Hoa cúc Nhật Bản –  những thú vị xoay quanh loài cúc hoa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
2021

Ở nước ta hoa cúc chỉ được biết đến và sử dụng phổ biến làm cảnh, chơi hoa, hay ngày nay người ta chuộng trà thảo dược thiên nhiên thì trà hoa cúc hay rượu hoa cúc mới được phổ biến. Tuy nhiên ít ai biết loài hoa này của đất nước Nhật Bản ngoài được sử dụng phổ biến trong trà đạo bởi những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe thì hoa cúc còn gắn liền với nền văn hóa đời sống, văn hóa ẩm thực từ tự nhiên tinh tế lâu đời của xứ sở mặt trời mọc. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những thú vị xoay quanh loài hoa cúc Nhật Bản nhé.

1. Hoa cúc – những thú vị trong nền văn hóa Nhật Bản

Ở Nhật Bản hoa cúc cũng giống như hoa anh đào vậy. Mùa xuân có hoa anh đào, mua thu có hoa cúc. Hoa cúc vốn là loài hoa cao quý được coi là quốc hoa của quốc gia này đại diện cho hoàng gia Nhật Bản. Hoa cúc xuất hiện và gắn liền với mọi mặt đời sống của người Nhật từ trang phục Kimono truyền thống có in hình hoa cúc tới các lễ hội về loài hoa cao quý này.

Hoa cúc nhât - những thú vị xoay quanh loài hoa này
Hoa cúc nhât – những thú vị xoay quanh loài hoa này
  • Hoa cúc – quốc hoa của Nhật Bản:

Nhiều người thắc mắc hoa anh đào hay là hoa cúc mới là quốc hoa của Nhật Bản. Hoa anh đào với vẻ đẹp của mình đã vươn xa ra tầm quốc tế – loài hoa mang trong mình tinh thần, sức mạnh của người Nhật. Người ta thường nhắc tới Nhật Bản với cái tên xứ sở hoa anh đào nên rất nhiều người hiểu nhầm rằng hoa anh đào là quốc hoa của đất nước mặt trời mọc. Hoa anh đào vốn được coi như quốc hồn của Nhật Bản, hoa Cúc mới chính là quốc hoa chính thức của Nhật Bản. Hoa cúc được biết đến tại Nhật Bản gắn liền với những giai thoại thần linh khai thiên lập địa của quốc gia này là ông Izanagi và bà Izanami. Bông hoa cúc gắn liền với nguồn gốc linh thiêng của người Nhật Bản là biểu tượng cho sự cao quý, giàu có của đất nước.

Hình ảnh quốc huy của hoàng gia Nhật Bản
Hình ảnh quốc huy của hoàng gia Nhật Bản

Từ thời xa xưa chỉ những gia đình quý tộc, nổi tiếng tại Nhật mới có hình khắc hoa cúc trong nhà. Người Nhật gọi hình khắc này là Kikumon – kiku có nghĩa là hoa cúc, mon có nghĩa là ấn triện. Hình hoa cúc cũng được khắc dấu trên các vũ khí, huân trương hoa cúc tối cao ở Nhật do thiên hoàng trao tặng, hay ngai hoa cúc – ngai vàng của thiên hoàng Nhật Bản.

Ngoài ra trên hộ chiếu của Nhật bản cũng có in hình bông hoa cúc 16 cánh đều nhau tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu, phúc hậu, đầy đặn cũng như những tính cách tốt đẹp của người Nhật Bản.

Hình ảnh hoa cúc 16 cánh trên hộ chiếu Nhật Bản
Hình ảnh hoa cúc 16 cánh trên hộ chiếu Nhật Bản

Hình ảnh hoa cúc trên trang phục truyền thống Kimono Nhật Bản. Hình ảnh các cô gái nhật trong bộ trang phục truyền thống của mình được rất nhiều người yêu thích. Và hoa cúc là một trong số những loài hoa được thêu tay trang trí nhiều trong những bộ Kimono truyền thống tại Nhật, nó thể hiện cho sự tỉ mỉ của người Nhật .

Hoa cúc được thêu tay trên trang phục Kimono truyền thống
Hoa cúc được thêu tay trên trang phục Kimono truyền thống

Tại Nhật Bản hàng năm cứ tới mùa thu thì có rất nhiều các lễ hội hoa cúc được tổ chức tại Nhật như:

