bệnh phụ khoa bằng cây trầu không.

Cách dùng tương tự như cách dùng với là chè nó không có cái gì khác cũng dùng chúng để xông cho vùng kín và rửa vệ sinh hàng ngày khoảng 2-3 lần/tuần.

Lưu ý: Trong trường hợp bệnh viêm phụ khoa kéo dài hoặc khí hư có màu vàng mùi rất khó chịu thì không được tự ý sử dụng các phương pháp này mà nên đến bệnh viện để khám chữa.

2.3.Chữa bệnh phụ khoa bằng cây ngải cứu.

Đối với cây ngải cứu này thì hơi lạ vì thường người ta chỉ sử dụng nó cho các món ăn chứ chưa bao giờ áp dụng vào việc điều trị cho bệnh phụ khoa.

Chữa bệnh phụ khoa bằng cây ngải cứu.
Chữa bệnh phụ khoa bằng cây ngải cứu.

Nhưng nó lại là một trong các loại cây thuốc chuyên phục vụ chữa bệnh viêm phụ khoa. Và cách sử dụng cũng giống hệt như dùng lá chè và trầu không tất cả đều phải xông vùng kín.

Chỉ lưu ý một điều là đối loại cây này khi dùng phải loại bỏ rễ đi.

3.Chữa bệnh viêm gan B bằng cây chó đẻ.

Chữa bệnh viêm gan hoặc làm mát thanh lọc cơ thể có rất nhiều loại thảo dược như dứa dại hay atiso hoặc nhân trần…nhưng cây chó đẻ lại chiếm hàng đầu trong danh sách vì nó dễ tìm giá rẻ và dễ sử dụng.

Chữa bệnh viêm gan B bằng cây chó đẻ.
Chữa bệnh viêm gan B bằng cây chó đẻ.

✓  Cây chó để có vị ngọt hơi đắng.

✓  Tác dụng: Có tác dụng trong việc điều trị viêm gan B hoặc xơ gan và gan nhiễm mỡ.

Lưu ý: Khi dùng cây chó đẻ không đúng cách gây teo gan và xơ gan

  • Tăng nguy cơ gây vô sinh.
  • Chính vì vậy mà nó phải được áp dụng đúng theo sự hướng dẫn của các thầy thuốc đông y theo từng tình trạng của bệnh nhân.

Xem thêm:

Những bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả 

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của tỏi đen 

Thảo dược cho người mất ngủ lâu năm, huyết áp, máu nhiễm mỡ

4. Chữa sốt xuất huyết bằng cây thuốc tự nhiên

4.1 Chữa sốt xuất huyết bằng cây nhọ nồi.

Nguyên nhân gây ra  bệnh sốt xuất huyết chủ yếu do virus dengue từ trong cơ thể của loài muỗi Aedes aegypti.

Cây nhọ nồi có vị ngọt và chua, không gây tang huyết áp giãn tính mạch và không độc.

Chữa sốt xuất huyết bằng cây nhọ nồi
Chữa sốt xuất huyết bằng cây nhọ nồi

Cách dùng:

✓  Đầu tiên là nhổ cây (lấy cả rễ- hoa và lá cành) sau đó rửa sạch rồi lại ngâm vào nước muối và lại rửa sạch.

✓  Sau đó thì để ráo nước và cho vào máy xay sinh tố  cộng thêm mấy hạt muối và 1 chút nước lọc.

✓  Cuối cùng là lọc lấy nước cốt để uống và còn bã đắp lên trán hoặc dùng để xoa bóp lên chân tay hoặc buộc vào gan bàn chân (giảm tê bì và buồn bực hoặc đau nhức)”.

Lưu ý khi dùng cây nhọ nồi.

✓  Đối với thành phần trẻ em từ 1-5 tuổi thì chỉ nên dùng liều lượng bằng 1/3 so với người lớn. Còn với  trẻ từ 6-13 tuổi sử dụng liều bằng 1/2 so với người lớn và trẻ đang bú mẹ thì cho mẹ uống để  điều trị cho con qua sữa.

✓  Trường hợp các bệnh nhân có tiền sử bị rối loạn  chức năng như đại tràng  và đầy bụng hoặc chậm tiêu thì không sử dụng thuốc này.

✓  Chống chỉ định đối với chị em phụ nữ khi mang thai nếu sử dụng  nhọ nồi có thể bị sảy thai nên trường hợp phụ nữ mang thai mà bị sốt xuất huyết thì không nên áp dụng theo bài thuốc .

4.2.Chữa bệnh sốt xuất huyết bằng cây hoa hòe.

Hoa hòe nó có vị đắng.

Tác dụng: Điều trị và dự phòng các bệnh về sốt xuất huyết.

Cách dùng: Sắc hoặc hãm để lấy nước uống.

Mặc dù đây đều là những cây thuốc có tác dụng hạ sốt hiệu quả và có công dụng điều trị tích cực với bệnh nhân sốt xuất huyết nhưng các chuyên gia đều lưu ý là chỉ áp dụng được với bệnh nhân bị sốt xuất huyết cấp độ 1 và 2.

Những bài thuốc trên đây nói chung chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không ngăn chặn bệnh tuyệt đối nên vừa dùng vừa phải theo dõi diễn biến của bệnh. Nếu bị bệnh ta nên đi khám sau đó dùng theo chỉ định của bác sỹ không nên tự ý chế tạo ra các bài thuốc mà không theo quy củ hoặc tự uống sẽ gây nguy hại cho tính mạng. Chính vì vậy mặc dù nó là các giống cây thuốc tự nhiên nhưng cũng cần trang bị cho mình các kinh nghiệm các kiến thức cơ bản trước khi dùng nó cho việc điều trị nào đó.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here