Nếu bạn mắc chứng thiếu máu – hãy nghĩ ngay đến hạt đậu đen

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
122

Thiếu máu là tình trạng mà cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, nói cách khác là khi họ không có đủ hemoglobin, hoặc khi những tế bào này không làm tốt chức năng chúng cần phải làm. Các tế bào máu đỏ có trách nhiệm mang oxy đến cơ thể của chúng ta và loại bỏ carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Nếu các quy trình này không hoạt động đúng, chúng ta sẽ bị nhiễm độc carbon dioxide. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, do vậy, bạn nên đi khám nếu nghi ngờ mình có biểu hiện thiếu máu. Có như vậy thì việc điều trị mới đạt hiệu quả.

Nói đến thiếu máu, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tình trạng choáng váng, mệt mỏi, đầu óc quay cuồng… Đây đúng là những biểu hiện cảnh báo bạn đang có nguy cơ thiếu máu và chúng được coi là biểu hiện dễ nhận biết. Nhưng ngoài ra, có những người bị thiếu máu nhưng lại có biểu hiện khác hẳn nên họ không dễ dàng nhận ra tình trạng của mình. Điều này rất nguy hiểm vì nếu không phát hiện sớm sẽ khiến cho tình trạng thiếu máu thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu máu

Thông thường, mọi người chỉ phát hiện thiếu máu khi ngất xỉu và được xét nghiệm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều dấu hiệu khác giúp nhận biết lượng hồng cầu cung cấp không đủ cho cơ thể:

Da nhợt nhạt

Khi cơ thể không nhận đủ oxy hoặc bị giảm số lượng hồng cầu, da của chúng ta sẽ thay đổi màu sắc và trở nên rất nhợt nhạt. Điều này không chỉ biểu hiện trên khuôn mặt mà còn toàn bộ cơ thể, đặc biệt là bàn tay.

Nhịp tim không đều

Nồng độ Hemoglobin thấp làm cho tim hoạt động khó khăn hơn bình thường, nó phải làm việc hết sức, cố gắng cung cấp đủ Oxy cho cơ thể dẫn đến nhịp tim không đều. Thiếu máu cũng làm giảm lưu lượng máu đến thận, dẫn đến lưu giữ nước, điều này thậm chí còn gây căng thẳng hơn nữa cho tim. Ngoài ra, thiếu máu mãn tính có thể dẫn đến phì đại thất trái, mở rộng và dày lên các bức tường của tâm thất trái – buồng bơm chính của tim.

Mệt mỏi

Nếu các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ lượng Oxy, cơ thể chúng ta phải làm việc chăm chỉ hơn để tạo đủ năng lượng cho các hoạt động hằng ngày. Điều này khiến chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi.

“Sắt hoạt động như một chiếc xe lửa vận chuyển oxy trong máu của bạn. Những người có lượng sắt thấp không có đủ oxy trong máu nên họ mệt mỏi, chóng mặt khi đứng dậy, bị sương mù não và cả tim đập nhanh”, tiến sĩ Theodore Friedman nói.

Bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng thiếu máu bằng xét nghiệm máu đơn giản.

Mất tập trung

Tất cả cơ quan đều cần một lượng Oxy cố định và não cũng không phải là ngoại lệ. Nếu mức Oxy thấp hơn mức trung bình, chúng ta sẽ bị mất tập trung, suy nghĩ không còn tỉnh táo. Sắt là khoáng chất cung cấp cho máu màu đỏ của nó và là cần thiết để sản xuất hemoglobin, vận chuyển oxy khắp cơ thể. Nếu không có đủ lượng sắt, cơ thể thiếu oxy và phải vật lộn để thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày. Các triệu chứng phổ biến nhất của thiếu máu là mệt mỏi và không có khả năng tập trung. Dần dần, hiệu suất hoạt động của một người bắt đầu giảm đi.

Móng tay quá giòn

Nếu móng tay quá giòn, dễ gãy hoặc có hình dạng cong như chiếc thìa, đây là một triệu chứng báo hiệu thiếu oxy trong máu nhưng không được nhiều người biết đến.

