Cây đinh lăng – “nhân sâm quý của người nghèo” chữa bệnh gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
932

Nhắc tới cây đinh lăng người ta thường nghĩ ngay tới câu nói của Hải Thượng Lãn Ông : Cây đinh lăng chính là  nhân sâm quý giành cho người nghèo” Vì sao cây đinh lăng lại được ví như là nhân sâm, tác dụng của cây đinh lăng là gì? cây đinh lăng chữa bệnh gì ?

1. Cây đinh lăng – nhân sâm quý của người nghèo

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa, thuộc họ Nhân Sâm hay còn gọi là Ngũ gia bì. Trong dân gian cây đinh lăng thường được gọi là cây gỏi cá hay nam dương sâm.

Cây đinh lăng - nhân sâm quý cho người nghèo
Cây đinh lăng – nhân sâm quý cho người nghèo
  • Đặc điểm của cây đinh lăng: Cây đinh lăng là cây gỗ nhỏ, cao từ 1 -2 mét, lá kép lông chim 2 – 3 lần, mọc so le nhau, lá chét có hình răng cưa nhọn. Hoa đinh lăng có màu lục nhạt hay trắng xám, quả dẹp, màu trắng bạc. Cây đinh lăng là loài cây trồng làm cảnh, lấy lá làm rau ăn sống, ăn kèm, làm thuốc khá phổ biến ở hầu khắp các vùng miền tại nước ta.
  • Thành phần hóa học trong cây đinh lăng: theo các nghiên cứu cây đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin oleanane. Trong rễ, củ đinh lăng có chứa nhiều saponin có thành phần giống như nhân sâm, cùng các vitamin B1, B6, B2, C và 20 loại acid amin cần thiết cho thể và những acid amin không thể thay thế được như Lysin, cysteine, methionine.

2. Cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh gì?

Theo Đông y toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc.  Trong đó rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng bổ khí huyết, thông huyết mạch. Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải ngộ độc thức ăn, chống dị ứng, chữa các chứng ho ra máu… ứng dụng cụ thể trên lâm sàng như sau:

Cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh gì
Cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh gì
  • Hoạt huyết dưỡng não: Các hoạt chất trong cây đinh lăng có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, bổ huyết, đồng thời khiến vỏ nào được hoạt hóa nhẹ và đồng thời từ đó tăng cường các chức năng của hệ thần kinh. Đặc biệt với các trường hợp đau đầu, chóng mặt trong thiếu máu não.
  • Phòng và điều trị trong các chứng suy giảm trí nhớ, kém tập trung, hay căng thẳng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não có tác dụng rất tốt.
  • Người mất ngủ, đầu óc căng thẳng dùng cây đinh lăng cho hiệu quả cao trong điều trị.
  • Chống ngộ độc thực phẩm: các hoạt chất có tác dụng giải độc, ngăn ngừa ngộ độc do thực phẩm hiệu quả. Đây là lý do vì sao lá đinh lăng thường được sử dụng phổ biến trong các món gỏi, rau sống, ăn kèm…không chỉ có tác dụng làm tăng thêm hương vị món ăn mà còn có tác dụng chống dị ứng, ngộ độc thực phẩm hiệu quả. Hoặc khi bị dị ứng thực phẩm có thể dùng cây đem nấu nước uống.
  • Chống dị ứng hiệu quả với cây đinh lăng: các chứng mẩn ngứa, mề đay thường là do gan nóng. Cây đinh lăng có tác dụng bảo vệ tế bào gan, tăng cường giải độc nên có tác dụng chống dị ứng hiệu quả.
  • Chữa đau nhức xương khớp: cây đinh lăng có tác dụng rất tốt trong giảm đau nhức xương khớp đặc biệt là ở người già. Người trung niên, cao tuổi thường có hiện tượng chân tay tê mỏi, đau nhức các khớp xương đặc biệt như khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, lưng, khuỷu tay hay các khớp ngón tay có thể đem sắc nước uống cải thiện rất tốt tình trạng đau nhức xương khớp.
  • Thông tắc tia sữa cho bà bầu là một trong những công dụng của cây đinh lăng được rất nhiều người biết tới. Các bà mẹ sau khi sinh thường hay có hiện tượng bị tắc tia sữa, tùy theo tắc một tia hay nhiều tia, tình trạng nặng hay nhẹ gây hiện tượng cương cứng, vô cùng đau đớn, mệt mỏi cho các bà mẹ mà không biết làm sao cho hết. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây sốt, hình thành ổ viêm trong bầu ngực của các bà mẹ, rất nguy hiểm, mất sữa, không có sữa cho trẻ bé… thì đinh lăng thông tắc tia sữa chính là cứu tinh cho các bà mẹ bỉm sữa không may bị tắc tia sữa.
  • Tác dụng chống viêm, giảm sưng nề: các vết thương hở, hay tình trạng viêm khớp thì dùng cây đinh lăng không những có tác dụng giảm đau mà cây đinh lăng còn có tác dụng giảm sưng, kháng viêm khá tốt.
  • Trị mụn nhọt, làm đẹp da: Cây đinh lăng có tác dụng chống viêm, chống dị ứng hiệu quả, thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ tế bào gan đồng thời kích thích khí huyết lưu thông nên có tác dụng rất tốt trong việc điều trị mụn nhọt, tăng cường khí huyết nuôi dưỡng làn da, chống oxy hóa, bảo vệ da, hạn chế nếp nhăn hiệu quả.
  • Tăng cường thể lực, kích thích miễn dịch: trong cây đinh lăng có chứa nhiều các vitamin nhóm B, C, các flavonoid, acid amin cân thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp được nên có tác dụng tăng cường sinh lực, bồi bổ cơ thể
  • Chữa hen suyễn: khả năng chống dị ứng của cây đinh lăng khá hiệu quả trong việc chống lại các histamine, ức chế tế bào mast, chống hen nên có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị hen suyễn.
  • Cây đinh lăng có tác dụng lợi tiểu
  • Lá đinh lăng có tác dụng chữa giật mình, đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Một trong những công dụng của được các bà mẹ đặc biệt quan tâm đó là làm gối lá đinh lăng giúp trẻ hết giật mình, đổ mồ hôi trộm, không quấy khóc đêm, ngủ ngon, sâu giấc hơn.

3. Cách sử dụng cây đinh lăng làm thuốc

Cây đinh lăng có thể dùng làm thuốc tất cả các bộ phận từ thân, rễ, lá. Một số cách sử dụng làm thuốc như sau:

Xem thêm:

Công dụng tuyệt vời của lá đinh lăng có thể bạn chưa biết

Mẹo dùng lá đinh lăng làm thông tắc tia sữa cho bà mẹ

Lá cây đinh lăng
Lá cây đinh lăng làm thuốc
  • Lá đinh lăng làm thuốc:

Lá non thường dùng làm rau sống, rau ăn kèm.

Lá già dùng sắc nước uống, hoặc đem sấy khô làm trà, làm gối đinh lăng, hay dùng kèm các vị dược liệu khác tạo thành bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.

  • Thân đinh lăng: Thân đinh lăng là phần to nhất của cây, thường được cắt lát, sấy khô rồi dùng trong các bài thuốc có vị đinh lăng.
  • Cành đinh lăng: thường được sử dụng ươm giống
  • Củ đinh lăng: là phần có giá trị dinh dưỡng cũng như dược tính cao nhất của cây đinh lăng. Củ, rễ đinh lăng thường được dùng sắc thuốc uống, sấy khô nghiền bột hay dùng cùng các vị thuốc trong đông y để chữa bệnh hiệu quả. Hoặc dùng rễ cây ngâm rượu.

Hi vong bài viết đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích về tác dụng của cây đinh lăng. Giờ thì chúng ta đã hiểu vì sao cây đinh lăng được ví như nhân sâm cho người nghèo rồi chứ.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here