Các tư thế ngồi thiền cơ bản cho người mới học thiền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
3755

Bạn là người mới học thiền và bạn đang rất mong muốn đạt đến cảnh giới cao nhất trong thiền định. Nhưng để có được những điều đó thì không phải cứ ngồi xuống và mơ ước là sẽ có, mà bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định trong thiền định nhất là với các tư thế ngồi thiền.

Vậy để ngồi thiền sao cho đúng thì mời bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về các tư thế ngồi thiên cơ bản nhất dành cho những ai mới học thiền có thể tham khảo và học hỏi nó trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé.

1. Các tư thế ngồi thiền cơ bản

Có thể nói rằng các tư thế ngồi thiền chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thiền định, là yếu tố để có thể đưa bạn đạt đến trình độ cảnh giới 1 cách nhanh nhất và cũng an toàn nhất.

Các tư thế ngồi thiền cơ bản
Các tư thế ngồi thiền cơ bản

Bởi nếu như bạn không ngồi đúng với tư thế của thiền thì sẽ rất dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”, đau mỏi các khớp dẫn đến bỏ cuộc giữa chừng. Vì thế mà trước khi mong muốn đạt được nhiều thứ khác trong thiền thì bạn cần phải học hỏi cho mình những tư thế ngồi thiền sao cho thật chính xác và an toàn. Và dưới đây sẽ là một số tư thế ngồi cơ bản để bạn có thể học tập:

Tư thế thiền ngồi xếp bằng:

Đây là tư thế đầu tiên và cũng là tư thế dễ nhất trong các tư thế ngồi thiền, bạn chỉ cần ngồi khoanh tròn chân lại, lưng thẳng, mắt nhắm và tay thả lỏng trên 2 đầu gối hoặc đặt tay bắt ấn Tam muội.

Đây là kiểu ngồi thiền thường chỉ dành cho những ai mới bắt đầu “chập chững” học thiền chưa thể ngồi thiền cho mình theo những kiểu dáng và tư thế phức tạp hơn, khó hơn. Hoặc nó chỉ dành cho những người cao tuổi xương khớp không còn độ dẻo dai, khó uốn để thiền. Vì thế mà phương pháp này sẽ là sự lựa chọn tối ưu dành cho họ.

Các tư thế ngồi thiền cơ bản
Các tư thế ngồi thiền cơ bản

Nhưng tuy nhiên với kiểu ngồi thiền này thì bạn cũng hãy coi như đó là biện pháp tạm thời khi mà các cơ khớp của bạn chưa quen với việc ngồi thiền. Để sau này bạn có thể tập luyện cho mình những phương pháp ngồi thiền đúng tư thế hơn và cũng sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn, như với ngồi thiền kiết già và ngồi bán già.

Vì cách ngồi này rất dễ khiến cho lưng của bạn sẽ bị trùng xuống, gây mỏi lưng, gù lưng và bị ngả về phía trước gây ảnh hưởng đến việc tập luyện nói riêng và các hoạt động khác trong cuộc sống nói chung.

Nhưng bởi với những tư thế ngồi này khá là phức tạp và nếu như ai chưa quen với việc tập luyện thì sẽ rất khó để ngồi. Vì thế mà trước khi học cho mình những điều khó hơn thì bạn nên ngồi thiền với phương pháp ngồi thiền đơn giản này trước.

Tiếp theo sẽ là tư thế ngồi thiền bán già:

Các tư thế ngồi thiền cơ bản
tư thế ngồi thiền bán già

Gọi là tư thế ngồi bán già là bởi vì nó nằm ở giữa tư thế ngồi thiền đơn giản và tư thế ngồi thiền phức tạp nhất. Với tư thế này thì bạn cũng chỉ cần ngồi xuống và gác 1 chân lên bắp chân kia.

Khi bạn thiền với tư thế này thì nó có thể giúp cho bạn ngồi ngay ngắn mà không lo bị nghiêng ngả hay gù lưng khi bạn thiền sâu.

Và để có thể ngồi được tư thế thiền này 1 cách dễ dàng mà không bị đau nhức chân thì trước khi ngồi xuống bạn hãy tập thể dục cho mình 1 vài động tác cơ bản nhằm thả lỏng cơ đùi, háng và các khớp cổ chân, lưng.

Với chút mẹo nhỏ này thì bạn sẽ có thể học được cách ngồi thiền định bán già 1 cách nhanh chóng mà không bị đau xương khớp quá nhiều. Tuy nhiên thì thời gian ban đầu sẽ không thể tránh khỏi việc bạn bị đau nhức do căng cơ gây ra. Nhưng hãy kiên trì tập luyện mỗi ngày để có thể nhanh đạt đến độ cao nhất của thiền.

