4 loại cháo nếu ăn thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa mọi bệnh tật

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
173

Có rất nhiều người thích ăn cháo, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Cháo dễ ăn, không phải nhai nhiều, có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm và cho ra nhiều hương vị khác nhau. Trong tiết trời vào thu như vậy, để tránh cơ thể bị khô họng và khô da, thì ăn cháo là một biện pháp vô cùng hiệu quả. Nhưng liệu rằng, bạn đã biết nấu cháo gì ăn vào mùa thu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất chưa? Hãy cùng Metunhien.vn tìm hiểu nhé.

Dưới đây là 4 món cháo tốt cho sức khỏe mà bạn nên học và nấu cho cả gia đình:

1. Cháo củ mài

8 mon chao de lam, an thuong xuyen con tot hon uong ca nghin vien thuoc bo - 1

Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận. Trong nhân dân thường dùng củ mài phối hợp với một số vị thuốc đơn giản nấu cháo ăn có tác dụng rất tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể, chán ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa…

Vây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, màu vàng.

Cây thường mọc hoang ở các vùng rừng núi phía Bắc và miền Trung. Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Củ mài cũng và được trồng nhiều ở đồng bằng để làm dược liệu. Đào củ vào mùa hè – thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ, sau đó phơi sấy khô.

Theo y học cổ truyền, vị thuốc từ củ mài có tên là hoài sơn, vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận. Thường dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát, thận suy, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm…

Nấu cháo để bồi bổ cơ thể suy nhược sau khi ốm

Củ mài có tác dụng bồi bổ cơ thể bị suy nhược sau khi ốm. Cụ thể, củ mài 15g, vừng đen 120g, đường đỏ 20g, sữa bò 200g, đường phèn 100g, gạo tẻ 30g. Củ mài thái nhỏ. Vừng và gạo rang chín vàng nghiền nhỏ rồi cho nước vào quấy đều, lọc lấy nước trộn với sữa bò, đường phèn, đun sôi cùng củ mài quấy chín. Ăn trong ngày. Công dụng: tẩm bổ can thận, bổ tỳ nhuận trường, chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm, gan thận yếu, tóc bạc sớm, bí đại tiện.

Công dụng tuyệt vời của củ mài đối với sức khỏe 1

Củ mài thường được dùng để chế biến món ăn, làm bánh… Ảnh minh họa

Nấu cháo cho trẻ em suy dinh dưỡng

Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.

Củ mài 100g, củ súng 100g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, củ súng, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn lấy 30-60g pha với nước sôi, đường trắng.

Nấu cháo cho người tỳ vị nhược, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón

Củ mài 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối tùy theo khẩu vị, ăn nóng. Hoặc: Củ mài 100g, củ súng 100g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, củ súng, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn lấy 30-60g pha với nước sôi, đường trắng. Có thể ăn thường xuyên.

2. Cháo gạo lứt hạt dẻ

Gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo có màng bọc ở bên ngoài sau khi đã bỏ đi lớp vỏ. Thành phần gạo lứt rất giàu các chất dinh dưỡng như đạm, tinh bột, vitamin B, chất béo, chất xơ cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, magie, natri, kali…. Do đó, gạo lứt có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

Chống gốc tự do

Lớp cùi màu nâu của gạo lứt có khoảng 120 chất kháng oxy hóa tiêu biểu như proanthocyanidinoligomeric,CoQ10, gamma-oryzanol, acid alpha-lipoic, tocotrienol và tocopherol, SOD, IP6, selen, glutathione, carotenoid, lycopene và lutein,… Do đó gạo lứt có tác dụng rất tuyệt vời trong việc chống gốc tự do, bảo vệ sự tấn công của các loại gốc này, nhờ đó bạn có thể tránh được sự lão hóa, giảm nguy cơ ung thư và các tác hại khác.

Gạo lứt có tác dụng gì với bệnh tiểu đường?

Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng gạo lứt cụ thể là lớp chì nâu của gạo lứt có tác dụng giúp kiểm soát và cân bằng hàm lượng glucose trong máu của người bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hemoglobin sẽ được glycosyl-hóa, khắc phục sự tổng hợp insulin ở người bệnh tiểu đường type I và II.

gạo lứt có tác dụng gì

Phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cholesterol

Thành phần có trong gạo lứt có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại sự ngưng kết các tiểu huyết cầu, đồng thời phát huy hiệu quả trong việc giảm thiểu tối đa các chất gây mỡ trong máu cholera và triglycerides.