Môi thường xuyên bị khô, bong tróc chảy máu ở khóe môi

Mọi người thường nghĩ rằng môi bị khô, nứt khi tiếp xúc với gió, mặt trời, thay đổi nhiệt độ. Thực tế, thiếu máu cũng gây ra tình trạng khô môi, nứt ở khóe môi.

Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu máu?

Có một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu máu chung đối với mọi người. Riêng với phụ nữ, thì kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt nghiêm trọng

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu trầm trọng. Trong khẩu phần ăn của hầu hết những người Việt Nam, lượng sắt trong thực phẩm thường không được chú trọng. Thay vào đó, mọi người chỉ chú trọng cung cấp tinh bột và chất xơ từ cơm, rau củ, các loại thịt, cá. Chính thực đơn sai lệch này khiến cho lượng sắt cung cấp cho cơ thể không đủ.

Nhiễm giun móc do môi trường vệ sinh kém

Ấu trùng giun móc sản sinh trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém. Giun móc khi vào bên trong cơ thể người sẽ hút hết các chất dinh dưỡng, khiến màn ruột bị tổn thương. Bên cạnh đó, loài giun này còn tiết ra chất đông máu trong quá trình hút máu khiến tình trạng thiếu máu ngày càng nặng.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều gây thiếu máu

Đối với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt là không thể thiếu. Hàng tháng, bạn sẽ phải mất từ 40 – 60ml máu trong cơ thể. Tương ứng với lượng máu này là 2 – 4mg chất sắt. Đây chỉ là thống kế đối với người bình thường, có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Bạn nữ nào bị rong kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều thì lượng máu và sắt mất đi sẽ nhiều hơn. Nguy cơ thiếu máu so với nam giới cũng tăng cao. Chính vì vậy, bệnh thiếu máu thường gặp ở nữ giới hơn so với nam giới.

Thiếu Vitamin C, Vitamin B1

Vitamin C và B1 có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường hấp thụ chất sắt. Ngoài ra, Vitamin C còn hỗ trợ rất tốt trong việc tái tạo tế bào hồng cầu trong cơ thể. Nếu bạn không cung cấp đầy đủ hai loại Vitamin này thì tình trạng thiếu máu chắc chắn sẽ xảy ra. Ngoài việc ăn trái cây, hoa quả, bạn có thể bổ sung bằng viên uống Vitamin.

Phương pháp chế biến thực phẩm chưa đúng

Mỗi loại thực phẩm chứa sắt cần được đun nấu ở nhiệt độ phù hợp và không được nấu quá lâu. Nhiệt độ đun nóng quá lâu sẽ làm mất đi cấu trúc và tác dụng của lượng sắt có trong thực phẩm. Khi cơ thể có các biểu hiện thiếu máu kể trên, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn. Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn cần phải bổ sung các loại hoa quả hàng ngày để bổ sung các chất cần thiết như sắt và Vitamin. Chất sắt và Vitamin từ thực phẩm tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn cả.

Hạt đậu đen và tác dụng bổ máu

Trong Đông y đậu đen còn được gọi là “ô đậu”, “hắc đậu”, “hắc đại đậu”, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt.…

Đây được coi là loại dược liệu quý trong dân gian, đậu đen xanh lòng có nhiều công dụng bổ ích trong phòng và chữa nhiều bệnh như đau bụng, đau lưng, sườn, trúng phong cấm khẩu, thương hàn.

Do đó, đậu đen được giới Đông Y rất “coi trọng”, nghiên cứu của Đông y, đậu đen có giá trị dinh dưỡng rất cao, có nhiều cách chế biến, được con người rất ưa chuộng sử dụng. Tác dụng của đậu đen đối với sức khoẻ đã được nhiều công trình nghiên cứu công bố, cho đến nay, đây vẫn được xem là loại hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao “ngoài sức tưởng tượng’.

