Nét đẹp văn hóa của trang phục đi chùa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
624

  Đi chùa cầu nguyện cốt là ở cái tâm, người ta bây giờ có lẽ chỉ cần có vậy. Giản dị một chút cho lòng thanh thản. Rộng rãi một chút cho cơ thể bớt căng thẳng. Bớt tính toán đi một chút, cho tâm bớt ưu phiền. Và yêu thương một chút, cho cuộc sống mãi nhẹ nhàng. Chúng ta cùng tìm hiểu về vẻ đẹp tinh thần trong những bộ trang phục đi chùa nhé.

1. Thể hiện được lòng tôn kính của phật tử

 Từ thế kỷ XX phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho nền văn hóa dân tộc. Cùng với sự phát triển chung của các nền tôn giáo trên thế giới thì phật giáo Việt nam cũng đồng hành hướng tới giải quyết những vấn đề cơ bản của con người. Hướng con người tới những điều giản dị, tốt đẹp.

Thể hiện được lòng tôn kính của phật tử
Thể hiện được lòng tôn kính của phật tử

Đạo phật có triết lý từ bi về lòng yêu thương con người rất phù hợp với truyền thống vốn có của người Việt Nam : “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “lá lành đùm lá rách”,… Những giá trị hướng thiện có ảnh hưởng khá rộng rãi trong đời sống của người dân. Góp phần hình thành nên những quan niệm sống giàu tính nhân văn sâu sắc. Sống giản dị, không tham hư vinh, không phô trương lòe loẹt là triết lý tốt đẹp của nhà phật, nét đẹp văn hóa mà nhà phật luôn muốn hướng cho con người đi theo những giá trị tốt đẹp đó.

Ăn mặc giản dị, mộc mạc cũng thể hiện lòng tôn kính của phật tử với những triết lý của nhà phật. Thay vì những bộ quần áo mắc tiền, lòe loẹt, khi đi chùa chúng ta cũng có thể chọn cho bản thân những bộ đồ giản di nhưng vẫn rất thoải mái và phù hợp với văn hóa nhà phật. Không quá coi trọng vẻ bể ngoài, chỉ cần gọn gàng, giản dị, thoải mái là được, trong cuộc sống bộn bề ngày nay thì con người nên chú ý nhiều hơn tới các giá trị tinh thần có ý nghĩa to lớn. Mặc dù bề ngoài cũng quan trọng trong việc giao tiếp, tiếp xúc với người khác, nhưng cũng đừng quá chú tâm tới điều đó để rồi có những cách ăn mặc không phù hợp chốn linh thiêng hoặc là quên đi những giá trị cốt lõi của cuộc sống.

2. Thể hiện sự bình yên trong tâm hồn

Đạo phật giúp con người nhận ra được bản chất của sự khổ đau, hướng con người tới sự lạc quan. Phật giáo không chỉ đơn giản là những lời nói xáo rỗng mà nó còn có hành động thực tế giống như việc học phải đi đôi với thực hành vậy. Lời giảng của phật giúp cho con người tim thấy được sự an lạc, bình yên trong tâm hồn. Giúp ta trở về với con người của chính mình, không bị chi phối bởi những thứ hối hả, bận rộn và phiền não trong cuộc sống.

Thể hiện sự bình yên trong tâm hồn
Thể hiện sự bình yên trong tâm hồn

Trong cuộc sống luôn có sự ganh tỵ, hơn thua ganh ghét nhau nên trong tâm hồn luôn chất chứa sự bất an. Cứ muốn bản thân hơn người, giỏi hơn người, vượt lên trên họ bằng mọi thủ đoạn, trái với lương tâm và đạo đức. Cũng chính từ những hành động nghịch lý như vậy là cho tâm hồn con người luôn bất an. Chúng ta chỉ cần buông bỏ gánh nặng ấy thì tự nhiên sẽ tim được sự thanh thản trong tâm hồn. Nhờ lời phật dạy, lời các bậc thánh nhân đi trước sẽ là kim chỉ nam giúp chúng ta tìm lối thoát khi đi lạc. Tới một lúc nào đó, khi chúng ta quay đầu lại thì chúng ta sẽ có được tình yêu thương, sự thấu hiểu, tha thứ như hoa sen ngoi lên từ bùn nhơ, tỏa mùi thơm thanh khiết giữa cuộc đời đầy cạm bẫy, cám giỗ.

