Lá dâu tằm – vị thuốc quý ngay trước sân nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
1450

Nhắc tới dâu tằm thì hẳn ai cùng biết, thậm chí trước sân, cổng mỗi nhà còn trồng một cây dâu tằm nhưng ý nghĩa cùng như tác dụng tuyệt vời của lá dâu tằm – vị thuốc quý ngay trước sân nhà thì không phải ai cũng hiểu rõ. Hãy cùng Mẹ tự nhiên tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. Lá dâu tằm – Ý nghĩa của chiếc lá nhỏ

Cây dâu tằm vốn được biết đến từ xa xưa là loài cây được trồng làm thức ăn cho nghề nuôi tằm, dệt vải. Nghề trồng dâu nuôi tằm đã trở thành nghề phổ biến của các làng quê ven sông. Cũng chính nhờ nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa mà đã hình thành nên con đường tơ lụa thuở xưa. Một trong những dấu mốc quan trong mở ra mọi hoạt động giao thương trên thế giới thời bấy giờ, hình thành nên hình thức kinh doanh, buôn bán xuyên lục địa.

Bên cạnh ý nghĩa về lịch sử thì chiếc lá dâu tằm còn được biết tới là vị dược liệu quý trong y học cổ truyền.

Lá dâu tằm – vị thuốc quý ngay trước sân nhà
Lá dâu tằm – vị thuốc quý ngay trước sân nhà

Đặc điểm của lá dâu tằm: lá dâu tằm trong Đông y còn gọi là Tang diệp , lá mọc so le nhau, hình bầu dục hoặc hình tim, hình trứng rộng, có mũi nhọn ở đầu, lá mền, có mép răng cưa đều. Mặt trên của lá màu xanh lục sẫm hoặc xanh lục xám, mặt dưới màu lục nhạt hơn. Lá dâu có lông tơ mịn dải rác trên gân lá. Cây dâu tằm hàng năm thay lá vào mùa đông.

Thành phần hóa học trong lá dâu tằm chủ yếu là tinh dầu bay hơi và các chất như  protein, carbohydrat, flavonoid, coumarin, vitamin. Các flavonoid như rutin, moracetin, quercetin. Các vitamin B, C, D, caroten. Các sterol gồm: β-sitosterol, , β-sitosterol glycosid ,campesterol, β- ecdyson, inokosterol. Các dẫn chất coumarin là: scopolin, umbeliferon, scopoletin. Các acid hữu cơ như oxalic, tartric, malic, palmitic, citric, fumaric,và ester ethyl palmitat.

2. Tác dụng của lá dâu tằm

Lá dâu tằm hay còn gọi là tang diệp được biết tới trong đông y là một vị dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, đi vào hai kinh phế, can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh minh can mục ( làm sạch gan , sáng mắt) , thanh phế chỉ khái ( thanh lọc phổi, trị ho), giúp lọc máu, cầm huyết, trị các chứng chóng mặt, đau đầu, mắt đỏ, nhìn mờ. Thường được dân gian dùng trong các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan, khát nước khô miệng…

Một số cách dùng bài thuốc lá dâu trị bệnh thường gặp

Bệnh về mắt:

+ Lá dâu tằm có tác dụng làm sáng mắt, giảm mệt mỏi mắt. Đặc biệt hiệu quả với những người làm văn phòng, tiếp xúc nhiều với máy tính, ánh sáng nhân tạo gây mỏi mắt, mắt mờ, mắt đỏ, thị lực kém

+ Dùng lá dâu tươi rửa sạch đem đắp lên mắt rồi nằm yên thư giãn có tác dụng rất tốt trong việc dưỡng mắt, giảm mệt mỏi mắt, làm sáng mắt.

+ Người có thị lực kém có thể dùng lá dâu tằm đem hấp rồi đắp lên mắt giúp làm sáng mắt, tăng cường thị lực, giảm mệt mỏi cho mắt. Không những vậy hoạt chất trong lá dâu tằm còn giúp nuôi dưỡng làn da, giúp da mịn màng, ngăn ngừa lão hóa.