Cụ thể, gạo lứt giúp tăng cường HDL-cholesterol (tốt) và LDL-cholesterol (xấu), quản lý việc tiếp nhận cholesterol và chất béo của cơ thể. Song song đó, gạo lứt còn kích thích bài tiết cholesterol, chất béo và axit mạnh, đồng thời đẩy mạnh việc hạ mức áp suất trong máu và triglyceride, giúp phòng tránh ngưng kết tiểu huyết cầu.

Ngoài ra, trong gạo lứt còn chứa chất Coenzyme Q10 cũng có tác động tốt tới cholesterol, áp suất máu đồng thời cải thiện hoạt động của cơ tim, giữ nhịp tim ở mức ổn định. Nhờ đó hạn chế nguy cơ tai biến hoặc đột quỵ.

Nâng cao chức năng của hệ miễn dịch

Chất sterol và sterolin trong gạo lứt có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho hệ miễn dịch trong cơ thể. Chúng giúp giảm lượng vi khuẩn có hai, tiêu diệt virus, hạn chế nguy cơ mắc ung thư và làm chậm quá trình lão hóa. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng 2 thành phần này của gạo lứt còn có thể giúp người bị nhiễm HIV kiểm soát bệnh tốt, không biến chứng thành AIDS.

Phòng tránh ung thư

Hàm lượng chất tocotrienol cùng polyphenol trong gạo lứt rất cao, chúng giúp hạn chế enzyme vi thể pha 1 phát triển. Bên cạnh đó,  tiểu phần lipoprotein của gạo lứt cũng giúp hạn chế tối đa sự sản sinh của các tế bào bất lợi gây ảnh hưởng không tốt tới cơ thể.

Ngoài ra, thành phần IP6 trong gạo lứt cũng là một trong các chất có tác dụng chống ung thư rất mạnh, chúng có tác dụng cản trở sự hình thành và phát triển tế bào khối u trong ung thư gan và ung thư đường ruột.

Hạt dẻ

Hạt dẻ có tên Hán là Kha thụ đại túc, Bản lật để làm món ăn bổ dưỡng có tác dụng phòng chữa bệnh, hồi phục sức khỏe. Do đó còn có các tên “quả của tỳ”, “quả của thận” là “vua của loài quả khô” có thể thay lương thực.

hat-de-vua-cua-loai-qua-kho-phong-nhieu-benh-1

Hạt dẻ có hàm lượng chất xơ cao (100 gam hạt dẻ có tới 8.1 gam chất xơ). Chất xơ trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan giúp bạn có thể đi tiêu một cách dễ dàng. Điều này giúp làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột.
Những người bị bệnh dạ dày nên tránh ăn nhiều hạt dẻ vì ăn nhiều hạt dẻ sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng thì sẽ bị xuất huyết dạ dày, gây ra đầy hơi trong đường tiêu hóa, dạ dày, khi nghiêm trọng sẽ dẫn đến táo bón. Vì vậy, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh táo bón.
5 lợi ích sức khỏe của hạt dẻ mà bạn chưa hề biết 1
Hạt dẻ là loại hạt có hàm lượng carbohydrate khá cao (45 gam carb trong 100 gam hạt dẻ). Carbs cần thiết cho việc tái tạo và cung cấp năng lượng trước mắt hoặc lâu dài, đồng thời góp phần ổn định chức năng hệ thần kinh. Carbohydrate trong hạt dẻ là carb tổng hợp nên được tiêu hóa chậm giúp bạn no lâu. Tuy nhiên, nếu bạn là người đang theo “chủ nghĩa low-carb” để tránh tăng cân thì bạn không nên ăn nhiều hạt dẻ.
Các vitamin B tan trong chất béo có mặt trong hạt dẻ giúp sản xuất các tế bào máu đỏ, phá vỡ protein, chuyển hóa tinh bột và chất béo thành năng lượng. Quá trình này đồng thời thúc đẩy làn da khỏe mạnh và tăng cường chức năng não.
Hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin C (100 gam hạt dẻ chứa 43 gam vitamin C). Vitamin C là chất cần thiết cho răng, xương và mạch máu chắc khỏe. Vitamin C còn được coi là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại. Nhờ đó, có thể nói, hạt dẻ còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư do gốc tự do gây ra.

Cháo gạo lứt hạt dẻ

Kết quả hình ảnh cho Cháo gạo lứt hạt dẻ

Hạt dẻ 150g, gạo lức 100g. Hạt dẻ ninh chín rồi đổ gạo đã vo sạch vào nồi cùng ninh tiếp, đun to lửa cho sôi, rồi chuyển nhỏ lửa ninh nhừ. Khi nào trên mặt cháo hình thành lớp váng là được. Ăn nóng lúc đói. Cháo gạo lứt có tác dụng bổ thận, mạnh xương cốt, khỏe tì vị, chữa tỳ hư khí nhược, ăn uống không ngon, đầu váng chóng mặt, chân tay mềm yếu.

