Cây sâm đất – sự thật về công dụng chữa bệnh thần kỳ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
3501

Trong dân gian, người ta vẫn thường hay tương truyền nhau về công dụng chữa bệnh thần kỳ của cây sâm đất, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loài cây này. Vì vậy hôm nay chúng tôi mang đến cho các bạn những công dụng và cả các bài thuốc hữu ích và an toàn từ cây sâm đất.

1. Sâm đất là cây gì?

Cây sâm đất hay còn gọi là cây thổ sâm, địa sâm là loài cây mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền núi. Loài cây này thuộc họ cây thân thảo, thường mọc đứng với phần thân nhẵn, phân nhánh nhiều ở dưới, lá mọc so le hình trái xoan thuôn hay trứng ngược, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn song. Một đặc điểm dễ nhận biết của cây sâm đất đó là loài cây này có hoa màu hồng mọc thành từng chum nhỏ trông khá là đẹp mắt. Quả sâm đất nhỏ, khi chín có màu sẫm như quả của cây rau mùng tơi.

Cây sâm đất trị bệnh gì?
Cây sâm đất trị bệnh gì?

Ở nhiều nơi, người ta còn sử dụng loại cây này như là một loại rau trong bữa ăn hàng ngày, cây sâm đất thường được xào hoặc nấu kèm với thịt hoặc tỏi.

2. Cây sâm đất – sự thật về công dụng chữa bệnh kỳ diệu của cây sâm đất

Cây sâm đất tác dụng hạ sốt, thanh nhiệt 

Theo dân gian, cây sâm đất có tác dụng thanh nhiệt giải độc vì vậy sử dụng cậy sâm đất để sắc uống nước giúp hạ sốt nóng rất tốt. Ngoài ra vào mùa hè nóng bức, cũng có thể uống nước sâm đất để thanh nhiệt cơ thể.

Cây sâm đất có tác dụng làm lành vết thương

Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng , lá sâm đất có tác dụng vô cùng tốt trong việc làm lành các vết thương đồng thời đẩy nhanh quá trình kéo da non ở vết thương, đặc biệt đối với các vết thương đã phát mủ. Không chỉ vậy nó cũng giúp vết thương liền sẹo nhanh hơn.

Phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp

Theo Đông y, cây sâm đất có vị chua, hơi đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Đồng thời hàm lượng kali và acid omega-3 tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.

Cây sâm đất - Sự thật công dụng trị bệnh thần kỳ
Cây sâm đất – Sự thật công dụng trị bệnh thần kỳ

Trị chứng viêm khớp

Giúp giảm viêm sưng và giảm đau trong những khớp xương. Theo lương y Vũ Quốc Trung, củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, làm long đờm, giảm cơn ho và suyễn. Theo tương truyền trong dân gian, mọi người thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp thanh giải thử nhiệt cơ thể, làm mát gan. Canh rau sâm đất ăn có vị ngọt, hơi chua giống như rau mồng tơi, nhưng không có nhớt.

Ngoài ra sâm đất còn rất nhiều công dụng khác như chữa tiểu đường, chữa bệnh cao huyết áp… Một công dụng điển hình khác của sâm đất đó chính là chữa sỏi thận, lợi tiểu, giải độc gan.

Xem thêm:

Sự thật tin đồn bồ công anh chữa ung thư

Cây lu lu đực có phải là cây tầm bóp không ? cách phân biệt

Trồng cây tầm bóp hứa hẹn tiềm năng kinh tế cao

3. Các bài thuốc với cây sâm đất

Bài thuốc cây sâm đất chữa sỏi thận

Với công dụng chữa trị sỏi thận, bạn có thể dùng  từ 10-25g sâm đất khô mỗi ngày, mang sắc thành thuốc hoặc tán bột pha cùng với nước sôi để dùng. Một lưu ý nhỏ về liều lượng thích hợp để uống sâm đất nhất đó là 10g bột trong 1 lít nước đun sôi.

Bài thuốc trị bệnh của cây sâm đất
Bài thuốc trị bệnh của cây sâm đất

Chữa bệnh cao huyết áp

Bài thuốc này rất đơn giản đó là bạn dùng khoảng 12 hoa sâm đất, tươi hay khô đều được, nấu thành nước uống, dùng hằng ngày để điều hoà huyết áp. Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả trị bênh, bạn có thể ăn canh từ lá sâm đất, canh sâm đất có vị tươi mát, rất thơm ngon, còn giúp thanh nhiệt cơ thể.

Làm lành các vết thương

Bạn phơi khô thân cây sâm đất rồi tán thành bột . Bột này bạn có thể rắc lên các vết thương để sát trùng và giảm sưng tấy. Ngoài ra, hạt sâm đất khi ngâm với nước sẽ tạo ra một loại keo, dùng keo này đắp lên các vết thương hoặc các nốt mụn nhọt sẽ có công dụng làm lành vết thương rất tốt, làm liền sẹo nhanh chóng.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường

Khi dùng thân cây sâm đất ngâm rượu hoặc sắc lấy nước sẽ giúp cân bằng và ổn định lượng đường trong máu, giúp đẩy lui bệnh tiểu đường. Với cách sắc lấy nước bạn có thể dùng từ 20-25g sam đất khô đun sôi cùng 4 lít nước, uống hằng ngày trong 30 ngày sau đó nghỉ một tuần rồi uống tiếp. Lưu ý không nên dùng quá 25g mỗi ngày.

Trị trướng bụng

Với bài thuốc này, các bạn hãy lấy 300g lá sâm đất tươi, rửa sạch, chia làm 2 lần, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt. Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng, phù thũng sẽ được giảm. Để có công hiệu, bạn có thể tăng lượng rau sam lên đến 400 – 500g.

Bài thuốc chữa kiết lị

Lá sâm đất là bài thuốc trị kiết lị khá hay được ông bà ta truyền lại và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Lấy 100g lá sâm đất, 100g cỏ sữa, đem rửa sạch, cho vào ấm đun với 400ml nước. Đun cho đến khi nước cạn còn 100ml thì gạn ra lấy nước uống ngày 2 lần. Nếu kiết lị kèm hiện tượng hay đi ngoài thì có thể thêm vào 20g cỏ nhọ nồi.

Trị giun bằng bài thuốc từ cây sâm đất

Lá sâm đất là loại rau có tác dụng trị giun một cách hiệu quả, đặc biệt với các loại giun kim, giun đũa. Bạn có thể tiến hành làm như sau: Lấy 50g lá sâm đất , đem rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt (nên sử dụng lá sâm đất vừa hái sẽ tốt hơn). Trước khi đi ngủ hoặc mỗi buổi sáng thức dậy khi chưa ăn gì hãy uống một cốc nước ép này. Đợi 4h sau mới có thể ăn nhẹ. Thực hiện đều đặn từ 3 – 4 ngày sẽ giúp tẩy sạch giun cho bạn.

Sâm đất chữa khí hư ở phụ nữ:

Lá sâm đất tươi giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.

Một lưu ý nhỏ mà các bạn cần chú ý khi sử dụng cây sâm đất đó là không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và đối với người bình thường cũng nên sử dụng liều lượng phù hợp vì nếu sử dụng quá nhiều trong một ngày có thể gây cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Trên đây là những công dụng cũng như là những bài thuốc đơn giản từ cây sâm đất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hi vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin bổ ích cho các bạn. Khi sử dụng các bài thuốc nên tham khảo thêm các ý kiến của bác sĩ.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here