Rượu hoa cúc – hoàng hoa tửu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
10272

Hoàng hoa tửu hẳn nhiều người từng nghe tên nhưng không phải ai cũng biết tới và từng được uống thức rượu hoa cúc này. Hôm nay hãy cùng mẹ tự nhiên tìm hiểu những tác dụng và cách chế biến rượu hoa cúc, hoa cúc ngâm rượu như thế nào nhé.

1. Hoa cúc ngâm rượu có tác dụng gì?

  • Tác dụng của hoa cúc:

    Hoa cúc ngâm rượu
    Hoa cúc ngâm rượu

Hoa cúc dùng ngâm rượu hay còn gọi hoàng cúc, kim cúc hay cúc tiến vua hoặc bạch cúc được biết tới với nhiều công dụng chưa bệnh thần kỳ như:

+ Tăng cường sức khỏe tim mạch, tốt cho người bệnh cao huyết áp: tác dụng điều hòa huyết áp, trị ứng đau thắt ngực do bệnh mạch vành.

+ Giảm cẳng thẳng, mệt mỏi, giúp ngủ ngon hơn, giảm đau đầu hiệu quả.

+ Giải biểu giải cảm, chữa phòng hàn

+ Ngăn ngừa ung thư hiệu quả

+ Hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, tiêu độc tốt cho người thường xuyên bị nóng trong người.

+ Tăng cường thị lực, làm sáng mắt, tác dụng điều trị tốt trong các chứng bệnh của mắt như mắt đỏ, nhìn mờ, suy giảm thị lực….

+ Chống nhiễm khuẩn, trị các chứng hôi miệng, khô miệng hiệu quả

+ Chữa đau bụng kinh, khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt cho phụ nữ cực hiệu quả.

+ Tác dụng tốt trong trường hợp người bị dị ứng, ban đỏ do nóng trong người gây nên.

+ Ngoài ra hoa cúc còn rất được ưa chuộng sử dụng trong làm đẹp da bằng hoa cúc, trắng da, ngăn ngừa lão hóa, hạn chế nếp nhăn của chị em phụ nữ như tắm nước hoa cúc, đắp mặt nạ hoa cúc, uống trà hoa kim cúc

+ Tại Nhật Bản hoa cúc được biết tới là quốc hoa của đất nước mặt trời mọc nhưng ngoài phổ biến trong trà đạo, làm đẹp bởi những công dụng hiếm có giúp bảo vệ sức khỏe. Thì hoa cúc còn gắn liền với mọi mặt đời sống văn hóa truyền thống của người dân Nhật Bản. Hoa này còn là thực phẩm được ưa chuộng trong nền văn hóa ấm thực gắn liền với tự nhiên lâu đời của quốc gia này.

  • Rượu ngâm hoa cúc có tác dụng gì?

Nhưng khi rượu được ngâm hoa cúc cùng với uống điều độ hợp lý thì có tác dụng giảm đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tốt cho thị lực, các bệnh về mắt, mát gan, tiêu độc, chống tiểu đường.

2. Cách làm rượu ngâm hoa cúc

  • Nguyên liệu:

Hoa cúc: hoa kim cúc hoặc bạch cúc, mỗi loại lại tạo ra hương vị khác nhau.

Rượu: rượu nếp cái hoa vàng thơm ngon, ủ kỹ khoảng 1 năm.

Hũ ngâm rượu bằng thủy tinh hoặc gốm.

 

Rượu hoa cúc - hoàng hoa tửu
Rượu hoa cúc – hoàng hoa tửu
  • Cách làm hoa cúc ngâm rượu

+ Đối với hoa cúc tươi để ngâm rượu thì nên chọn những bông hoa cúc vừa chớm nở không nên chọn những bông quá nón hoặc quá già để ngâm rượu ho cúc. Hoa cúc để ngâm rượu thường được ngắt vào sáng sớm hương thơm vẫn còn lưu giữ trong cánh hoa. Hoa sau khi hái về đem rửa sạch, để ráo sau đó thì phơi khô trên giá tầm 10 ngày, chú ý lật đảo hoa cho khô đều.

Sau đó cho hoa vào nồi đất sao khô cho dầu hoa tách ra hết khỏi nhụy. Thông thường sao khoảng chừng 30 phút.

+ Đối nụ hoa kim cúc khô thì có thể dùng hoa sao nóng.

