Cây rau má – 11 công dụng chữa bệnh tuyệt vời

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
850

Cây rau má là loại rau khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của hầu hết người dân Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ những công dụng chữa bệnh kỳ diệu từ các bài thuốc rau má. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn 11 công dụng chữa bệnh thần kỳ của cây rau má trong cuộc sống thường nhật.

Vài nét sơ lược về cây rau má

Rau má hay còn được gọi tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp hai phần: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo thuộc phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc từ nước Úc ,các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Loại cây rau này góp mặt như một vị thảo dược trong y học Ayurveda và y học cổ truyền Trung Hoa. Tên khoa học đồng nghĩa là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis.

Công dụng chữa bệnh của cây rau má
Công dụng chữa bệnh của cây rau má không phải ai cũng biết?
  • Thân, lá và rễ cây rau má:  Thân cây gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Lá cây hình thận, xanh và có cuống dài với phần đỉnh lá tròn, trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá dài khoảng 5–20 cm, tính từ cuống. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng, màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ.
  • Hoa và quả cây rau má:  Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ, tạo thành các tán nhỏ, tròn và nằm gần mặt đất. Mỗi hoa được 2 lá bắc màu xanh ôm lấy. Bông hoa rau má khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy. Quả mang hình dáng đặc trung, hình mắt lưới, khá dày. Hình dáng này giúp người ta phân biệt nó với các quả có bề mặt trơn, sọc hay giống mụn cơm của các loài trong chi Hydrocotyle. Thời gian để thu hoạch của cây rau má là 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.
  • Phân bố, sinh học và sinh thái của rau má:  Chi Centella L. có khoảng 40 loài, phân bố ở Nam và Đông Nam châu Á. Ở Việt Nam, có thể tìm thấy cây rau má tự nhiên ở hầu hết mọi nơi, do cây ưa ẩm, phù hợp với thời tiết và khí tượng. Mùa hoa quả thường kéo dài 3 tháng, từ tháng 4 đến hết tháng 6.
  • Thành phần hóa học trong cây rau má:  Triterpen, tinh dầu, hợp chất polyacetylen, flavonoid (kaempferol, quercetin), steroid (β- sitosterol, stigmasterol, campestrol).
  • Tác dụng dược lý – Công dụng chữa bệnh của rau má:  Rau má có công dụng hạ sốt, thải độ, chữa mụn nhọt, bệnh gan vàng da, thổ huyết, chảy máu cam, các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tả lỵ, bệnh bài tiết như tiểu tiện rắt buốt, bệnh khí hư bạch đới, mất sữa, chữa vàng da, bỏng và các vết thương nhiễm bẩn

11 công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây rau má

Phù hợp với khí hậu nước ta, cây rau má dễ trồng, và phát triển tốt ở hầu khắp mọi nơi. Bởi vì các tác dụng dược lý của nó, cây rau má được sử dụng rất phổ biến, từ căn bếp của những bà nội trợ hay những nhà hàng và nhà thuốc Đông y. Sau đây sẽ là 11 tác dụng phổ biến của cây rau má mà mọi người nên biết

1. Rau má hạ sốt

Hiện nay một số người phụ thuộc quá nhiều vào thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc tây nói chung. Tuy nhiên một số loại thuốc tây có những thành phần hóa học gây khó khăn cho trẻ trong việc hấp thu và đào thải. Vì thế, thay vì sử dụng thuốc với những thành phần hóa học, các ông bố bà mẹ có thể tận dụng cây rau má. Khi trẻ bị sốt, điều chế một liều giảm sốt từ cây rau má bằng cách rửa sạch, vò, đổ nước xâm xấp và đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút, rồi chắt ra cốc. Cứ một tiếng lại cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt

2. Giúp tăng trí nhớ và thị lực

Những người có nhu cầu muốn gia tăng trí nhớ, hãy làm theo phương thuốc sau đây. Tán mịn lá rau má sấy khô, pha chung 3-5 gam với sữa. Uống thường xuyên sẽ có tác dụng tốt đối với người muốn tăng trí nhớ và thị lực.

3. Rau má tốt cho các bệnh tim mạch

Loại cây thường gặp này có tác dụng giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Những người thừa cân (béo phì), và bị xơ vữa động mạch máu được khuyên ăn rau má lâu dài để giảm nồng độ cholesterol trong máu và làm mềm lại các mạch máu, làm giarm khả năng xảy ra tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.

