Những quy tắc ứng xử trong tập Yoga

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
672

Yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tâm hồn của con người. Đối với nhiều người, từ lâu tập Yoga được coi là một thói quen và là một “phần” không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tập Yoga mà không hiểu rõ về nguồn gốc và những quy tắc ứng xử của nó thì quả thật là một điều thiết xót. Để mọi người có cái nhìn rõ hơn về bộ môn được nhiều người trên thế giới ưa chuộng và áp dụng này, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẽ những quy tắc ứng xử trong tập Yoga mà có thể bạn chưa biết.

 1. Quy tắc ứng xử Saucha (thanh lọc) trong tập Yoga

Saucha được coi là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng trong bộ những nguyên tắc ứng xử của tập Yoga. Nguyên tắc này được tạo ra khi những bậc thầy về tập Yoga trong một quá trình tập luyện lâu dài và họ ra rằng bầu không khí từ môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tập luyện Yoga.  Một bầu không khí trong lành, thoáng đãng sẽ giúp những tập giải phóng tinh thần và không bị phân tâm.

Các chuyên gia về bộ môn Yoga cho rằng việc hít thở không khí trong sạch trong quá trình tập luyện sẽ làm thanh sạch cơ thể, giúp tăng khả năng giữ tâm hồn và thân thể lành mạnh. Chính vì vậy, để phát huy tối đa những tác dụng của Yoga, người tập nên chọn một địa điểm thích hợp và chú ý đến việc giữ vệ sinh môi trường tập luyện hằng ngày.

Quy tắc ứng xử Saucha (thanh lọc) trong tập Yoga
Quy tắc ứng xử Saucha (thanh lọc) trong tập Yoga

2. Quy tắc ứng xử Santosha (sự bằng lòng) trong tập Yoga

Khi làm bất kì một công việc gì nếu chúng ta không bằng lòng, không đam mê, không nhiệt huyết thì chúng ta không thể thành công với chúng và đối với tập Yoga cũng vậy. Những bậc thầy về Yoga nhận định rằng nếu chúng ta hài lòng với tất cả những gì trong cuộc sống thì chúng ta sẽ có được niềm vui và hạnh phúc từ những điều đơn giản và nhỏ bé nhất. Những niềm vui và hạnh phúc từ vật chất mang lại cho chúng ta thường chỉ là những hạnh phúc mong manh nhất thời và không vững chắc. Chính vì vậy, để có sức khỏe, sống lâu sống thọ thì trong suy nghĩ và thâm tâm của mỗi người phải được thanh lọc và thực sự hoan hỉ. Chính vì vậy, trong việc tập Yoga người ta thường nhấn mạnh đến sự hài lòng và thỏa mãn trong hiệu quả tập luyện.

3. Quy tắc ứng xử Tapas (sự khổ luyện) trong tập Yoga

Nhân gian vẫn thường có câu nói: “khổ luyện thành tài” chính vì vậy sự khổ luyện là yếu tố thứ ba được đưa vào trong quy tắc ứng xử của tập Yoga. Như chúng ta đã biết, để việc tập Yoga đạt được hiệu quả con người thường phải theo duổi và kiên trì với chúng trong một thời gian dài. Sự tập luyện kiên trì và có kỉ luật với bản thân chính và yếu tố quan trọng nhất tác động đến tinh thần và tạo động lực cho người tập luyện để theo đuổi bộ môn này.

Về cơ bản, Tapas (sự khổ luyện) là việc bạn cố gắng làm một điều gì có tích cực và có lợi cho bản thân nhưng có thể đạt được lợi ích đó bạn sẽ phải trải qua một quá trình lâu dài và gian khó. Đôi khi trong quá trình tập luyện và trinh phục bộ môn Yoga bạn sẽ cảm thấy chán nản và mệt mỏi và muốn bỏ cuộc ngay lập tức. Nếu không có tính kiên trì bền bỉ bạn sẽ không thể vượt qua được thử thách khó khăn này.

Quy tắc ứng xử Tapas (sự khổ luyện) trong tập Yoga
Quy tắc ứng xử Tapas (sự khổ luyện) trong tập Yoga

Khi đã chuẩn bị sẵn về tư tưởng và tuân thủ theo quy tắc Tapas bạn sẽ rèn luyện cho bản thân được tính kiên trì, sức mạnh để vượt qua những thói quen không tốt trong cuộc sống. Sự khổ luyện giúp bạn xây dựng được sức mạnh ý chí, nghiêm túc và có trách nhiệm hơn với công việc tập Yoga.

