Trái cam và những điều bạn chưa biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
752

Việt Nam là 1 quốc gia nhiệt đới – nơi sản sinh ra nhiều loại quả tuyệt vời. Một trong số đó không thể không kể đến quả cam. Những trái cam vàng tươi, căng mọng, những trái cam chứa nhiều chất dinh dưỡng luôn được yêu thích mỗi độ hè về. Vậy bạn đã hiểu hết về những trái cam mà mình vẫn ăn hằng ngày chưa? Hãy cùng Metunhien.vn tìm hiểu nhé!

Bạn đã biết gì về trái cam? 

Cam (danh pháp hai phần: Citrus × sinensis) là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.

Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua. Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước. Vỏ cam dày, có vị đắng, thường bị vứt đi nhưng có thể chế biến thành thức ăn cho súc vật bằng cách rút nước bằng sức ép và hơi nóng. Nó cũng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số món ăn. Lớp ngoài cùng của vỏ có thể được dùng làm “zest” để thêm hương vị cam vào thức ăn. Phần trắng của vỏ cam là một nguồn pectin.

Những công dụng của trái cam

Bạn luôn biết cam là loại quả giàu các chất dinh dưỡng như: vitamin C, chất xơ, folate, chất chống oxy hóa nhưng rất ít calo và đường. Những lý do sau đây sẽ khuyến khích bạn nên ăn loại quả kỳ diệu này hàng ngày để bồi bổ cơ thể.

1. Hỗ trợ tiêu hóa

Cam rất giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và trào ngược axit. Do đó hãy thêm một quả cam vào chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt nếu bạn đang có vấn đề về táo bón mãn tính. Bên cạnh đó, các thành phần trong trái cam còn giúp bạn ngăn ngừa vấn đề dạ dày.

2. Tăng cường thể lực

Khi cơ thể mệt mỏi, bạn đừng quên uống nước cam.
Khi cơ thể mệt mỏi, bạn đừng quên uống nước cam.

Uống nước cam bỏ thêm chút muối sau khi luyện tập ra nhiều mồ hôi là cách để lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường fructoza và 85% lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.

Bạn cần lưu ý, ngay sau khi ép lấy nước hoặc đã gọt vỏ nên uống hoặc ăn ngay, tránh lượng vitamin C sẽ bị bay mất khi phản ứng với oxy ngoài môi trường. Thời gian sau chế biến không nên quá 30 phút.

3. Giúp ngủ ngon giấc, đuổi muỗi

Ngay cả vỏ cam cũng có những công dụng đáng quý. Vỏ cam phơi khô, sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo. Với cách làm này không những kích thích bạn ngủ ngon giấc, mà còn có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không khí.

4.Tăng cường thị lực

Trong cam rất giàu thành phần carotenoid và vitamin A. Những chất này giúp tăng cường thị lực, đặc biệt tốt cho phụ nữ gặp những vấn đề về thoái hóa điểm vàng.

5. Chống ung thư

Các nhà khoa học mới đây đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng chống ung thư của nước cam. Nó chứa các chất thuộc nhóm flavonoid như hesperitin và naringinin. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng nước cam làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em, cũng như chống lại bệnh ung thư vú, ung thư gan và ruột kết.

6. Kháng viêm

Các nhà khoa học cũng cho biết nước cam có đặc tính chống viêm. Nếu bạn gặp phải nhiều đau đớn liên quan đến bệnh viêm khớp, nước cam thực sự có thể giúp làm giảm tình trạng này.

Nước cam có đặc tính chống viêm.
Nước cam có đặc tính chống viêm.

7. Tránh cảm cúm

Uống một ly nước cam mỗi ngày có thể giúp bạn không thường xuyên phải gặp bác sĩ. Trong nước cam có chứa tỷ lệ cao vitamin C, chất rất hữu ích trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Nhờ đó, bạn sẽ ít mắc phải nhiều bệnh phổ biến như cảm lạnh và cúm.

8. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước cam có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bởi nó có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu.

9. Nhanh lành vết thương

Ngoài ra, trong nước cam còn chứa folate, một vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới và thúc đẩy quá trình chữa lành các vết thương.

10 Tốt cho da

Bạn mong muốn có làn da đẹp? Nên ăn một quả cam mỗi ngày. Cam giàu vitamin C và beta carotene, sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa da. Cam cũng giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do. Một ly nước cam hàng ngày sẽ giúp da sáng tự nhiên.

11. Chống lão hóa cho làn da

Cam có đầy đủ beta-carotene là một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ bảo vệ các tế bào khỏi bị thiệt hại, đồng thời bảo vệ da khỏi các gốc tự do và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.

Bạn mong muốn có làn da đẹp? Nên ăn một quả cam mỗi ngày.

Ngoài ra, với việc ăn trái cam còn giúp bạn:

1. Giữ cho thận khỏe mạnh

Hãy trợ giúp chức năng thận của bạn đúng cách bằng cách tiêu thụ ít nhất một trái cam mỗi ngày. Nếu bạn thích nước cam, thì đây là cách rất tốt để bổ sung citrate giúp làm chậm tiến trình hình thành sỏi thận và có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận.