+ Lễ hội Búp bê hoa cúc tại thành phố Nihon – matsu thuộc tỉnh Fuku – shima. Không gian văn hóa lễ hội tái hiện lại hình ảnh các nghệ sĩ nổi tiếng của Nhật thông qua những hình nhân búp bê mặc kimono được kết bằng hoa cúc tươi có kích thước như người thật, vô cùng sống động. Tại Nhật Bản búp bê hoa cúc được gọi là Kiku Ningyo – nó trở thành một nghề thủ công truyền thống đặc sắc chỉ có duy nhất tại Nhật Bản, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan. Hình ảnh những búp bê tại nhật chính là biểu tượng cho tính cách của người dân Nhật Bản: Kiên nhẫn, tỉ mỉ, không ngừng sáng tạo…

lễ hội hoa cúc tại Nhật Bản
lễ hội hoa cúc tại Nhật Bản

+ Lễ hội hoa cúc ở Nhật thường được tổ chức từ giữa tháng 10 tới cuối tháng 11 tại Nhật Bản tại đền Kasama Inari, thành phố Kasama, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Ngày hội hoa cúc ở Nhật gọi là Choyo – đây là một trong những lễ hội truyền thống lớn tại Nhật có lịch sử từ hàng trăm năm. Lễ hội hoa cúc tại Nhật được tổ chức quy tụ hơn 300 loài hoa với đủ hình dáng, màu sắc nhằm tôn vinh vẻ đẹp của mùa thu ở Nhật cùng với loài hoa này.

2. Hoa cúc với nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Hoa cúc không chỉ gắn liền với đời sống văn hóa của người Nhật mà nó còn gắn liền với nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản như: rượu hoa cúc, trà hoa cúc, tới các món ăn truyền thống, sang trọng hay trên bàn ăn những bữa cơm hàng ngày của người Nhật, các món bánh.

So với các loài hoa cúc dùng để trang trí thì loài hoa cúc được người Nhật sử dụng trong chế biến món ăn có vị ngọt, ít đắng hơn, cùng với đó là giá trị dinh dưỡng, làm đẹp cao. Người Nhật Bản gọi chúng là Shokuyo – giku.

Tại Nhật trồng hoa cúc như một loài sản vật địa phương phục vụ cho ẩm thực mùa thu ở Nhật.

Shokuyo – giku tại Nhật được chia làm hai loại chủ yếu đó là:

+ Motte no Hoka được trồng nhiều ở tỉnh Yamagata, Niigata – được coi là vua của các loài Shokyyo – giku, đây là loài hoa có sắc tím cỡ trung được dùng chủ yếu trong các món trộn giấm.

Shokuyo – giku tại Nhật
Hoa cúc tím – dùng trong ẩm thực Nhật Bản

+ Abokyu đặc sản của tỉnh Aomori – là loài hoa cúc vàng, hoa nhỏ, dùng để ăn và trang trí trong các món truyền thống của Nhật Bản.

Hoa cúc vàng trang trí trong các món ăn của Nhật Bản
Hoa cúc vàng trang trí trong các món ăn truyền thống của Nhật Bản

Giá trị dinh dưỡng của các món ăn từ hoa cúc tại Nhật: Shokuyo – giku

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy hoa cúc có tác dụng giải độc cho cơ thể, hạn chế sự phát sinh của các tế bảo ung thư, giảm Cholesterol và mỡ trung tính trong cơ thể.

Mỗi bông hoa chứa nhiều dinh dưỡng gồm các vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết, các chất chống oxy hóa cao; giúp điều hòa đường huyết – tốt cho bệnh nhân tiểu đường; chống lão hóa – tác dụng trong làm đẹp.

Motte no hoka – hoa cúc tím tại Nhật có vị ngọt và ít đắng hơn được dùng nhiều trong món trộn giấm của người Nhật Bản. Hoa cúc tím chỉ cần luộc sơ qua là có thể dùng trong các món trộn giấm, salad, Tempura, súp của người Nhật.

Ngoài ra hoa sau khi luộc chín được sấy khô làm cúc sấy hoặc xếp thành hình vuông làm rong biển hoa cúc.

bánh hoa cúc tại Nhật Bản
bánh hoa cúc tại Nhật Bản

Đối với loài Abokyu – những bông hoa cúc vàng nhỏ xinh được sử dụng chủ yếu để trang trí và ăn kèm trong các món Sashimi, Chirashi Sushi. Ngoài công dụng được sử dụng để trang trí khiến cho món ăn đẹp mắt thì hoa còn giúp sát khuẩn, dùng ăn kèm khiến cho những lát cá sống phảng phất hương thơm, vị ngọt, vị đắng hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị tinh tế tuyệt hảo nhất.

Những cánh hoa này cũng được thêm vào nước chấm để làm tăng thêm hương vị cho món ăn.

Xem thêm:

Cách trồng hoa cúc cho hoa đẹp quanh năm

Hoa cúc – làm đẹp da, chống lão hóa, ngừa nếp nhăn

Trà hoa cúc  – những công dụng thần kỳ cho sức khỏe

Hẳn là rất thú vị phải không các bạn. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm những kiến thức bổ ích về nên văn hóa lâu đời của đất nước Nhật Bản.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here