4. Làm đẹp bằng rau má

Rau má mát và bổ, có hiệu quả tốt khi làm đẹp. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “kỳ diệu” đối với làn da. Sử dụng nước rau má để dưỡng ẩm cho da, giảm tốc độ lão hóa, tăng khả năng tuần hoàn,… Không chỉ vậy, cây còn giúp ích cho quá trình tiêu nhiệt, giải độc, thanh lọc cơ thể. Hơn nữa nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.

5. Làm lành vết thương

Người ta tìm thấy trong cây rau má loại hóa chất được gọi là triterpenoids, với công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, cụ thể là tăng lượng chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và cung cấp máu thêm cho khu vực bị thương.

11 công dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau má
11 công dụng chữa bệnh tuyệt vời của rau má

6. Giảm stress và hỗ trợ điều trị mất ngủ

Chất Triterpenoids trong rau má cũng có khả năng làm giảm lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần cho một số cá nhân. Trong dân gian, với các bệnh như eczema, vẩy nến, viêm loét, sốt hen suyễn nhiễm trùng hô hấp ,cảm lạnh, động kinh, viêm gan, mệt mỏi, và bệnh giang mai,… ,các thầy lang sử dụng cây rau má để diều trị. Đồng thời, rau má còn có thể hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, ung thư, xơ cứng bì, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

7. Chữa mụn nhọt bằng rau má

Rửa sạch 50g rau má và 50g lá gấc, giã nhỏ, cho ít muối rồi trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Thay thuốc 2 lần/ngày cho đến khi khỏi

8. Chữa vàng da, vàng mắt:

Sau khi rửa sạch 50g rau má, 50g lá ngải cứu, đun và uống hàng ngày

9. Chữa kiết lỵ:

Đây là một trong các chứng bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa, do vi khuẩn Shigella hoặc vi khuẩn Entamoeba histolyca gây ra

Triệu chứng chủ yếu là đau quặn bụng, và mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.Thường đau bụng ở manh tràng, dọc theo khung đại tràng. Tiêu phân nhày máu, đôi lúc xen kẽ với tiêu lỏng

Bài thuốc rau má chữa kiết lỵ

– Bài thuốc 1:
+ Nguyên liệu : Rau má 150g; Muối ăn 10g
+ Cách làm: Rửa sạch và kĩ rau má, để ráo nước, cho vào cối sạch, bỏ muối vào, giã nhỏ, sau đó thêm một bát nước sôi, quấy đều, để lắng, rồi gạn lấy phần nước trong để uống. Về liều lượng, người lớn uống cả một lần, trẻ em tuỳ theo tuổi mà giảm liều lượng. Khi đang sử dụng thuốc nên ăn cháo, kiêng những đồ khó tiêu, kiêng dầu mỡ, các loại thức ăn tanh, cay, hay nóng

–  Bài thuốc 2:
+ Nguyên liệu: Rau má 100g; Rễ cây ngải cứu 100g; Rễ cỏ may 100g; Rễ mơ lông        100g
+ Cách làm:
Sao vàng, hạ thổ, rồi sắc uống ngày hai lần cho tới khi khỏi bệnh

10. Chữa chảy máu cam:

Giã nhỏ rau má, vắt, thu phần nước, uống ngày 2-3 lần trong 5 ngày

11. Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà:

+ Nguyên liệu: Rau má 30g; Cỏ nhọ nồi 30g; Lá và bông mã đề 20g (có thể thay bằng lá cối xay hay rễ cỏ tranh)
+ Cách làm :
Đem tất cả rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy phần nước uống, hoặc có thể dùng rau má sắc uống.

Xem thêm: Rau sâm đất những món ngon không thể bỏ qua

Bài thuốc rau sam chữa ung thư có đúng như lời đồn?

Bạn đã biết những tác dụng tuyệt vời trên của cây rau má, loại cây nhỏ mà có võ này chưa? Nếu chưa thì hãy lưu lại để dùng khi tiện nhé. Còn nếu đã biết đến rồi thì hãy share bởi biết đâu có những người bạn của bạn chưa biết đến công dụng của cây rau má. Hy vọng những thông tin được tổng hợp phía trên sẽ giúp ích cho bạn và mọi người.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here