3. Cháo gạo lứt củ sen

8 mon chao de lam, an thuong xuyen con tot hon uong ca nghin vien thuoc bo - 3

Theo quan điểm y học Trung Quốc, củ sen là một biện pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc trong cơ thể. Đầu năm mới, người Trung Quốc cũng thường ăn món canh thịt heo hầm củ sen và rong biển biểu thị sự hòa hợp gia đình. Ở vùng Iwakuni của Nhật Bản, người ta thường xuyên mở các lớp dạy nấu ăn từ củ sen cho phụ nữ. Củ sen được người Nhật xem như một vật may mắn, họ cho rằng thông qua các lỗ rỗng của nó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng và triển vọng tương lai. Món sushi thập cẩm có các lát củ sen là món ăn truyền thống cho bữa tiệc ngày đầu năm.

Người Hàn Quốc xem củ sen như một biểu tượng của sự sinh sản, phát triển nên củ sen thường xuyên có mặt trong các bữa ăn. Ngoài món kim chi củ sen nổi tiếng, củ sen khô dùng làm trà uống tốt cho đường hô hấp, giúp lọc máu, dễ ngủ. Người Hàn ngâm củ sen uống giống như một loại nhân sâm của đất trời để tăng cường sức khỏe cơ thể. Đối với người Ấn Độ củ sen là một món ăn thiêng liêng vì nó tựu lại 3 yếu tố đất, nước và không khí.

Với phong cách ẩm thực thiên về tươi sống để giữ cho vitamin không bị giảm đi trong quá trình nấu, người phương Tây thường chế biến củ sen thành các món ăn tươi như: salad củ sen, sandwich củ sen, nước ép củ sen.

1450802-178683345661871-926089-7552-3091

Củ sen chứa nhiều khoáng chất quan trọng như kẽm, mangan, magiê, sắt và đồng. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong hoạt động của enzim. Ngoài ra sắt giúp tái sinh các tế bào máu.

Củ sen là nguồn cung chất xơ tự nhiên làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp, giúp giảm lượng cholesterol trong máu cũng như giảm cân.

Ngoài vai trò tích cực của nó trong tiêu hóa thức ăn, củ sen còn chứa nhiều vitamin. Vitamin B6 là một coenzym quan trọng trong tổng hợp hóa học tác động đến tâm trạng. Lượng pyridoxine đầy đủ giúp ta kiểm soát đau đầu, căng thẳng, lo lắng và thất vọng.

Sự cân bằng natri và kali ở tỷ lệ hợp lý tạo nên vị ngọt giòn của sen. Natri kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể còn kali có vai trò điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định.

Nước ép củ sen hay canh củ sen là phương pháp tuyệt vời để tái tạo máu ở phụ nữ khi bị rong kinh hoặc ra máu nhiều khi hành kinh. Phụ nữ nên dùng nước ép hoặc canh củ sen 3 ngày liên tục sau khi hành kinh.

Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng nước ép củ sen để ngăn chặn chảy máu trong thực quản, ruột, dạ dày, đại tràng và chảy máu mũi.

Món Á-Âu kết hợp sandwich củ sen. Ảnh: senta.

Món Á-Âu kết hợp sandwich củ sen. Ảnh: senta.

Nước ép củ sen điều hòa hoạt động của dạ dày và ruột non, giúp giảm các vấn đề về đường ruột cũng như để ngăn chặn táo bón và tiêu chảy. Ăn củ sen giúp ngăn ngừa các bệnh, sự tổn thương đại tràng và ruột. Mỗi ngày uống một cốc nước ép củ sen với gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Củ sen mọc dưới bùn hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất và nước rồi chuyển hóa thành năng lượng dưới dạng tinh bột. Y học phương Đông cho rằng củ sen là nguồn cung cấp năng lượng sạch cho cơ thể.

Củ sen cung cấp các vitamin nhóm B như vitamin B6, niacin, acid pantothenic, riboflavin và thiamin… Nó bảo vệ tim tránh các cơn đau chỉ đơn giản bằng cách kiểm soát cường độ homocysteine ​​trong máu – nguyên nhân dẫn đến đau tim.

Cháo gạo lứt củ sen

Kết hợp gạo lứt với củ sen sẽ tạo ra một loại cháo rất tốt cho sức khỏe, nhất là sức khỏe của bà bầu và người cao tuổi. Cách nấu như sau:

Củ sen 200g, gạo lứt 100g, một lượng đường nâu. Củ sen rửa sạch, cắt hạt lựu. Gạo lứt ngâm trong nước khoảng 30 phút. Cho gạo lứt và củ sen vào nồi, thêm lượng nước thích hợp, đặt nồi lên bếp nấu thành cháo, cuối cùng cho đường nâu.

