Hạt lạc – tầm vóc nhỏ, lợi ích lớn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
261

Lạc (phương ngữ Miền Bắc) hay Đậu phộng, đậu phụng (phương ngữ Miền Nam) (danh pháp khoa học: Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Nó là loài cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 30–50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1–7 cm và rộng 1–3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2–4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3–7 cm, chứa 1-4 hạt (ánh), và quả (củ) thường giấu xuống đất để phát triển. Trong danh pháp khoa học của loài cây này thì phần tên chỉ tính chất loài có hypogaea nghĩa là “dưới đất” để chỉ đặc điểm quả được giấu dưới đất. Trong cách gọi tên tiếng Việt, từ “lạc” có nguồn từ chữ Hán “lạc hoa sinh” (落花生) mà có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ “Arachis”. Hạt lạc (ánh lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipit.

Trong bừa ăn hàng ngày của người Việt, nhiều người thích sử dụng hạt lạc để phối kết hợp làm các món ăn, cũng có nhiều người thích lai rai hạt lạc khi đi nhậu cùng bạn bè. Hạt lạc trở thành 1 loại hạt ăn chơi, một loại hạt thành phần của nhiều món ăn, đồ ăn vặt hết sức độc đáo của người Việt. Thế nhưng, ít ai ngờ trong hạt lạc nhỏ bé lại chứa rất nhiều công dụng diệu kỳ. Hãy cùng Metunhien.vn tìm hiểu nhé!

Thành phần dược lý

Nhân lạc có các chất protein, chất dầu béo, amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em.

Acid glutamic và acid aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ, ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy.

Vitamin E, cephalin và lecithin có trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển; ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da.

Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin, thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu, do đó có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, chất beta – stosterol có tác dụng hạ mỡ máu.

Thành phần dinh dưỡng có trong hạt lạc

Bảng số liệu dưới đây cung cấp thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu phộng nguyên hạt:

Thành phần
Calorie 567
Nước 7%
Chất đạm 25,8g
Carbohydrate 16,1g
Đường 4,7g
Chất xơ 8,5g
Chất béo 49,2g
Bão hòa 6,28g
Không bão hòa đơn 24,43g
Không bão hòa đa 15,56g
Omega-3 0g
Omega-6 15,56g
Chất béo chuyển hóa
~

Chất béo

Đậu phộng có nhiều chất béo. Thực tế, chúng được phân vào nhóm các hạt dầu. Một tỷ lệ lớn đậu được thu hoạch trên thế giới thường dùng để làm dầu phộng. Chất béo chiếm từ 44 – 56% và chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn và đa, hình thành nên axit oleic và acid linoleic.

Chất đạm

Đậu phộng có thể cung cấp khoảng 22 – 30% calorie. Vì thế, thực phẩm này là nguồn thực vật giàu đạm cho cơ thể. Tuy nhiên, đa phần lượng đạm của đậu phộng là arachin và conarachin lại dễ gây dị ứng với trẻ nhỏ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Lượng carbohydrate

Đậu phộng có lượng carbohydrate thấp, thực tế chỉ chiếm khoảng 13 – 16% tổng khối lượng. Với tính chất giàu đạm, ít đường, giàu chất béo và chất xơ, đậu phộng có chỉ số đường thấp (dùng để đo thời gian lượng đường vào máu sau khi ăn) nên khá thích hợp cho những người bị đái tháo đường.

Vitamin và khoáng chất

Đậu phộng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, gồm:

  • Biotin: Một chất quan trọng trong quá trình mang thai.
  • Đồng: Chế độ ăn thiếu đồng có thể ảnh hưởng xấu đến trái tim của bạn.
  • Niacin: Hay còn gọi là vitamin B3, có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ tim mạch.
  • Folate: Còn được gọi là vitamin B9 hay axit folic, có vai trò thiết yếu với cơ thể, nhất là với các mẹ bầu.
  • Mangan: Một nguyên tố được tìm thấy trong nước uống và hầu hết mọi món ăn.
  • Vitamin E: Một chất chống oxy hóa mạnh, thường tìm thấy trong các món ăn nhiều chất béo.
  • Thiamin: Hay còn gọi là vitamin B1, thiamin giúp tế bào cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, cần thiết để duy trì chức năng của tim, cơ và hệ thần kinh.
  • Phốt pho: Đậu phộng là một nguồn cung cấp nhiều phốt pho, chất khoáng đóng vai trò quan trọng để các mô duy trì và phát triển.
  • Magiê: Chất khoáng cần thiết trong chế độ ăn, có nhiều chức năng quan trọng với cơ thể bạn và giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh về tim.