Rồi tiến hành cho rượu ngâm hoa cúc và đổ xâm xấp cho kín hoa cúc đã sao khô rồi đun sôi nhỏ lửa tới khi mùi rượu và mùi hoa cúc quyện vào nhau. Ủ khoảng tầm hơn 1 h rồi lọc tách riêng rượu và bã hoa ra. Sau đó cho rượu nếp vào ngâm cùng với rượu hoa cúc cốt. Ngoài ra có thể cho thêm các vị thuốc bắc như Mạch môn, đương quy, cam thảo, quế chi, địa hoàng, kỳ tử, hoặc cho cả bã hoa cúc vào ngâm chung rồi bịt chặt miệng, để nơi thoáng mát, có thể đem hạ thổ sau một năm là dùng được.

Có một số nơi dùng hoa cúc tươi đem ủ đường khoảng 7 ngày cho đường tan hết rồi cho rượu vào ngâm. Sau khoảng 1 -3 tháng là sử dụng được.

Tuy nhiên đối với rượu hoa cúc – hoàng hoa tửu dù là ngâm theo cách nào thì vẫn nên để ít nhất trong thời gian từ 6 tháng tới 1 năm rồi sử dụng. Rượu hoa thời gian để càng lâu thì rượu càng trong.

Một số người từng uống rượu hoa cúc cho hay: Đây đúng là thứ rượu có hương vị tuyệt vời không gì sánh nổi, hương hoa cúc, hòa quyện trong rượu để lâu năm tạo nên một thức uống khiến người ta như say như tỉnh giữa đất trời mùa thu.

3. Cách bảo quản và uống rượu hoa cúc.

Bảo quản rượu hoa cúc

Nhiều người cho rằng hoa sau khi ngâm rượu phải hạ thổ ít nhất một năm mới giữ được đúng hương vị của hoàng hoa tửu.

Rượu sau khi đem lên uống nên để nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Cách uống rượu hoa cúc chữa bệnh

Theo đông y mùa thu dương khí giảm, âm khí tăng trưởng, tiết trời chuyển dần từ nóng sang lạnh; là giai đoạn “dương tiêu âm trưởng”. Mùa thu là khoảng thời gian mưa ít, gió nhiều, không khí khô hanh, nên dễ dẫn tới hao tổn các chất dịch trong cơ thể. Bởi vậy mà rượu hoa kim cúc chính là một thức uống được người xưa ví như thú thưởng ngoạn tuyệt diệu của mùa thu. Bởi vậy người ta thường ngâm rượu hoa cúc hạ thổ vào mùa thu năm nay để tới thu năm sau đem lên uống rượu thưởng hoa.

Xem thêm:

Trà hoa cúc – thảo dược cho người bệnh cao huyết áp, mất ngủ

Mua trà hoa cúc ở đâu chất lượng, đảm bảo

Lý do mà phụ nữ không thể bỏ qua trà nụ hoa kim cúc

Rượu hoa cúc
Cách ngâm Rượu hoa cúc

Tuy nhiên dù có là rượu ngâm tiên dược nhưng nếu sử dụng không đúng cách, lạm dụng quá độ thì cũng thành chất độc đối với cơ thể. Đối với rượu hoa cúc cũng như vậy mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần một chén hạt mít trong bữa cơm, uống trong khoảng 2 tháng.

Nếu sử dụng quá nhiều không những không có tác dụng chữa bệnh của hoàng hoa tửu mà còn có thể gây độc, phản tác dụng của rượu cúc.

Trên đây là một cách ngâm rượu hoa kim cúc theo dân gian truyền lại. Các bạn có thể tham khảo và tự ngâm một bình hoàng hoa tửu tại nhà vừa là thức uống giúp cải thiện sức khỏe vừa thứ rượu ngon hiếm có đãi bạn hiền. Khi ngâm rượu hoa kim cúc bạn cần lưu ý:

Chọn mua hoa cúc sạch ở đâu đảm bảo chất lượng – không có thuốc bảo vệ thực vật. Không nên sử dụng các loại hoa được bán làm cảnh, chơi hoa bởi thường được người trồng hoa phun hóa chất giúp hoa tươi lâu.

Rượu nếp loại ngon, nên được ngâm ủ thời gian dài ít nhất từ 6 tháng tới 1 năm trước khi đem ngâm rượu hoa cúc.

Chúc các bạn có những bình rượu hoa cúc – hoàng hoa tửu thật thơm, ngon đượm vị cùng thưởng thức, đãi bạn hiền mỗi dịp đông sang.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here