2. Tăng lượng chất xơ

Chất xơ đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức cholesterol cao, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Chất xơ cũng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. Cam có nhiều chất xơ nên ăn chúng thường xuyên sẽ giúp bạn tăng lượng chất xơ và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

3. Chống lại các gốc tự do

Các gốc tự do tấn công tế bào của chúng ta và có thể là nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể, kể cả bệnh tim và ung thư. Cam rất giàu vitamin C giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể bằng cách trung hòa các gốc tự do.

 

9-tac-dung-tuyet-voi-cua-qua-cam-2

4. Tăng cường chức năng não bộ

Vitamin B9 có trong cam thúc đẩy não bộ phát triển khỏe mạnh và tăng cường trí não. Phụ nữ mang thai nên cho cam vào kế hoạch ăn uống của họ vì cam giúp tránh cho bé mắc các rối loạn thần kinh.

5. Chữa táo bón

Như đã đề cập ở trên, cam rất giàu chất xơ – bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan – đó là điều cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa và duy trì việc đi tiêu đều đặn. Ăn một trái cam mỗi ngày có thể giúp bạn tránh được hội chứng ruột kích thích, trong đó có táo bón. Một ly nước cam tươi có thể giúp chúng ta nhuận tràng.

Nếu bạn không ăn cam và không uống nước cam tươi ít nhất một lần một tuần, tại sao không bắt đầu việc đó ngày hôm nay vì lợi ích sức khỏe khác mà bạn có thể gặt hái. Có thể do bạn không thích đồ chua, do bạn ngại vắt nước… hãy thêm cam vào món salad hoặc bột yến mạch nếu bạn không muốn vị cam tinh khiết vì những lợi ích sức khỏe kể trên.

Những sai lầm khi ăn cam/uống nước cam

Nhiều người nghĩ rằng nước cam rất bổ dưỡng nên có thể uống vào mọi lúc. Tuy nhiên, nó có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho cơ thể nếu không sử dụng đúng cách.

1. Khi đang uống thuốc

Theo Huffington Post, nhiều nghiên cứu đã chứng minh nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, huyết áp, từ đó làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.

Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Do vậy, tốt nhất khi bạn đang dùng kháng sinh, điều trị ung thư hay huyết áp cao thì không nên uống nước cam.

2. Trước khi đi ngủ

Theo Body Building, bạn không nên uống nước cam vào buổi tối vì nó có đặc tính lợi tiểu, dễ gây mất ngủ. Hơn nữa, nước cam ép cũng chứa nhiều đường và ít chất xơ, do đó có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn dễ gặp ác mộng vào ban đêm.

3. Gần thời điểm uống sữa

Protein của sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy. Do đó, không nên ăn hoặc uống nước cam và các loại trái cây cùng họ như quýt, bưởi ngay trước và sau khi uống sữa.

4. Ngay sau khi ăn

Sau khi ăn no, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa lượng thức ăn bạn vừa tiêu thụ. Do đó uống nước cam thời điểm này làm tăng áp lực lên dạ dày, gây tức bụng, khó chịu.

5. Khi ăn hải sản

Phần lớn hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Khi vào cơ thể, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín, gây ngộ độc cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Những trường hợp không nên ăn cam/uống nước cam

Nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đối tượng. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam.

Trong dịch nước ép các quả thuộc loại cam, quýt phần lớn có chứa thành phần acid citric với hàm lượng tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat (chất thường dùng để chống đông máu). Chất này sẽ tạo phức với ion Ca++, do đó cản trở quá trình tạo prothrombinase và thrombin, là những yếu tố quan trọng tham gia trong quá trình đông máu.

Vì thế, những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết… nếu ăn các loại quả cam quýt cũng phải thận trọng để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị tổn thương.

Uống nước cam khi đang dùng thuốc: Nước cam không phải là một lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng sinh.

Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hoá học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hoá học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài.

Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.

Lý do là vì nước cam chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4. Không có hai men này hoạt hoá, thuốc khó lòng mà được hấp thu đầy đủ.

Uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày: Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được.

Thực tế thì không như vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác.

Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.

Uống nước cam ngay sau khi ăn: Sau khi ăn, uống 1 ly nước cam có nên không? Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi.

Vì, trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

Uống nước cam vào buổi tối: Không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.

Uống nước cam khi đói: Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói – tức sau khi ăn 1 – 2 giờ.

Không ăn cam và củ cải cùng nhau: Khi ăn củ cải vào cơ thể con người, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là “sulfate”.

Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp – thioxianic axit. Nếu bạn ăn cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic.

Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, sẽ tạo ra hoặc gây bướu cổ.

Không uống sữa khi ăn cam.

Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…

Do vậy không nên uống sữa giờ trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ.

Có thể bạn quan tâm: 

Lạc tiên – đem lại cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn!

Thìa canh – khắc tinh của bệnh tiểu đường

Tía tô – xua tan nỗi lo bệnh gút

Atiso – đẹp da, trị mụn, giải độc rượu bia

Chiết xuất cô đặc Đương quy – món quà dành cho phái đẹp!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here