Những công dụng của hạt lạc

Hạt lạc giúp bạn tăng cân và giảm cân hiệu quả

Ăn 1,5 ounce hạt lạc mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Củ lạc ( đậu phộng ) là một bữa ăn nhẹ lành mạnh và là nguồn cung cấp chống oxy hóa, vitamin B, chất béo đơn không bão hòa. Mặc dù hạt lạc có lượng calo và chất béo, việc bạn ăn thường xuyên hạt lạc ( đậu phộng ) không liên quan tới tăng cân.

Một phần ăn 1 ounce trong đậu phộng tương đương khoảng 39 gram có chứa 170 calo, 7 gam protein, 6 gam carbohydrate. Trong đó, có 2 gam chất xơ, và 15 gam chất béo, bao gồm 2 gram chất béo bão hòa. Nó cung cấp cho bạn 20 phần trăm giá trị niacin hàng ngày; 10 phần trăm của DV cho folate, phốt pho và magiê; 8 phần trăm của DV cho thiamine và lượng nhỏ kẽm, sắt, vitamin B-6 và canxi. Các protein và chất xơ trong đậu phộng giúp làm cho họ no nhanh hơn. Do đó bạn không lo bị đói ngay sau khi ăn chúng.

Ảnh hưởng đến cân nặng

Miễn là bạn nạp đủ lượng calo khuyến cáo trong ngày, ăn một lượng hạt lạc sẽ không làm cho bạn tăng cân. Nếu bạn đang muốn biết làm sao để tăng cân thì hãy ăn nhiều loại hạt có chứa lượng calo cao, điều này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của bản thân. Người ăn kiêng thường gắn liền với chế độ ăn uống calo thấp thì tiêu thụ vừa phải các loại hạt là khả năng hữu ích để giảm cân.

Lý do 

Khi mọi người ăn lạc, họ thường ăn ít calo sau đó trong ngày vì sợ béo phì và rối loạn chuyển hóa. Đậu phộng cũn có một giá trị dinh dưỡng cao tạo cảm giác no, giúp gữ bạn no lâu hơn sau khi ăn chúng. Sự kết hợp giữa hai yếu tố này có nghĩa là tăng cân sẽ không diễn ra với một lượng nhỏ đậu phộng cho nhữn ai đang muốn giảm cân. Còn cách ăn tăng cân nhanh thì đơn giản là ăn nhiều hơn hạt động phộng và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày nếu bị no.

Cân nhắc 

Nếu bạn muốn biết làm cách nào để tăng cân hiệu quả hay giảm cân thì đậu phộng là bữa ăn nhẹ lành mạnh hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm khác. Chỉ cần bạn biết cách ăn chúng thì mục tiêu của bạn sẽ được giải quyết một cách hiệu quả vì chúng chứa chất dinh dưỡng và năng lượng dày đặc. Hãy tùy cơ địa từng người mà nạp cho bản thân một lượng đảm bảo nhất.

Một số công dụng khác

Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong củ lạc có chứa chất “Resveratrol”, loại chất này có hoạt tính sinh vật rất mạnh, nó không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư mà còn có thể ngăn chặn tiểu cầu ngưng tụ. Mỗi 100g lạc còn chứa 8,48 mg kẽm, có thể tăng cường chức năng miễn dịch và chống lão hóa.

Tăng cường trí nhớ

Một số nghiên cứu cho thấy, ăn lạc có khả năng tăng cường được sức khỏe cho não. Lý do là trong củ lạc có chứa nhiều vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Đây là chất giúp não hoạt động bình thường và tăng cường trí nhớ.

Chống loãng xương

Trong hạt lạc cũng có chứa một lượng nhỏ canxi và vitamin D. Cả hai chất này hợp tác với nhau giúp tăng cường sức khỏe của xương, bao gồm cả tốt cho sức khỏe của răng.

Ăn lạc thường xuyên tốt hơn uống nghìn viên thuốc bổ - ảnh 1Lạc rất giàu dầu béo và protein, có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng huyết, thông sữa với phụ nữ sau sinh. Ảnh minh họa: Internet

Giảm nguy cơ sinh con dị tật

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 micrograms axit folic mỗi ngày sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%.

Giảm cân, tuần hoàn máu

Rất nhiều người lầm tưởng rằng, trong lạc có hàm lượng chất béo cao, tuy nhiên, thực tế nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, lạc có thể giúp bạn kiểm soát trọng lượng và ngăn ngừa béo phì rất hiệu quả.