Đối với y học hiện đại, khi tiến hành nghiên cứu, người ta nhận ra rằng trong đậu đen có chứa nhiều vitamin A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng axít amin cần thiết cho cơ thể trong đậu đen rất cao bao gồm lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin… nên đậu đen được xem như một loại thuốc bổ.

Đối với người mắc chứng thiếu máu, đậu đen và các món ăn từ đậu đen là 1 bài thuốc tuyệt vời nhằm bổ máu, tăng cường lưu thông khí huyết. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, người ta thường rang chín đậu đen và sử dụng như 1 loại thuốc bổ thận và bổ máu. Ở Việt Nam, đậu đen thường được chế biến thành chè đậu đen, ăn vào những ngày hè, vừa có tác dụng giải nhiệt lại bổ khí huyết. Hoặc cũng có thể dùng món canh cá nhét đậu đen để điều trị chứng thiếu máu. Theo đó, cá nhét (một loài cá thuộc họ chạch) làm thật sạch, đem chiên hoặc nướng rồi cho vào nồi nấu chung với 40 g đậu đen (nhớ ngâm nước trước vài giờ cho mau mềm). Để lửa riu riu cho đến khi đậu đen chín nhừ, thêm ít tỏi, gừng và nếm cho vừa miệng rồi ăn.

Lưu ý khi ăn đậu đen

Mặc dù đậu đen tốt cho sức khỏe, tuy nhiên những trường hợp sau đây lại nên hạn chế sử dụng đậu đen:

Đậu đen bổ thận nhưng nếu người mắc bệnh thận nặng lại không nên ăn. Vì đây là thực phẩm không dễ tiêu hoá, nếu người mắc bệnh ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng bệnh thận tăng nặng hơn.

Trẻ em nhỏ tuổi, người bị thận dương hư, người dị ứng với đậu đen cũng không nên ăn.

Món đậu đen rang nóng sẽ chuyển sang tính nhiệt, ăn nhiều dễ gây bốc hoả, khuyến cáo món này nên ăn với lượng vừa phải.

Đậu đen không nên kết hợp sử dụng với cách trộn cùng sữa, rau bina, tetracyclin, đậu thầu dầu, ngũ sâm… Người đang sử dụng thuốc đông y cũng không nên ăn đậu đen và đậu nành đề phòng ngộ độc hoặc ảnh hưởng đến tiêu hoá.

Kiêng kỵ khi ăn đậu đen

Những người thuộc nhóm cơ thể hàn lạnh (ví dụ như tứ chi lạnh, mệt mỏi, eo và chân đau do lạnh, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng…), nếu ăn đậu đen sẽ làm tăng thêm vào các triệu chứng, và thậm chí dẫn đến các bệnh khác.

Những người đang dùng nhiều loại thuốc cần chú ý, do đậu đen có tác dụng giải độc khi các thành phần protein và phốt pho hữu cơ, các kim loại nặng này kết hợp thành chất kết tủa, vì vậy chúng cũng có tác dụng phản ứng với các thành phần có liên quan trong thuốc, làm giảm hiệu quả của việc uống thuốc.

Người già, trẻ em (thức ăn cho trẻ em có chứa đậu đen) và những người có thể chất yếu ớt cần lưu ý hàm lượng protein của đậu đen còn cao hơn thịt gà với các phần tử protein lớn trong quá trình tiêu hoá phải được chuyển đổi thành các peptide nhỏ dưới tác động của enzyme, axit amin (amino axit thực phẩm) thì cơ thể mới có thể hấp thụ.

Món ăn dù tốt đến đâu, cũng không phải phù hợp cho tất cả mọi người, do đó hãy lưu ý để không làm tổn hại sức khoẻ.

Có thể bạn quan tâm: 

Lạc tiên – đem lại cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn!

Thìa canh – khắc tinh của bệnh tiểu đường

Tía tô – xua tan nỗi lo bệnh gút

Atiso – đẹp da, trị mụn, giải độc rượu bia

Chiết xuất cô đặc Đương quy – món quà dành cho phái đẹp!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here