Sự bình yên trong tâm hồn còn được cảm nhận qua thực tế cuộc sống hay trong tận sâu trong tâm hồn mỗi con người. Khi con người đạt đến một cảnh giới an lạc bình an thật sự thì dù có đi tới đâu chăng nữa bên trong tâm hồn vẫn là bến đỗ bình yên giống như câu nói: “ tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”. Khi cái tâm đã yên tĩnh, không còn chịu sự tác động, chi phối của ngoại cảnh thì cho dù hoàn cảnh đó có hấp dẫn như thế nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng không màng tới và rất khó để bị cuốn theo nó.

Việc mặc một bộ đồ giản dị, phù hợp với văn hóa nhà phật cũng đã thể hiện một phần nào đó sự  bình yên trong tâm hồn. Đúng như giáo lý nhà phật đã dạy, không ganh đua, không bon chen, sống chậm lại, không xô bồ xe xua thì cũng đã đem lại bình yên cho chính bản thân mình. Đi chùa là để tìm được sự bình yên trong tâm hồn, đi chùa là để cầu mong bình yên cho gia đình.

Vì vậy không cần quá cầu kì trong ăn mặc, hoặc quá phản cảm chốn linh thiêng, như thế là quá đủ rồi. Một bộ đồ tuy không phản ánh được hết con người, nhưng ở một góc độ nào đó, chính vì sự giản dị, mộc mạc của bộ đồ mà người ta có thể cảm nhận được sự an lạc, bình yên toát ra trong tâm hồn người mặc. Khi mặc những bộ đồ đó vào, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, không lo âu. Nếu như bạn mặc một bộ đồ đắt tiền bạn luôn phải chú ý tới nó coi nó có bị hư, bị dơ gì hay không. Tâm trí bạn thực sự không còn cảm thấy tự tại, an nhàn nữa. Mà sẽ bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài. Và việc đi lễ chùa sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa tốt đep.

Xem thêm:

Cách phân biệt lụa tơ tằm Hà Đông thật giả

Vài nét về nghề dệt gấm – lụa Việt Nam

Giặt áo dài gấm lụa đúng cách

3. Thể hiện sự bình đẳng và không phân chia giai cấp

 Ai trong mỗi chúng ta cũng không nên đánh giá một con người qua hình dáng bên ngoài mà phải nhìn nhận qua nhân cách, đạo đức, vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Tất cả những điều đó thể hiện qua cách sống của người đó đối với mọi người xung quanh. Chính vì vậy bình đẳng không thể dựa vào giai cấp, địa vị,… để đánh giá mà cần dựa vào phẩm chất bên trong con người. Đặc biệt đạo phật lấy sự tu đạo làm thước đo cho chuẩn mực của sự bình đẳng. Đức phật có dạy: mọi dòng sông khi đổ về biển cả, đều mang vị mặn mòi của biển. Vì vậy chúng sanh trong cõi đời này đều bình đẳng ngang nhau.

Thể hiện sự bình đẳng và không phân chia giai cấp
Thể hiện sự bình đẳng và không phân chia giai cấp

Chính vì vậy mặc một bộ đồ giản dị, thoải mái khi đi chùa cũng như là một cái thước đo khách quan tới nhân phẩm con người. Đó là một thước đo bình đẳng, người ta sẽ chú ý hơn tới phẩm chất bên trong của mỗi con người, quan tâm tới những giá trị con người hơn. Điều đặc biệt là sự phân chia giai cấp cũng không còn nữa, khi tới những nơi linh thiêng như vậy thì ai cũng như ai, cũng có một mục đích chung, đó là cầu bình an, hạnh phúc cho những người yêu thương.

Đứng trên góc độ công bằng thì chỉ có thể có sự phân loại giữa người giàu, người nghèo. Chứ không thể xảy ra sự phân biệt giữa các đối tượng đó, vì sự giàu nghèo không phải là một điều tuyệt đối, cố định, nó có thể được thay đổi. Bởi vậy cho nên hình dáng bên ngoài, ăn mặc quá sang trọng cũng không nói lên được điều gì về một con người. Tất cả đều có thể thay đổi được. Hãy thể hiện sự bình đẳng ngay từ những biểu hiện bên ngoài.

Nói tóm lại, qua bài viết, chúng ta hiểu hơn được về vẻ đẹp ẩn bên trong của những trang phục mặc đi chùa. Chúng không chỉ mộc mạc giản dị mà còn thể hiện được nhiều giá tri nhân văn vô cùng sâu sắc. Giúp con người tìm được những giá trị ý nghĩa của thực tế cuộc sống. Giúp con người xích lại gần nhau hơn. Khi chúng ta đi chùa, hãy chọn cho mình những trang phục giản dị, thoải mái, không phô trương  lòe loẹt để tìm lại được những giá trị ý nghĩa đó. Hãy trân trọng những phút giây bình yên chốn linh thiêng đó.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here