Cân bằng mức cholesterol

Đậu phộng có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Đặc biệt, a xít oleic trong đậu phộng giúp giảm mức LDL (cholesterol xấu) và tăng HDL (cholesterol tốt) trong máu. Do đó, mức cholesterol được cân bằng và điều này giúp ngăn ngừa các bệnh động mạch vành và đột quỵ bằng cách thúc đẩy lipid lành mạnh.

Ăn lạc thường xuyên tốt hơn uống nghìn viên thuốc bổ - ảnh 2Một số nghiên cứu cho thấy, ăn lạc có khả năng tăng cường được sức khỏe cho não. Lý do là trong củ lạc có chứa nhiều vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Đây là chất giúp não hoạt động bình thường và tăng cường trí nhớ. Ảnh minh họa: Internet

Ngăn ngừa rủi ro đột quỵ

Đậu phộng là một nguồn giàu chất chống ô xy hóa và khoáng chất nên làm giảm nguy cơ đột quỵ và các vấn đề về tim khác. Chất tryptophan trong đậu phộng cũng chống lại chứng trầm cảm. Do đó đậu phộng có thể giúp bạn ngừa đột quỵ.

Ngừa ung thư

Các cây họ đậu như đậu phộng chứa hàm lượng beta-sitosterol (SIT) cao. Những chất phytosterol này có khả năng bảo vệ bạn chống lại ung thư bằng cách ức chế sự phát triển khối u. Một nghiên cứu tiến hành tại Mỹ đã chứng minh rằng những người đàn ông và phụ nữ ăn đậu phộng ít nhất hai lần trong một tuần giảm 27% và 58% nguy cơ bị ung thư ruột già.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Đậu phộng có sự hiện diện của mangan, là khoáng chất có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất béo và carbohydrate, sự hấp thụ canxi và điều chỉnh lượng đường huyết. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng một khẩu phần đậu phộng có thể làm giảm 21% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là tin tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn có người nhà bị bệnh tiểu đường, hãy khuyên họ dùng đậu phộng theo liều lượng cho phép.

Ăn lạc thường xuyên tốt hơn uống nghìn viên thuốc bổ - ảnh 3Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ trước khi mang thai hoặc trong thời kỳ đầu mang thai, nếu được bổ sung 400 micrograms axit folic mỗi ngày sẽ có thể giảm nguy cơ sinh con khuyết ống thần kinh đến 70%. Ảnh minh họa: Internet

Phòng ngừa hình thành sỏi mật

Lạc cung cấp một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Những người gầy, yếu nên ăn thường xuyên loại hạt này. Chúng cũng tốt cho trẻ đang phát triển vì chúng giàu axit amin.

Theo nghiên cứu, ăn lạc thường xuyên có thể phòng ngừa hình thành sỏi mật.

Giúp loại bỏ độc tố

Lạc rất giàu chất xơ. Do vậy, chúng giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và giúp giảm cân.

Phòng bệnh hen

Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu phụ nữ mang thai ăn lạc thường xuyên, trẻ sẽ ít bị bệnh hen.

Chống trầm cảm

Lạc giúp chống trầm cảm nhờ chứa một chất gọi là tryptophan có tác dụng hỗ trợ giải phóng serotomin.

Ăn lạc thường xuyên tốt hơn uống nghìn viên thuốc bổ - ảnh 4Theo nghiên cứu, ăn lạc thường xuyên có thể phòng ngừa hình thành sỏi mật. Ảnh minh họa: Internet

Ngăn ngừa bệnh tim mạch vành

Dầu lạc có chứa một lượng lớn axit linoleic, chất này có khả năng chuyển hóa cholesterol trong cơ thể thành axit mật thải ra ngoài cơ thể, tránh lắng đọng cholesterol, giảm lượng cholesterol, có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và xơ vữa động mạch.

Bổ huyết, thông sữa

Lạc rất giàu dầu béo và protein, có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng huyết, thông sữa với phụ nữ sau sinh.

Tốt cho da

Thật là tuyệt khi biết rằng đậu phộng thực sự có lợi cho làn da của bạn. A xít monounsaturated và resveratrol giúp cung cấp nước và bổ sung cho làn da sáng.

Một số bài thuốc chữa bệnh

Ho đờm nhiều: Nhân lạc 30g, nấu chín nhừ cho vào trong 30g mật ong, ngày ăn 2 lần.

Ho lâu ngày không khỏi: Nhân lạc, táo tàu, mật ong, mỗi thứ 30g sắc lấy nước, ngày uống 2 lần.

Ho lâu ngày, khí đoản, đờm ít: Nhân lạc 15g, hạnh nhân ngọt 15g, giã nát, mỗi lần làm 10g, thêm mật ong lượng vừa phải, hòa với nước sôi ăn.