+ Dùng lá dâu tằm rửa sạch đem nấu lấy nước rồi dùng nước đó rửa mặt, vệ sinh mắt, dùng khăn thấm nước đó rồi đắp lên mắt giúp giảm mệt mỏi cho mắt, phòng tránh các bệnh về mắt, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào mắt, làm đẹp da. Thực hiện ngày 2 – 3 lần, sau khoảng 2 -3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

+ Lá dâu tằm, hoa kim cúc mỗi vị 12gam, thảo quyết minh 8gam đem sắc uống hoặc dùng pha trà uống hàng ngày trị các chứng viêm màng tiếp hợp, mắt sưng đỏ, đau.

+ Bài thuốc trị đau mắt hột, ngứa mắt, mắt đau đỏ: lấy 63gam lá dâu sắc lấy 500ml nước rồi hòa tan 12gam mang tiêu dùng rửa mắt.

Tác dụng của lá dâu tằm
Tác dụng của lá dâu tằm

Lá dâu chữa cảm mạo, trị ho :

+ Có thể dùng lá dâu tằm nấu nước uống hoặc dùng kết hợp cùng các vị dược liệu khác.

+ Lá dâu tằm, hoa kim cúc, liên kiều, hạnh nhân mỗi vị 12 gam, lô căn 20gam, cát cánh 8gam, cam thảo 4gam. Đem sắc uống ngày 2 -3 lần. Bài thuốc từ lá dâu tắm và cúc hoa có tác dụng trị các chứng cảm mạo, phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng.

+ Trị ho do phong nhiệt, đờm vàng đặc hoặc ho khan không đờm, giúp mát phổi bằng bài thuốc từ dâu tằm: tang diệp, bối mẫu, chi tử bì, lê bì sa sâm mỗi vị 8gam, đậu xị 4gam đem sắc uống có tác dụng rất tốt với các trường hợp ho khan, ho do thay đổi thời tiết.

Lá dâu chữa đau đầu , chóng mặt, cao huyết áp, tiểu đường:

+ Lá dâu đem hãm nước uống hàng ngày có tác dụng ổn định huyết áp, chống mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ hạ đường huyết, ổn định nhịp tim, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người tiểu đường, huyết áp.

+ Chữa đau đầu, chóng mặt bằng cách lấy lá dâu tằm, nụ kim cúc, kỳ từ mỗi vị 9 gam đem hãm trà cùng với 6 gam quyết minh tử uống hàng ngày.

+ Người bệnh tăng huyết áp dùng lá dâu non nấu canh với hến, nghêu, cá diếc ăn. Bài thuốc này còn có tác dụng tốt cho các bệnh về phổi, phế quản, âm hư nội nhiệt.

+ Chữa cao huyết áp với bài thuốc dùng lá dâu và hạt ích mẫu sắc nước đem ngâm chân buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, ra mồ hôi ở bàn tay người lớn:

Dùng lá dâu non nấu với canh với tôm, tép hoặc dùng bài thuốc lá dâu bánh tẻ, hoa kim cúc, liên kiều, hạnh nhân mỗi vị 12gam, Cát cánh 8gam, bạc hà, cam thảo mỗi vị 4gam, lô căn 20gam đem sắc uống.

Lá dâu tằm làm đẹp da:

lá dâu tằm làm đẹp da
lá dâu tằm làm đẹp da

Xem thêm:

Cách ngâm nước dâu tằm thơm ngon giải khát cho ngày hè

Trẻ sơ sinh đeo vòng dâu tằm có tác dụng gì?

Trà hoa hồng – tốt cho tim mạch, tăng cường sức khỏe

Lá dâu tằm đem trộn với mè đen rồi 9 lần đồ, 9 lần phơi, cùng với thục địa, liên nhục đem tán nhỏ rồi trộn với mật ong tốt hoàn viên. Mỗi ngày uống 5gam chia 2 lần sáng chiều. Bài thuốc giúp da sáng mịn, tươi nhuận, giảm nám da. Nếu dùng lâu dài bài thuốc này còn giúp tăng cường khí huyết, khỏe gân cốt, tăng thính lực, kéo dài tuổi thọ.

Trên đây là một số bài thuốc trong Đông y từ lá dâu tằm. Người bệnh khi sử dụng nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Mẹ tự nhiên

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here