Cháo gạo lứt củ sen với hương vị thơm ngon, có thể giúp dưỡng máu bổ tim, có lợi cho 5 cơ quan nội tạng, nó có tác dụng tiêu hóa, làm dịu cơn khát và tăng trưởng cơ bắp. Những người già và phụ nữ sau sinh nên ăn loại cháo này thường xuyên.

4. Cháo hoa cúc

8 mon chao de lam, an thuong xuyen con tot hon uong ca nghin vien thuoc bo - 4

Ngoài việc dùng để trang trí, hoa cúc còn là một nguồn dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt. Theo Health Benefits Times, tiêu thụ 51 gram hoa cúc sẽ cung cấp 90 lượng Vitamin B9, 0,481 mg Mangan, 17 mg sắt, 0,07 mg đồng, 0,09 mg vitamin B6, 48 mg vitamin A, 289 mg kali và 60 mg canxi.

Bên cạnh đó, hoa cúc có chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi như loại tinh dầu, tannin, chất nhầy, flavonoid, chất đắng, axit hữu cơ, chất nhựa và inulin,… Những thành phần hoạt tính này được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của cây và có nhiều công dụng đối với sức khoẻ.

Hoa cúc - lợi ích chữa bệnh bất ngờ

Từ lâu, hoa cúc đã được sử dụng để làm thuốc. Một chuyên gia về thảo mộc thế kỷ XVI đã khuyên dùng loại hoa này để điều trị viêm mũi và chứng đau nửa đầu. Loài hoa này còn có thể dùng làm nước tonic, có tác dụng lọc máu, chữa sốt, ho và viêm màng phổi, viêm đường sinh sản và chứng sưng tức ngực. Đồng thời, chúng còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, gan, túi mật và thận.

Theo lý thuyết “doctrine of signatures”, các loài thực vật có hình dạng tương tự như bộ phận trong cơ thể người sẽ đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho bộ phận đó.

Những bông hoa mở ra và khép lại giống như hoạt động của đôi mắt. Do đó, người ta cho rằng bông cúc có công dụng giảm chứng nhiễm khuẩn hay các bệnh viêm mắt.

Do có tác dụng chống viêm, bông cúc được dùng như phương thuốc thảo dược trị bệnh cảm cúm thông thường, viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên,…

Vào thời xưa, vua Henry VIII của nước Anh đã ăn rất nhiều hoa cúc để trị bệnh loét dạ dày. Loại hoa này còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp giảm cơn thèm ăn và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như chứng viêm dạ dày, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, túi mật, táo bón nhẹ.

Hoa cúc có thể điều trị các triệu chứng khi hành kinh, đặc biệt là tình trạng chảy máu nhiều khi hành kinh. Nữ giới cũng thường dùng loại hoa này điều trị viêm bàng quang và các chứng viêm đường niệu.

Người ta còn dùng bông cúc như một liều thuốc tự nhiên để trị viêm da do dị ứng, bệnh gout (bệnh gút) và tình trạng thấp khớp kinh niên đấy.

Bên cạnh những công dụng của hoa cúc được nêu ở trên, chúng ta phải kể đến tác dụng giúp các vết thương nhỏ lành nhanh chóng và làm giảm các cơn đau nhức, vết sưng tấy hay bầm tím.

Chất cồn chứa trong bông cúc có tác dụng trị mụn trứng cá, làm sạch miệng hay dùng làm một loại nước súc miệng thảo dược trị chứng đau họng và viêm miệng. Bạn cũng có thể nhai lá cúc tươi để giảm triệu chứng loét miệng.

Cách nấu cháo hoa cúc

100g gạo tẻ nấu cháo chín, thêm 10 – 15g hoa cúc bỏ đế hoa đã tán bột; đun sôi thêm một chút là được. Tác dụng tán phong nhiệt, thanh can hòa, giảm huyết áp, phù hợp với những người mắc bệnh mạch vành, cao huyết áp, hay có các chứng hoa mắt chóng mặt do can thận âm hư, can hỏa vượng…

Hy vọng những món cháo này sẽ giúp cải thiện bữa ăn và sức khỏe của gia đình bạn!

Có thể bạn quan tâm: 

Lạc tiên – đem lại cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn!

Thìa canh – khắc tinh của bệnh tiểu đường

Tía tô – xua tan nỗi lo bệnh gút

Atiso – đẹp da, trị mụn, giải độc rượu bia

Chiết xuất cô đặc Đương quy – món quà dành cho phái đẹp!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here