Viêm khí quản mạn tính: Dùng vào buổi sáng và tối, mỗi lần ăn 30g lạc.

Tiếng nói khàn: Nhân lạc (để cả màng mỏng ngoài nhân) 60-100g, nấu ăn. Ngày ăn một lần, hoặc cho mật ong lượng vừa phải vào ăn cùng càng tốt.

3 điều thận trọng để món lạc không gây hại cho sức khỏe 2

Tăng huyết áp:

– Nhân lạc để cả màng mỏng ngoài nhân, ngâm trong giấm, bịt kín miệng lọ, ăn sau khi ngâm 1 tuần, mỗi lần ăn 10 hạt, ngày ăn 2 lần.

– Vỏ cứng củ lạc, mỗi lần 125g, nấu lấy nước uống hoặc nấu vỏ lạc nghiền vụn, lấy nước uống mỗi lần 10g, ngày uống 3 lần.

– Lá lạc, thân cây lạc non, mỗi thứ 30g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

Bạch cầu giảm:

– Màng mỏng bọc nhân lạc 10g, táo tàu 10 quả, nấu ăn.

– Nhân lạc, ý dĩ nhân (hạt bo bo), đậu đỏ loại nhỏ hạt, táo tàu, mỗi thứ 30g, nấu ăn, ngày 1 thang.

Thiếu máu:

– Nhân lạc 100g, táo tàu, đường đỏ, mỗi thứ 50g; nấu nhừ lên ăn, ngày 1 thang.

– Nhân lạc, đậu đỏ, đậu xanh, mỗi thứ 30g; đường đỏ, đường trắng, đường phèn, mỗi thứ 10g; nấu nhừ ăn, mỗi ngày 1 thang.

– Nhân lạc, hạt sen (bỏ vỏ và tâm sen), mỗi thứ 30g; cẩu khởi 15g, táo tàu 9 quả, đường đỏ lượng vừa phải, cho 300ml nước vào nấu cách thủy cho nhừ, ngày ăn 1-2 lần.

Loét dạ dày và hành tá tràng:

– Lạc nhân 100g, nấu lẫn với thịt lợn hoặc trứng gà để ăn. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, nửa giờ sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục như vậy 1-2 tuần là thấy rõ kết quả.

Đi tiểu ra máu do vận động nhiều:

– Lạc nhân, hạt sen (bỏ vỏ cứng và tâm sen) mỗi thứ 30g; Nấu sôi xong cho lửa nhỏ hầm thật nhừ, sau đó 1 thìa đường vào đun tiếp, một lúc sau đem ăn, 2 ngày ăn 1 lần.

– Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc khoảng nửa chén con, đem rang khô, nghiền vụn, hòa nước uống ngày 1-2 lần.

Di tinh: Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc 6g, nấu lấy nước uống, ngày 2 lần.

Đau khớp: Rễ cây lạc 60g, nấu với ít thịt lợn nạc thật nhừ để ăn.

Viêm mũi: Lạc nhân 30g, nấu chín, cho thêm ít đường phèn ăn hết trong ngày, ăn liền trong 2 tuần như vậy là một liệu trình.

Những lưu ý khi ăn lạc

Không ăn lạc khi bị gút, tiểu đường, huyết áp cao, mang thai

Lạc được coi là một thực phẩm tuyệt vời rất tốt cho người bị suy nhược, bồi dưỡng cơ thể, giúp da, tóc chắc khỏe,… Nhưng nếu như bạn bị bệnh gút, tiểu đường, huyết áp cao thì không nên ăn lạc.

Trong khi đó lạc lại chứa nhiều protein, chất dầu vì vậy nếu ăn lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh gút, khiến bệnh nặng hơn.

Tương tự người bị tiểu đường cũng không nên ăn lạc. Vì việc sử dụng chất béo trong lạc cũng tương đương với chất béo có trong các thực phẩm khác.

Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút, người cao huyết áp ăn nhiều dầu ăn sẽ làm tăng huyết áp, động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm cho bạn.

5 lưu ý trước khi ăn lạc để không rước bệnh, bà nội trợ phải biết! - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, người hay bị nóng trong cũng không nên thực phẩm này vì khiến bạn khó thở và kcơ thể nóng thêm.

Phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn lạc vì sẽ khiến trẻ sau này dễ mắc bệnh dị ứng cao hơn 4 lần so với những đứa trẻ khác.

Không được ăn lạc đã mốc, mùi lạ

Nhiều người thường tiếc rẻ bỏ đi những hạt lạc đã mốc vì nghĩ chúng vô hại. Tuy nhiên bạn tuyệt đối không được ăn lạc mốc.