Tư thế ngồi thiền kiết già:

Tư thế ngồi thiền kiết già
Tư thế ngồi thiền kiết già

Sau khi bạn đã trải qua tư thế ngồi xếp bằng và bán già rồi thì đây sẽ là tư thế ngồi thiền đỉnh cao nhất, khó khăn nhất và cũng là phức tạp nhất. Nhưng bù lại thì nó chính là phương pháp ngồi thiền định tốt cho sức khỏe của bạn nhất, giúp bạn nhanh chóng đạt đến ngưỡng cửa mà bạn mong muốn nhất trong thiền.

Tư thế này được ngồi như sau: Đầu tiên bạn ngồi xuống với tư thế ngồi xếp bằng sau đó dùng tay nâng bàn chân trái đặt lên bắp chân phải và ngược lại. Vòng bàn chân phải xuống phía dưới rồi đặt lên bắp chân trái.

Tư thế này sẽ khiến cho chân bạn bị đau, nhưng nếu như bạn tập luyện thành công cách ngồi này thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thiền định nhất là khi bạn nhập tâm vào việc thiền mà cơ thể không bị biến dạng khi ngồi.

Bạn nên kiên trì với việc tập luyện này để nhận được nhiều lợi ích hơn từ thiền định, và cũng không nên nóng vội và gượng ép bản thân quá vì để làm được những điều này bạn cần có cả 1 quá trình không ngừng nghỉ cố gắng rèn luyện.

Thêm 1 chút lưu ý nữa là với tư thế ngồi thiền kiết già này thì sẽ không khuyến khích với người cao tuổi nhé. Vì với người lớn tuổi thì các cơ khớp đang bắt đầu trong quá trình lão hóa mạnh nên nếu bạn cố tình làm theo trong điều kiện độ dẻo dai của xương không cho phép thì rất có thể bạn sẽ phải trả giá đắt cho việc này nhé.

Xem thêm:

Để có được sự thanh tịnh trong tâm hồn

Sự thật tâm linh : Phần 5 thể vi tế

Sự thật tâm linh: Phần cuối niết bàn, luân hồi, sinh tử và sự thắp sáng

2. Những hiện tượng thường xảy ra khi ngồi thiền bạn cần lưu ý 

Những hiện tượng thường xảy ra khi ngồi thiền
Những hiện tượng thường xảy ra khi ngồi thiền

Hồn trầm (Buồn ngủ):

Hiện tượng hồn trầm hay còn gọi là hiện tượng ngủ gục thường hay xảy ra với những ai chưa quen với thiền định. Nên trong quá trình thiền sẽ gây các cảm giác về giác niệm rời rạc và yếu ớt sẽ khiến cho người thiền nhanh chóng bị ngủ gục mà không hề hay biết.

Vậy để có thể giải quyết được việc này thì bạn có thể học tập cách hít thở sâu, hít sâu vào và thở ra nhẹ nhàng. Bạn làm đều đặn như vậy từ 10 đến 20 lần chắc chắn nó sẽ giúp bạn có thể sốc lại tinh thần và tập trung cao độ vào thiền định.

Hiện tượng thấy những cảnh giới:

Đây là hiện tượng rất dễ dẫn người thiền đến tình trạng bị tẩu hỏa, nhập ma. Đó là những viễn cảnh bản thân được gặp thần thánh, những vị tiên có nhiều phép thuật, những khung cảnh trời mây hữu tình mờ mờ ảo ảo….Thấy những âm thanh như tiếng chim hót, ve kêu, gió thổi, tiếng nhạc, đàn, sáo ở khắp mọi nơi.

Hiện tượng này thường xảy ra với những người mới tập thiền, và bạn nên nhớ rằng những cảnh tượng về thiên đường và địa ngục đó đều là giả dối là ảo tưởng hoàn toàn không có thật. Nếu như bạn quá u mê và không thể tỉnh táo trong nhận thức thì bạn sẽ rất dễ bị rơi vào u mê, sầu uất và sống ảo.

Hiện tượng mong cầu điều mong muốn:

Khi đến với thiền định thì không hẳn ít người đã có cho mình những mong muốn những khát khao đạt được trong cuộc sống này. Vậy nên khi thiền người thiền sẽ chỉ nghĩ đến những điều ước và hy vọng đó nên sẽ có 1 tâm hồn thường không trong sạch, dễ bị phân tâm và cũng dễ bị rơi vào ảo giác và thất vọng, mất niềm tin khi mà bản thân chưa được toại nguyện.

Và đây cũng chính là điều rất kị trong thiền định, thiền sẽ giúp cho tâm hồn được trong sáng hơn, tịnh tâm hơn nhưng còn với những mong cầu là hình thức “vi tế” của những ham muốn. Nên bạn cần loại trừ nó ngay khi tập thiền để không bị ảnh hưởng đến con đường tu tập của mình.

Trên đây là các tư thế ngồi thiền định cơ bản dành cho những ai muốn học thiền cũng như là những lưu ý về các hiện tượng rất dễ gặp phải ở những người mới bắt đầu học thiền cần biết. Để có thể né tránh và sẽ nhanh chóng thành công trong việc tu thiền của mình nhé.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here