4. Quy tắc ứng xử Svadhyaya (sự tự học, tự rèn luyện) trong tập Yoga 

Quy tắc này rất giống với câu tục ngữ của ông bà ta ngày xưa đó là: “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Trong việc tập Yoga nếu bạn chưa nắm rõ về những bài tập bạn nên hỏi và tìm hiểu từ rất nhiều nguồn khác nhau. Khả năng tự học, tự rèn luyện là một khả năng không phải ai cũng có, việc tự học hỏi giúp bạn nhận biết được những khuyết điểm và thiếu sót của bản thân từ đó bổ sung và sử chữa theo hướng tốt hơn.

Trong tập Yoga tự học, tự rèn luyện là một khả năng cho thấy được bản chất vô cùng thiêng liêng và quý giá của con người thông qua việc suy nghĩ về cuộc sống, về thiền định dựa trên những cái đã biết đã học được từ người khác. Trong tập Yoga tự học là một hình thức một phương pháp vô cùng quan trọng và giúp mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình tập luyện.

Trong cuộc sống này, chúng ta có vô số những cơ hội để học hỏi những điều hay, những kiến thức mới lạ và bổ ích từ những người xung quanh. Ngay cả đối với những bậc thầy về tập Yoga việc tự học tự rèn luyện cũng vô cùng quan trọng. Tự học được hình thành từ ý thức và trách nhiệm đối với bản thân và sự cầu tiến trong mỗi con người. Ngoài học những động tác cơ bản trong Yoga, người tập Yoga còn phải học hỏi về những giá trị tinh thần để hướng tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Xem thêm:

Cách lựa chọn đồ tập yoga thoải mái và tiện dụng

Các cách ngồi thiền cho người mới học thiền

Sự thật tâm linh: niết bàn, luân hồi, sinh tử và sự thắp sáng

5. Quy tắc ứng xử Ishvara Pranidhana (sự cống hiến) trong tập Yoga

Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ khi nghe đến Ishvara Pranidhana (sự cống hiến) trong những quy tắc ứng xử của tập Yoga, nhưng đây lại là một quy tắc vô cùng quan trọng và cần thiết. Sự cống hiến trong tập Yoga là sự tận tụy cống hiến không mong đợi đến ngày gặt hái được những thành quả trong tập luyện. Như bạn biết đấy, tập Yoga là một quá trình lâu dài và gian khổ, vì vậy nếu bạn đặt nặng vấn đề thời gian trong việc tập luyện thì lúc đó tinh thần của bạn chưa thực sự vững. Hãy chuẩn bị cho mình tư tưởng, cứ tập luyện hăng say, cứ công hiến rồi thành công sẽ đến với bạn.

Những chuyên gia về tập Yoga dạy rằng để đạt được thành công trong tập Yoga chúng ta phải bỏ đi cái tôi, hòa tan bản thân và tư bỏ những khẳng định về bản thân. Từ những hành động đơn giản, những ý thức và tâm hồn thanh tịnh trong tập luyện sẽ mang bạn đến một “chân trời” mới. Tập Yoga đơn giản là việc bạn từ bỏ những “cân, đo, đong, đếm” trong cuộc sống hằng ngày thả tâm hồn vào sự bình yên của cuộc sống, sống một cách thanh thản và khoan dung.

Quy tắc ứng xử Ishvara Pranidhana (sự cống hiến) trong tập Yoga
Quy tắc ứng xử Ishvara Pranidhana (sự cống hiến) trong tập Yoga

Không chỉ riêng tập Yoga, trong cuộc sống này khi làm bất cứ điều gì bạn cũng cần đến quy tắc Ishvara Pranidhana, sự cống hiến  đặc biệt trong công việc giúp bạn dễ đạt được những thành công trong cuộc sống. Lòng hăng say, nhiệt huyết và hòa mình vào công việc giúp bạn hoàn thành chúng nhanh hơn, tốt hơn và mang đến hiệu quả cao. Đây cũng là một trong những nguyên tắc trong công việc của người thành công.

Trên đây là 5 quy tắc ứng xử cơ bản trong việc tập luyện Yoga. Bạn thấy đấy, để thành công và đạt được hiệu quả tập luyện cao nhất ngoài những yếu tố kĩ thuật trong các bài tập bạn cần phải chuẩn bị một tư tưởng vững chắc và kiên trì theo đuổi đam mê. Những quy tắc ứng xử trong tập Yoga còn có thể áp dụng với rất nhiều công việc trong cuộc sống.

Sự bằng lòng, sự khổ luyện, sự cống hiến, tự học hỏi kết hợp với một môi trường trong sạch, lành mạnh sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả công việc và mang đến những thành công “ngoài sức tưởng tượng” cho bản thân mỗi chúng ta. Hi vọng những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức thú vị về tập Yoga, chúc bạn có những bài tập hiệu quả và thành công.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here