Độc tố vi nấm có tên là aflatoxin, rất bền vững ở nhiệt độ cao. Rang hay luộc chỉ có thể làm chết các bào tử mốc và làm giảm được phần nào độc tính chứ không phá hủy được hoàn toàn độc tố.

Do đó, không nên nghĩ rằng lạc mốc đã rang kỹ hoặc luộc kỹ sẽ vô hại.

Ăn phải lạc mốc sẽ bị nhiễm độc thần kinh, biểu hiện bằng các triệu chứng như co giật, liệt, rối loạn vận động, tổn thương thận; xuất huyết, hoại tử và thoái hóa gan.

Ăn thường xuyên, ít một cũng gây rối loạn chức năng gan, dẫn đến xơ và ung thư gan. Đây là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất qua đường miệng.

Chỉ cần hấp thu phải 2,5 miligam aflatoxin trong 89 ngày thì sau hơn một năm đã có thể khởi phát bệnh ung thư gan.

Vi nấm Aspergillus phát triển mạnh và sinh độc tố ở nhiệt độ 30 độ C, độ ẩm 85% và một hàm lượng nước thích hợp (từ 9% trở lên) trong hạt lạc.

Bởi thế, nếu thấy có hiện tượng mốc dù là lạc hay các loại hạt khác, bạn cần kiên quyết bỏ ngay, không nên tiếc của.

Muốn để dành lạc, tránh bị mốc, bạn phải loại bỏ hết những hạt giập, vỡ, loại bỏ những lô lạc chớm bị mốc để tránh mốc lây lan sang lô lành rồi phơi thật khô đến khi hàm lượng nước trong lạc chỉ còn dưới 7,5% mới có thể yên tâm.

5 lưu ý trước khi ăn lạc để không rước bệnh, bà nội trợ phải biết! - Ảnh 2.

Cất giữ lạc ở nơi khô, mát và giữ sao cho các lớp vỏ được nguyên vẹn. Có thể đựng lạc đã phơi thật khô trong lọ sành, có phủ tro bếp sạch và nút kỹ bằng lá chuối khô.

Không ăn lạc đã mọc mầm

Khi chọn lạc để chế biến, bà nội trợ có thể không quan sát kỹ nên không phát hiện ra những hạt lạc bị nảy mầm. Những hạt lạc này cần được bỏ đi vì chúng đã nhiễm nấm mốc cực kỳ nguy hiểm.

Theo các nhà khoa học, trong lạc mọc mầm hoặc đã bị mốc có chứa rất nhiều loại nấm mốc có độc, trong đó một loại nấm mốc được đề cập đến nhiều nhất chính là chất độc Hoàng khúc.

Qua nhiều nghiên cứu có thể thấy chất độc này có độc tính rất mạnh với tuyệt đại đa số động vật và có tác dụng gây ung thư rõ rệt khi được thử nghiệm ở vật nuôi.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, lạc mọc mầm và lạc mốc có thể bị ô nhiễm bởi chất độc Hoàng khúc, nếu được sử dụng làm thức ăn sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ khiến chúng giảm giá trị rất nhiều so với lạc không bị mốc và mọc mầm.

Không ăn lạc khi bạn đang bị ho

Khi bị ho, bạn không nên ăn lạc vì lạc có chứa lượng dầu lớn. Chính điều này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm. Bởi thế, lạc không phải là thực phẩm khuyên được dùng khi bị ho.

Không ăn lạc khi bị mụn

Theo Đông y, lạc hoặc đậu phộng có vị ngọt, tính nóng. Chính vì vậy ăn nhiều đậu phộng sẽ gây nóng trong người. Bởi thế, người đang bị mụn hay bị nóng trong người nên tránh xa loại thực phẩm này.

Nếu tiếp tục nạp vào cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng khó thở và khiến cơ thể nóng thêm.

Chưa kể, trong đậu phộng còn chứa nhiều androgen. Đây là một loại hormone khiến mụn mọc nhiều hơn bằng cách tăng sản xuất bã nhờn. Do đó, nếu những ai dễ bị mụn mà vẫn muốn ăn nhiều đậu phộng thì khuôn mặt sẽ càng nổi nhiều mụn hơn bình thường.

Có thể bạn quan tâm: 

Lạc tiên – đem lại cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn!

Thìa canh – khắc tinh của bệnh tiểu đường

Tía tô – xua tan nỗi lo bệnh gút

Atiso – đẹp da, trị mụn, giải độc rượu bia

Chiết xuất cô đặc Đương quy – món quà dành cho phái đẹp!

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here